Lên đại học, bạn đau đầu vì không biết bắt đầu học từ đâu, nhồi nhét kiến thức nhưng không có kết quả cao? Đó là do bạn chưa tìm được phương pháp học đại học hiệu quả. Hãy cùng EduQuiz Blog giải đáp thông qua bài viết sau đây.
Thực tế về môi trường học ở đại học
Tỷ lệ “chọi”
Nền giáo dục hiện nay càng ngày càng phát triển, do đó nhu cầu học đại học cũng tăng cao. Đồng nghĩa với tỷ lệ “chọi” cả trước và sau tốt nghiệp là vô cùng lớn giữa các sinh viên với nhau. Môi trường tạo nên sự cạnh tranh giữa các sinh viên trong việc đạt được các mục tiêu học tập và nghiên cứu, như điểm số, học bổng, vị trí trong lớp học. Bởi vâỵ, mỗi cá nhân đều cần cố gắng và tự giành lấy những cơ hội phát triển cho bản thân mình.
Thời gian học
Thời gian học trong môi trường đại học thường khá linh động, một số trường cho phép bạn tự đăng ký và sắp xếp lịch học theo thời gian cá nhân. Vậy nên, bạn cần chủ động quản lý thời gian của mình phù hợp, cân đối giữa thời gian học, vui chơi, tham gia các câu lạc bộ hoặc đi làm thêm.
Số lượng môn học, khung kiến thức
Số lượng môn học và khung kiến thức của bậc đại học là tương đối nhiều và từng ngành, từng trường là khác nhau tuỳ thuộc vào các hệ đào tạo, học phần, tín chỉ. Các bạn nên tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo trước khi bước vào môi trường đại học để có kế hoạch sắp xếp công việc, học tập hợp lý.
Phương pháp giảng dạy
Khác với giáo viên ở cấp 3 sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp kiến thức và định hướng cách học cho bạn thì ở đại học giảng viên chỉ là cố vấn học tập. Các bạn sẽ phải tự học nhiều hơn, vận dụng thêm nhiều các kiến thức, kỹ năng khác bên ngoài để hoàn thành môn học.
Sự khác biệt giữa đại học và THPT
Môi trường đại học thường rộng lớn và đa dạng hơn môi trường THPT do bạn ít bị chi phối bởi giáo viên, môn học, các điều khoản quy tắc nhất định. Bạn sẽ chủ yếu phải tự lên kế hoạch học tập cá nhân sao cho phù hợp chứ không còn được hướng dẫn chi tiết như ở cấp 3. Bởi cách giảng dạy ở đại học khác xa với THPT, giáo viên sẽ chỉ đóng vai trò là cố vấn học tập giúp định hướng và cung cấp tài liệu để sinh viên tự tìm hiểu, nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đại học có cách đánh giá đa dạng và phức tạp hơn so với THPT. Bạn sẽ không chỉ được kiểm tra qua các bài thi trắc nghiệm hay tự luận, mà còn qua các bài tập lớn, báo cáo, thuyết trình, thực hành, thực tập, luận văn. Tỷ lệ “chọi”giữa các thành viên cùng lớp, cùng ngành cũng tăng cao hơn.
Số lượng các môn học và khung kiến thức của sinh viên tương đối nhiều, mỗi môn học chỉ trong thời gian ngắn khoảng 3 - 4 tháng (trong một kỳ học). Vậy nên, việc học trên lớp cần sinh viên chủ động học tập tích cực để hoàn thành môn một cách hiệu quả như: nghe giảng, ghi chép, thuyết trình, phản biện,…
Xem thêm: Kinh nghiệm ôn thi đại học khối D
Nhiệm vụ của sinh viên khi học đại học
Tự sắp xếp môn học
Ở đại học, bạn thường không có thời khoá biểu học cố định mà có thể tự đăng ký môn học tuỳ vào thời gian biểu của mình. Bạn cần sắp xếp các môn học thật phù hợp để đảm bảo học tập song song với các công việc, hoạt động khác.
Nhiều sinh viên thường dồn học một kỳ hàng chục tín chỉ để mong ra trường sớm hơn dự kiến. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của sinh viên khi phải thức đêm học tập, vừa làm quãng thời gian đại học trôi qua lãng phí với nhiều áp lực.
70% tự học
Khác với ở cấp 3, khi bạn được các thầy cô giáo giảng giải, phân tích kiến thức và giao bài tập về nhà để rèn luyện. Với bậc đại học, đa số thời gian bạn sẽ là tự học vì giảng viên sẽ chỉ là người lên lớp và cung cấp các thông tin cần thiết và định hướng cho sinh viên.
Bạn sẽ tự tìm hiểu thêm các nguồn kiến thức, kỹ năng mới bên ngoài cuốn giáo trình. Nếu sinh viên có thắc mắc cũng có thể gặp trực tiếp giảng viên để trao đổi thêm thông tin hoặc tự tìm kiếm trên mạng.
