Ngoài Vlookup thì hàm Excel Hlookup cũng là một trong những hàm dò tìm được sử dụng phổ biến nhất. Hlookup mang lại rất nhiều tiện ích trong học tập và công việc, đặc biệt hữu dụng đối với bộ phận văn phòng, thường xuyên phải tìm kiếm, tổng hợp thông tin tại các bảng dữ liệu tổng thể.
Hàm Excel Hlookup - Công cụ hỗ trợ không thể thiếu đối với nhân viên văn phòng.
1. Hàm Hlookup dùng để làm gì?
Hlookup được sử dụng tương tự như hàm Vlookup. Tuy nhiên, nếu Vlookup được sử dụng để tìm kiếm các giá trị với điều kiện cho trước theo cột thì Hlookup tìm kiếm theo hàng.
Điều này có nghĩa là Hlookup trả lại giá trị khác trong cùng một cột của hàng chỉ định. Chữ “H” trong tên của hàm Hlookup là “Horizonal - Ngang”. Còn chữ V trong hàm Vlookup là “Vertical” nghĩa là “Dọc”. Bạn có thể nhìn vào ký tự đầu tiên để suy luận ra ý nghĩa của hàm để tránh nhầm lẫn.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng hàm VLookup.
2. Cú pháp hàm Hlookup
Công thức của hàm Hlookup như sau:
HLOOKUP (lookup_value, table_array, row_index_num, [range_lookup]).
Trong đó, các giá trị trong công thức bao gồm:
- Lookup_value: Đây là giá trị bắt buộc, chính là giá trị cần tìm trong hàng thứ nhất của bảng, có thể ở dạng giá trị, chuỗi văn bản hoặc ô tham chiếu.
- Table_array: Là giá trị bắt buộc, thể hiện vùng dữ liệu cần tìm kiếm, có thể là bảng hoặc mảng giá trị, gồm hai hàng dữ liệu trở lên. Giá trị tìm kiếm cần phải được đặt ở hàng đầu tiên của Table_array và có thể ở dưới dạng văn bản, số hoặc giá trị logic.
- Row_index_num: Giá trị bắt buộc, thể hiện số hàng trong Table_array - Nơi mà giá trị được trả về. Ví dụ như để kết quả trả lại giá trị trùng khớp từ hàng thứ 2, bạn đặt row_index_num là 2.
- Nếu row_index_num <1: Hàm trả về giá trị #VALUE! - Giá trị lỗi.
- Nếu row_index_num > số hàng trên Table_array, hàm trả về giá trị #REF!.
- Range_lookup: Giá trị tùy chọn, thể hiện một giá trị logic cho biết hàm Hlookup mà bạn đang áp dụng cần phải tìm kết quả chính xác tuyệt đối hay tương đối.
- Nếu chọn Range_lookup = 1 (TRUE) hoặc bỏ qua, giá trị này thì hàm sẽ trả về kết quả khớp tương đối. Nghĩa là nếu không tìm thấy kết quả chính xác tuyệt đối thì hàm sẽ về giá trị lớn nhất kế tiếp nhỏ hơn lookup_value.
- Nếu chọn Range_lookup = 0 (FALSE) thì hàm sẽ tìm kiếm một kết quả khớp chính xác. Nếu không tìm thấy kết quả chính xác tuyệt đối, hàm sẽ trả về giá trị lỗi #N/A.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
Sử dụng hàm Hlookup.
3. Một số lưu ý khi áp dụng hàm Hlookup
- Hàm Hlookup không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
- Hàm Hlookup chỉ có thể tìm giá trị ở hàng trên cùng của table_array.
- Nếu giá trị Range_lookup = 1 (TRUE) thì các giá trị trong hàng đầu tiên của table_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
4. Ví dụ minh họa hàm Hlookup
Hlookup được sử dụng phổ biến và hữu ích trong doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những người thường xuyên làm việc với các bảng dữ liệu như: Hành chính - nhân sự, kế toán, kinh doanh, bộ phận quản lý,...
Ví dụ cụ thể, giả sử bạn đang quản lý một đội ngũ nhân viên với các thông tin của bảng dữ liệu tổng thể cho trước bao gồm: ID nhân viên, Họ tên, quê quán. Bạn cần điền chức vụ và mức lương cơ bản cho các nhân viên này. Tuy nhiên thông tin chức vụ phải lấy từ một bảng dữ liệu khác. Hlookup sẽ là công cụ hữu hiệu trong trường hợp này.
Bảng dữ liệu nhân viên tổng hợp mà bạn cần điền thông tin:
Sử dụng Hlookup để dò tìm dữ liệu căn cứ vào các giá trị cho trước.
Trên bảng tổng hợp này, bạn sẽ cần phải điền dữ liệu vào 2 cột là chức vụ và lương cơ bản dựa trên dữ liệu hàng ở bảng bên dưới. ID nhân viên ở bảng bên dưới không theo thứ tự, vì vậy việc dò tìm và điền bằng tay sẽ rất mất thời gian. Đặc biệt nếu với số lượng nhân sự lớn thì khó có thể thực hiện được.
Hlookup sẽ là công cụ giúp bạn dò tìm và điền dữ liệu nhanh chóng dựa vào ID nhân viên. Công thức được áp dụng sẽ là
=hlookup(B5; $C$15:$K$17; 2; FALSE)
Trong đó:
- B5 là giá trị cần đối chiếu ở bảng thứ nhất với thứ 2.
- $C$15:$K$17: Là bảng dữ liệu cần dò tìm.
- 2: Số thứ tự hàng dữ liệu trên bảng dõ tìm.
- FALSE là kiểu tìm kiếm tuyệt đối.
>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc thuyết trình hiệu quả.
Kết quả bạn thu được sẽ như sau:
Công thức sử dụng để điền cột “Chức vụ” căn cứ theo ID nhân viên.
Giá trị trả về ở ô dữ liệu cần dò tìm là “Phó phòng”. Kéo công thức xuống dưới, bạn sẽ điền đầy đủ dữ liệu cho cột “Chức vụ” bằng Hlookup nhanh chóng và đơn giản.
Tương tự như cột “Chức vụ”, bạn cũng có thể sử dụng Hlookup để điền dữ liệu cho cột “Lương cơ bản” bằng công thức:
=hlookup(B5; $C$15:$K$17; 3; FALSE)
Công thức cụ thể trên bảng tính như sau:
Sử dụng Hlookup để điền cột “Lương cơ bản”.
Kết quả bạn thu được sẽ là mức lương cơ bản của nhân viên có ID là 112. Kéo công thức xuống các ô dưới, bạn sẽ điền đầy đủ dữ liệu về lương cơ bản như hình:
Hlookup giúp điền dữ liệu nhanh chóng mà không cần dò tìm thủ công.
Như vậy, chỉ cần sử dụng hàm Excel Hlookup, bạn dễ dàng tìm kiếm các dữ liệu theo các điều kiện cho trước. Hlookup và Vlookup là một trong các công cụ không thể thiếu đối với nhân viên văn phòng, hỗ trợ cho công việc nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn.
Để được tư vấn thêm về giải pháp quản lý văn phòng điện tử CloudOffice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://cloudoffice.com.vn/