Ngày đăng: 27/02/2024
Nhà thầu xây dựng chính là đơn vị hiện thực hóa các công trình xây dựng từ bản vẽ xây dựng. Nhà thầu xây dựng thực hiện tổ chức, giám sát thi công xây dựng, đảm bảo chất lượng và tiến độ của công trình xây dựng… Hãy cùng Vạn An Group tìm hiểu chi tiết về nhà thầu xây dựng ngay trong bài viết này nhé!
Nhà thầu xây dựng là gì?
Theo khoản 28 điều 3 luật xây dựng 2014: “Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.”
Như vậy có thể hiểu nhà thầu xây dựng chính là đơn vị, tổ chức hay cá nhân có đầy đủ những điều kiện bắt buộc để làm thầu xây dựng, có đủ năng lực để đảm nhiệm thi công công trình xây dựng.
Nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp có:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh; chứng chỉ hành nghề xây dựng
- Đôi ngũ kiến trúc sư thiết kế kiến trúc, nội thất công trình, chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Đội ngũ kỹ sư xây dựng: Kỹ sư kết cấu, Kỹ sư điện nước, Kỹ sư kinh tế xây dựng, Kỹ sư giám sát hiện trường/thi công có đầy đủ bằng cấp, có kinh nghiệm kiến thức phù hợp
- Đội ngũ công nhân thi công phần thô, thi công phần hoàn thiện, thi công nội thất có kinh nghiệm, tay nghề giỏi
Khi nhà thầu có đầy đủ những thông tin trên trong hồ sơ năng lực thầu xây dựng thì chủ đầu tư xây dựng mới có thể an tâm, tin tưởng, giao dự án thầu cho nhà thầu đó thi công, vì mỗi công trình xây dựng có thể là tài sản cả đời của một người, nên họ mong muốn lựa chọn được nhà thầu tốt nhất và giá thành phải chăng cho công trình của mình.
Các loại nhà thầu xây dựng
Sau khi đã nắm được nhà thầu xây dựng là gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu các loại nhà thầu xây dựng. Hiện nay, có 3 loại nhà thầu xây dựng chính đó là: Tổng thầu xây dựng, Nhà thầu chính và Nhà thầu phụ
Tổng thầu xây dựng
Theo khoản 35, Điều 3, Luật xây dựng 2014: “Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu một, một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng.”
Như vậy có thể cơ bản Tổng thầu xây dựng là nhà thầu trực tiếp ký hợp đồng với chủ đầu tư xây dựng để thi công công trình của chủ đầu tư đó, có thể thi công toàn bộ công trình từ phần thô đến hoàn thiện hay thi công một phần nào đó của công trình, ví dụ: chỉ thi công phần nội thất, chỉ thi công phần điện nước, chỉ thi công trần thạch cao… và chuyển một phần công việc cho các nhà thầu khác, thì lúc này Tổng thầu xây dựng được gọi là nhà thầu chính, những nhà thầu được nhà thầu chính giới thiệu gọi là nhà thầu phụ
Nhà thầu chính
Khi Tổng thầu xây dựng thực hiện toàn bộ gói thầu và không hợp tác thêm với nhà thầu nào khác thì không có khái niệm nhà thầu chính hay nhà thầu phụ trong dự án thầu đó. Tuy nhiên, khi tổng thầu xây dựng không thực hiện toàn bộ dự án mà chuyển một phần của gói thầu cho một hay các nhà thầu khác thì lúc này dự án đã được nhiều nhà thầu cùng thực hiện. Khi đó Tổng thầu xây dựng sẽ hiểu là Nhà thầu chính, những nhà thầu được tổng thầu hợp tác thêm gọi là nhà thầu phụ.
Nhà thầu phụ
Theo khoản 36 Điều 4 của Luật Đấu thầu 2013: “Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”
Ở đây chúng ta đang nói đến nhà thầu phụ trong ngành xây dựng. Trong thực tế một phần của công trình thường được Tổng thầu xây dựng giao cho các nhà thầu phụ, như vậy nhà thầu phụ là nhà thầu được tổng thầu xây dựng giới thiệu với chủ đầu tư, tuy nhiên không trực tiếp kí hợp đồng với chủ đầu tư, họ kí hợp đồng với Tổng thầu xây dựng để đảm nhận một phần nào đó của thi công công trình xây dựng, và chịu trách nhiệm thực hiện các điều khoản trong hợp đồng với Tổng thầu xây dựng. Lúc này tổng thầu là nhà thầu chính.
