Nhiều năm gần đây thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển thần tốc của ngành FnB. Một trong những đóng góp tạo nên bước tiến vượt bậc này là ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý, vận hành. Trước khi đi sâu vào phân tích, chúng ta cùng tìm hiểu F&B là gì và những công nghệ đã và đang được ứng dụng vào kinh doanh ngành FnB.
1. FnB là gì?
FnB (Food and Beverage Department) là cụm từ để chỉ ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Đây là một trong các lĩnh vực kinh doanh có tốc độ tăng trưởng lớn nhất bởi thị trường ngày càng mở rộng, nhu cầu ăn ngoài của con người ngày càng tăng.
Tuy nhiên, một thị trường béo bở luôn song hành với sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh. Số lượng nhà hàng, quán ăn, quán cafe liên tục tăng nhanh trong những năm gần đây và gần như không có dấu hiệu chững lại.
Các nhà quản lý bắt buộc phải tìm cho mình vũ khí cạnh tranh để nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, tiết kiệm chi phí quản lý, mở rộng thị phần. Người thắng cuộc luôn là người biết thích ứng và sẵn sàng thay đổi để theo kịp xu hướng mới, đặc biệt trong khía cạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý kinh doanh và vận hành. Dưới đây là các “ngôi sao công nghệ” đã, đang và sẽ vực ngành kinh doanh FnB ra khỏi vũng lầy Covid 19, phát triển mạnh mẽ không ngừng.
Đọc thêm: Top 5 máy tính tiền quán cafe, quán ăn tốt nhất hiện nay cho nhà hàng, quán cafe nhỏ
2. Những xu hướng công nghệ ngành kinh doanh FnB
Công nghệ có đóng góp không nhỏ vào thành tựu ngành kinh doanh FnB đạt được trong suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, chỉ một vài trong số đó trở thành xu hướng, được ứng dụng phổ biến và tồn tại tới ngày hôm nay.
Đồng hành với những ứng dụng cũ là sự ra đời của hàng loạt ứng dụng mới thừa hưởng công nghệ hiện đại, được dự đoán sẽ thay đổi tương lai ngành FnB trong thời gian tới. Cùng điểm mặt 6 công nghệ tiêu biểu đang có mặt trên thị trường, sẵn sàng đến tay người dùng trong năm 2022.
2.1. Công nghệ đã và đang ứng dụng tốt trong kinh doanh ngành FnB
Ngành FnB có được như ngày hôm nay một phần nhờ sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ phổ biến như phần mềm order món ăn, phần mềm quản lý quán cafe, nhà hàng, food delivery... Cùng đi qua phân tích chi tiết để hiểu hơn về các công nghệ này.
-
Order món ăn qua thiết bị cầm tay
Việc sử dụng ipad, điện thoại tiếp nhận order trực tiếp tại bàn đã là hình ảnh quá quen thuộc tại nhà hàng, quán ăn, quán cafe hiện nay. Đây là một trong các công nghệ tiên phong của ngành FnB và khẳng định những ưu điểm nhất định. Theo mô tả của nhiều “Ông chủ” thì công nghệ này đã mang một làn gió mới tới cửa hàng của họ, giúp họ giảm ùn tắc giờ cao điểm, khách hàng hài lòng hơn về chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí nhân công tối đa.
Cụ thể hơn, việc order món ăn qua thiết bị cầm tay giúp nhân viên phục vụ không phải di chuyển liên tục giữa bàn ăn và khu bếp. Đồng thời thay thế tác vụ ghi chép thủ công, tránh sai sót, nhầm lẫn. Những phản hồi tích cực này giống như đòn bẩy giúp ứng dụng phục vụ món ăn có mặt tại hầu hết mô hình kinh doanh FnB, từ nhỏ lẻ đến hệ thống chuỗi.
-
Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe chuyên biệt
Có tới 2900 lượt tìm kiếm từ khóa phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe trên Google mỗi tháng. Con số trên chứng tỏ nhu cầu ứng dụng công nghệ vào quản lý vận hành nhà hàng vô cùng lớn và hiệu quả cũng đã được chứng minh.
Đây sẽ là giải pháp giúp kết nối các bộ phận với nhau từ khâu order, chế biến cho tới thu ngân. Toàn bộ quá trình vận hành của một nhà hàng được tập trung xử lý trên phần mềm, điều này sẽ giúp cho người quản lý cửa hàng nắm được số lượng bàn trống, theo dõi báo cáo tài chính mọi lúc mọi nơi, chỉ với một thiết bị cầm tay như tablet, điện thoại di động.
