- Đối tượng nghiên cứu với phân ngành vật lí cơ là nghiên cứu về chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian dưới tác dụng của các lực và những hệ quả của chúng lên môi trường xung quanh.
Ví dụ:
+ Các loại chuyển động cơ: chuyển động thẳng, chuyển động biến đổi, chuyển động tròn…
Chuyển động cơ
+ Các loại lực cơ học: lực ma sát, trọng lực, lực đàn hồi, …
Lực đàn hồi
+ Các định luật bảo toàn: bảo toàn cơ năng, bảo toàn động lượng, …
Các dạng năng lượng
- Đối tượng nghiên cứu với phân ngành vật lí ánh sáng là nghiên cứu các tính chất và hoạt động của ánh sáng, bao gồm tương tác của nó với vật chất và cách chế tạo ra các dụng cụ nhằm sử dụng hoặc phát hiện nó. Phạm vi của quang học thường nghiên cứu ở bước sóng khả kiến, tử ngoại, và hồng ngoại. Bởi vì ánh sáng là sóng điện từ, những dạng khác của bức xạ điện từ như tia X, sóng vi ba, và sóng vô tuyến cũng thể hiện các tính chất tương tự.
+ Định luật về sự truyền thẳng của tia sáng, định luật khúc xạ, phản xạ, …
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
+ Hiện tượng giao thoa ánh sáng
Hiện tượng giao thoa ánh sáng
+ Hiện tượng tán sắc ánh sáng
Hiện tượng tán sắc ánh sáng
- Đối tượng nghiên cứu với phân ngành vật lí điện là nghiên cứu các hiện tượng về điện.
Ví dụ:
+ Các loại điện tích, sự tương tác của điện tích
Tương tác giữa điện tích âm, điện tích dương
+ Các dòng điện trong các môi trường
Dòng điện trong chất khí
+ Dòng điện một chiều, xoay chiều, một pha, ba pha
Trạm biến áp 3 pha
- Đối tượng nghiên cứu với phân ngành vật lí từ là nghiên cứu về hiện tượng hút và đẩy của các chất và hợp chất gây ra bởi từ tính của chúng.
Ví dụ:
+ Vật liệu từ tính
Một số loại vật liệu từ
+ Các loại nam châm
Một số loại nam châm
+ Từ trường
Hiện tượng cực quang