Một số loại nhà thầu khác:
Nhà thầu xây dựng trong nước
Là những nhà thầu được thành lập và hoạt động theo quy định về pháp luật tại Việt Nam, họ thường là những cá nhân/ tổ chức/ đơn vị mang quốc tịch Việt Nam. Với các quy định tương ứng được áp dụng nhằm giám sát, quản lý và chi phối hoạt động của họ. Cũng như xác định các lợi ích, quyền hay nghĩa vụ được xác định tương ứng theo pháp luật. Các giấy phép hay giấy chứng nhận của các chủ thể này đảm bảo theo tiêu chuẩn mà pháp luật Việt Nam ban hành. Ví dụ: Công ty Xây dựng Hòa Bình, Công ty xây dựng Delta, Công ty cổ phần Coteccons, Vạn An Group…
Nhà thầu xây dưng nước ngoài
Là nhà thầu được thành lập theo luật pháp theo quy định mỗi quốc gia khác nhau. Họ được yêu cầu cung cấp các giấy phép hoạt động cũng được thành lập theo điều kiện hay tiêu chuẩn của các quốc gia khác. Họ có thể là công dân nước ngoài hoặc Việt Nam. Tuy nhiên, dù có bất kỳ quốc tịch nào, họ đều có quyền được tham gia dự thầu tại Việt Nam theo quy định. Ví dụ về một sồ chủ thầu xây dựng nước ngoài uy tín:
-
- Bechtel Corporation: Đây là một trong những chủ thầu xây dựng và kỹ thuật lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Mỹ. Bechtel tham gia vào nhiều dự án lớn trên toàn cầu, từ cơ sở hạ tầng đến dự án công nghiệp.
- Vinci Construction: Là một trong những tập đoàn xây dựng hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Pháp. Vinci tham gia vào các dự án xây dựng lớn, đa dạng từ cơ sở hạ tầng đến công nghiệp và dân dụng.
Xem thêm: Construction là gì? Định nghĩa, vai trò và yếu tố ảnh hưởng
Nhà thầu xây dựng đặc biệt
Là nhà thầu phụ có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện một số công việc quan trọng trong gói thầu xây dựng mà tổng thầu xây dựng và chủ đầu tư đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Vai trò, trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
Khi nhận thầu, nhà thầu xây dựng sẽ thảo luận, trao đổi và đồng thuận với các chủ đầu tư về ý tưởng thiết kế cũng như chi tiết hóa và phân chia các khu vực chức năng trong dự án xây dựng. Tiếp theo, nhà thầu sẽ tiến hành xin phép xây dựng, đặc biệt là đối với các công trình lớn và theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Nhà thầu chính chịu trách nhiệm toàn bộ với các bảo đảm trong tính chất phản ánh của công trình xây dựng để tránh xảy ra những sự cố không mong muốn. Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm đối với nhà thầu chính trong tính chất công việc mà họ tiếp nhận.
Đối với những dự án lớn thì các chủ thầu cần phải nâng cao trách nhiệm khi xảy ra những vấn đề không mong muốn:
- Đảm bảo tiến bộ, chất lượng hạng mục thi công, giám sát thi công
- Cung cấp đầy đủ cả vật tư lẫn nhân công
- Quản lý phương tiện, máy móc, thiết bị
- Ký hợp đồng bàn giao với các nhà thầu phụ đồng thời chịu trách nhiệm với toàn bộ công trình
Xem thêm: Defect trong xây dựng là gì? 5 biện pháp khắc phục defect hiệu quả
Các hình thức thầu xây dựng
Sau khi đã nắm vững được định nghĩa, vai trò và trách nhiệm của chủ thầu xây dựng, cùng với việc phân loại nhà thầu xây dựng khác nhau. Vạn An Group sẽ giới thiệu thêm về các hình thức thầu xây dựng phổ biến hiện nay.