Miêu tả đơn giản hơn, với một chiếc ipad hoặc điện thoại, khi nhân viên phục vụ tiếp nhận order tại bàn, hệ thống sẽ tự động chuyển danh sách món ăn qua bếp. Trừ định lượng nguyên vật liệu khi hoàn tất chế biến và chuyển hóa đơn qua quầy thu ngân nếu khách hàng yêu cầu thanh toán.
Tự động hóa quy trình và chức năng phân quyền giúp hạn chế sự tác động của con người vào số liệu, đồng thời ngăn chặn gian lận hiệu quả. Nhà quản lý có thể yên tâm về các báo cáo trong ngày, từ đó đưa ra quyết định quản trị sáng suốt.
Đọc thêm: Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng tốt nhất được nhiều người tin dùng
-
Food Delivery
Trong khi phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe ra đời để phục vụ các “ông chủ” thì Food Delivery lại ra đời bởi chính nhu cầu của khách hàng. Vậy Food Delivery là gì? Food Delivery đã nhen nhóm tại thị trường Việt Nam từ 10 năm trước nhưng mới thực sự bùng nổ sau đợt dịch Covid 19 vừa rồi.
Câu nói “Bán hàng online hay là chết” đã thể hiện phần nào tính khốc liệt trong ngành kinh doanh F&B 6 tháng vừa qua. Các nhà quản lý bắt buộc phải thay đổi cách vận hành, ứng dụng công nghệ quản lý đơn hàng, ship hàng nhuần nhuyễn để cứu vớt doanh thu.
Kể cả khi sóng gió đã đi qua, Food Delivery vẫn là một mảng mang lại doanh thu lớn cho nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cafe. Việc ứng dụng công nghệ này không còn là bài toán khó, bạn nên cân nhắc để lựa chọn cho mình một hướng đi mới trong lĩnh vực bán hàng online này.
Đọc thêm: 5 cách tối ưu chiến lược bán mang về đồ ăn, thức uống mùa dịch dành cho chủ quán
2.2. Công nghệ được dự đoán sẽ bùng nổ trong tương lai
Xu hướng luôn thay đổi, vì thế nhà quản lý cần liên tục cập nhật các công nghệ mới vào quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe. Dưới đây là các ứng dụng, phần mềm vừa được ra mắt bởi các công ty công nghệ lớn, đưa ngành dịch vụ FnB lên một tầm cao mới, dự đoán sẽ còn bùng nổ trong tương lai.
-
Thanh toán bằng nhận diện giọng nói
Ngoài những ứng dụng, phần mềm được đưa vào quy trình vận hành, thì thanh toán cũng được dự đoán sẽ có thay đổi lớn về các hình thức thực hiện trong ngành FnB. Đầu tiên phải kể đến thanh toán bằng nhận diện giọng nói, với công nghệ này khách hàng gần như “không phải làm gì cả” để hoàn tất thanh toán hóa đơn. Đây là viễn cảnh mơ ước và dần được hiện thực hóa tại một số nhà hàng trên thế giới, được nhiều người hưởng ứng và sẵn sàng trả phí để sở hữu công nghệ này.
Mới gần đây, nhà cung cấp dịch vụ và thanh toán Mastercard đã tiến thành thử nghiệm công nghệ nhận diện giọng nói vào một số quán ăn tại San Francisco. Các giai điệu âm thanh được sử dụng thường lấy cảm hứng từ văn hóa địa phương, dễ nhận biết, dễ nhớ và tạo dấu ấn thương hiệu rất lớn.
-
Thanh toán không tiền mặt
Thanh toán không tiền mặt hiện đã quá quen thuộc với nhiều quốc gia. Tuy nhiên ở Việt Nam, thanh toán không tiền mặt dần trở nên phổ biến bằng nhiều hình thức như: quẹt thẻ, chuyển khoản, quét mã QR hay thanh toán qua ví điện tử Moca, Momo...
Ưu điểm của hình thức này thể hiện rõ ràng qua việc chống gian lận, tham nhũng, rửa tiền, giúp nhà quản lý kiểm soát tài sản tốt hơn và khách hàng thì thuận tiện hơn khi thanh toán. Tuy nhiên, việc đồng bộ tại các địa phương, tỉnh thành nhỏ lẻ còn gặp nhiều khó khăn do chưa thể thay đổi hoàn toàn thói quen dùng tiền mặt của khách hàng.
-
Robot tự phục vụ
Nếu có dịp tới các nhà hàng Nhật Bản, Trung Quốc, bạn sẽ thấy bất ngờ bởi nhân viên phục vụ ở đây hầu hết là robot. Thậm chí những “công dân” này còn năng động và tươi tắn hơn mỗi khi gặp khách. Công nghệ sản xuất Robot phục vụ tại các nhà hàng chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam nhưng sẽ là tương lai mà chúng ta đang hướng đến.