- Thầu thiết kế nhà ở/biệt thự.
- Thầu thi công/xây dựng nhà ở/biệt thự.
- Thầu cả thiết kế và thi công nhà ở/biệt thự.
- Thầu thiết kế, thi công và cung cấp các thiết bị công nghệ cho các công trình nhà ở/biệt thự.
Vạn An Group chuyên nhận thầu khách sạn bao gồm thầu toàn bộ, thầu riêng phần nội thất, thầu thi công phần phào chỉ, phần thô, phần móng…Dựa trên nhu cầu của khách hàng, chúng tôi luôn mong muốn tạo ra những bản thiết kế mang đến cho khách hàng sự tinh tế, sang trọng và tiện nghi
Cách chọn nhà thầu xây dựng uy tín
Lựa chọn được nhà thầu xây dựng uy tín quyết định rất lớn vào sự thành công của dự án. Trên thực tế, có rất nhiều chủ đầu tư không tìm hiểu kỹ về các nhà thầu xây dựng cũng như để tiết kiệm chi phí đã dẫn tới những sai sót trong quá trình lựa chọn nhà thầu, dẫn đến những sự không hài lòng lớn về chất lượng, vẻ đẹp của công trình xây dựng. Vạn An Group đưa ra những tiêu chí giúp chủ đầu tư chọn được nhà thầu xây dựng uy tin:
- Dựa trên hồ sơ năng lực của nhà thầu xây dựng: Lãnh đạo, Nhân sự, Điểm mạnh/nổi bật, Giấp phép/Chứng chỉ xây dựng, Các công trình/dự án đã thực hiện
- Thâm niên, kinh nghiệm, số năm hoạt động của Nhà thầu xây dựng: Nhà thầu xây dựng có nhiềm năm kinh nghiệm và chuyên nghiệp sẽ có quy trình làm việc rất khoa học và chuyên nghiệp, đã tối ưu sâu săc từng khâu, sẵn sàng nhân sự cho từng khâu, điều này giúp đảm bảo tiến độ, chất lượng của công trình
- Trụ sở, chi nhanh của nhà thầu xây dựng: Có trụ sở, văn phòng rõ ràng; video/hình ảnh văn phòng, nơi làm việc, máy móc xây dựng, kỹ sư, công nhân thực hiện thi công công trình
- Dựa trên thông tin từ báo chí, diễn đàn, cộng đồng, website… về nhà thầu xây dựng đó
- Dựa trên những cam kết rõ ràng của nhà thầu: Minh bạch, rõ ràng trong báo giá vật liệu thi công phần thô, phần hoàn thiện, và cả nội thất của công trình; Quá trình phá dỡ phế liệu được gom, dọn sạch sẽ; Khi vận chuyển vật liệu đến công trình đảm bảo sự an toàn, không rơi vãi vật liệu ra đường gây khói bụi ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến người dân; chịu trách nhiệm về tiếng ồn, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh…
- Dựa trên tiêu chí giá cả: Giá cả hợp lý, phải chăng không quá cao và không quá thấp.
- Cam kết về tiến độ thi công, bảo hành và bảo trì dự án sau khi bàn giao
- An toàn lao động: Xem xét các biện pháp an toàn lao động mà nhà thầu áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho công nhân và môi trường làm việc
Như vậy, Van An Group đã chia sẻ đến đọc giả quan tâm: Thầu xây dựng là gì? Phân loại và cách chọn nhà thầu xây dựng uy tín, hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn trong đánh gia và lựa chọn nhà thầu xây dựng hiệu quả. Chúng tôi chuyên thiết kế và nhận thầu thi công xây dựng khách sạn trọn gói trên toàn quốc, nếu Bạn đang quan tâm hãy đừng ngần ngại liên hệ qua số: hotline 0968 675 102 - 0985 385 102 hoặc Email: vngroupcenter@gmail.com để được hỗ trợ!
Xem thêm:
- 5+ Mẫu/Bản cam kết an toàn lao động chi tiết
- Download Mẫu báo giá thi công xây dựng