Công nghệ này được đánh giá là giúp nhà hàng, quán ăn, quán cafe tiết kiệm chi phí nhân công, tăng chất lượng dịch vụ, tránh sai sót. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất trên thế giới còn đang manh nha cho ra các “đầu bếp” thực thụ, tham gia trực tiếp vào quá trình chế biến món ăn, quản lý kho nguyên vật liệu.
Đọc thêm: Ghi điểm trong lòng khách với quy trình phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp
3. Những thương hiệu thành công nhờ ứng dụng công nghệ mới
3.1. Starbucks
Các chuyên gia trong ngành FnB đã từng ví Starbucks như một công ty công nghệ khi chứng kiến chuỗi cafe này đưa hàng loạt ứng dụng hiện đại vào quản lý và phục vụ. Bắt đầu bằng hệ thống nội dung số Starbucks Digital Network được triển khai từ 2008, công ty liên tục đầu tư thêm vào các ứng dụng công nghệ mới như trạm sạc không dây, trò chơi trải nghiệm thực tế ảo tại cửa hàng, phần mềm quản lý nhà hàng.
Ngay khi bước chân vào Roastery (Không gian nâng cao trải nghiệm của Starbucks), khách hàng sẽ được trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) và khám phá quy trình sản xuất, nguồn cafe chất lượng của cửa hàng. Những câu chuyện thu hút được kể lại qua ứng dụng này có khả năng truyền tải thông điệp một cách chân thực và giàu cảm xúc.
Đây là một trong các yếu tố giúp Starbucks trở thành thương hiệu cafe được đông đảo khách hàng ưa chuộng. Thu hút không chỉ những người yêu cafe mà còn cả những người muốn khám phá công nghệ của tương lai.
3.2. The coffee house
Để có được thành công như hiện tại, The Coffee House đã dành tới 50% năng lực của mình đầu tư vào công nghệ. Sau 4 năm nghiên cứu và xây dựng, thương hiệu đình đám này đã khiến cả giới F&B và công nghệ ngạc nhiên khi cho ra ứng dụng Food Delivery cam kết giao hàng trong 30 phút và Pickup (khách hàng tự order tại bàn mà không cần tới nhân viên phục vụ).
Thoạt trông đây như một công ty truyền thống về kinh doanh FnB nhưng thực tế họ đã lấn sân sang mảng công nghệ để “tự phục vụ mình”, nỗ lực làm mới mình trước thị trường biến đổi liên tục.
Đọc thêm: Đăng ký nhượng quyền The Coffee House, quy trình như thế nào?
3.3. McDonald's
Hãy thử ghé qua các cửa hàng McDonald's tại Việt Nam, chắc chắn bạn sẽ khá bỡ ngỡ khi tự tay order đồ ăn trên một màn hình lớn đặt ngay giữa cửa hàng. Với một vài thao tác đơn giản, bạn đã có cho mình món ăn ưa thích mà không phải xếp hàng dài vào giờ cao điểm.
Đây chỉ là một trong nhiều công nghệ tiên tiến đang được ứng dụng tại McDonald's. Ở trên thế giới, người ta đã có thể gọi đồ và nhận đồ mà không cần vào quán, chơi các trò chơi thực tế ảo tại cửa hàng, nhận chế độ chăm sóc đặc biệt do công nghệ AI làm chủ.
Sau tất cả, dường như McDonald's đã thâu tóm hầu hết các công nghệ hiện đại trên thế giới để dành tặng cho khách hàng thân yêu của mình. Vì vậy mới nói, sau thành công của mỗi thương hiệu là tầm nhìn xa và tâm thế sẵn sàng thích ứng của người quản lý.
Nhìn vào sự hình thành, phát triển của các thương hiệu lớn, ta có thể thấy ngay từ những giai đoạn đầu tiên, khi quy mô còn khá nhỏ họ đã nhanh chóng trang bị cho mình các phần mềm quản lý hiệu quả, ứng dụng nâng cao trải nghiệm người dùng. Để từ đó có bàn đạp đi nhanh hơn, tiến xa hơn vào thị trường đầy khốc liệt như hiện tại. Vậy nếu là bạn, bạn sẽ chọn công nghệ nào để đầu tư vào cửa hàng FnB của mình?
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các ứng dụng công nghệ hỗ trợ FnB trên thị trường. Nếu có thể, hãy bắt đầu bằng một phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe đơn giản. Đây được coi là công cụ giúp bạn xây dựng nền móng vận hành vững chắc cho cửa hàng, đồng hành trên con đường phát triển sau này.