Xem thêm: Phương pháp tự học hiệu quả tại nhà
Chịu áp lực học tập lớn
Lên đại học, bạn sẽ tiếp xúc với nhiều môn học đại cương và chuyên ngành khác với những môn văn hoá đã từng học. Vậy nên với những khối lượng kiến thức mới này, sinh viên phải chịu áp lực học tập rất lớn để bắt đầu tìm hiểu.
Bên cạnh đó, sự thay đổi về môi trường và cách học từ cấp 3 lên đại học cũng tạo ra những áp lực lớn cho sinh viên. Bạn sẽ thường mất thời gian một kỳ học đầu tiên để làm quen với mọi thứ và tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp.
Các vấn đề cuộc sống
Sinh viên khi lên đại học thường phải bắt đầu cuộc sống tự lập, xa nhà. Vậy nên, bạn cần tập quen với những vấn đề trong cuộc sống như tính toán chi tiêu sinh hoạt hằng ngày, cân bằng giữa việc học tập và các hoạt động khác.
Bên cạnh đó, nhiều sinh viên cũng thường phải đi làm thêm để tự chi trả các khoản phí sinh hoạt trong cuộc sống. Vậy nên những yếu tố này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý và kết quả học tập của sinh viên.
8 phương pháp học đại học hiệu quả
Xác định mục tiêu và định hướng sau tốt nghiệp
Khi bắt đầu học đại học, chắc chắn bạn phải xác định các mục tiêu hướng đến và công việc trong tương lai. Bạn phải luôn theo sát những mơ ước đó để chủ động phấn đấu từng ngày và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức mới.
Bạn cũng có thể chia nhỏ các mục tiêu cần đạt được theo từng kỳ học, từng năm học để dễ quản lý và theo sát tiến độ. Sau đó, chúng ta mới cần đặt mục tiêu lâu dài hơn đó là công việc tương lai sau này, làm gì và làm như thế nào?
Phân chia thời gian học hợp lý
Thời gian ở trường đại học tương đối linh hoạt và không bị gò bò, vậy nên bạn cần phân chia thời gian học tập hợp lý để mang lại kết quả cao. Chúng ta hoàn toàn có thể dành thời gian tham gia các câu lạc bộ, chương trình trong trường hoặc đi làm thêm tăng thu nhập. Tuy nhiên, việc học vẫn luôn phải đặt lên hàng đầu.
Ghi chép và chuẩn bị bài đầy đủ
Ghi chép và chuẩn bị bài đầy đủ là một phương pháp học đại học hiệu quả. Bởi những giờ học trên giảng đường, giáo viên sẽ chia sẻ nhiều thông tin bổ ích, quan trọng và không có trong sách vở. Bạn cần nắm chắc bài học và những kiến thức đó để quá trình học bài và thi cử hiệu quả hơn.
Rèn luyện thêm các kỹ năng
Việc học đại học không chỉ bị giới hạn trong các cuốn giáo trình mà bạn cần phải rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Bạn có thể tham gia vào câu lạc bộ, chương trình workshop, đi làm thêm,… để bổ sung cho mình những kinh nghiệm cần thiết, phục vụ cho công việc tương lai sau này
Chủ động trong học tập
Chủ động trong học tập là một phương pháp học đại học rất cần thiết và hiệu quả. Việc chủ động sẽ giúp bạn có kế hoạch học tập phù hợp và tự chủ trong các giờ học. Tự giác ôn bài, tự tìm hiểu kiến thức, thông tin trước khi lên lớp sẽ giúp sinh viên theo kịp tốc độ giảng dạy của giáo viên.
Học nhóm cùng bạn bè
Học nhóm cùng bạn bè luôn là một phương pháp học tập phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Tham gia nhóm học tập sẽ giúp bạn được tiếp thu thêm nhiều nguồn kiến thức, thông tin mới từ bạn bè. Từ đó, bạn có thể tự do trình bày quan điểm cá nhân và khai thác sự sáng tạo của bản thân.
Trong những buổi học nhóm, mọi người sẽ cùng được trao đổi, phân tích, giải quyết các vấn đề khó với nhau. Sự cạnh tranh tích cực giữa các thành viên cũng là động lực giúp bạn tốt hơn mỗi ngày.
Tự kiểm tra và ôn tập định kỳ
Định kỳ kiểm tra và ôn tập kiến thức đã học là một phương pháp học đại học hiệu quả, để đảm bảo bạn không quên đi những gì đã học. Tự kiểm tra giúp bạn xác định những khía cạnh chưa hiểu rõ và tập trung vào chúng. Nhờ đó, chúng ta cũng nắm được năng lực học tập của bản thân và đo lường sự tiến bộ theo từng giai đoạn.
Tự học hiệu quả với EduQuiz
Một phương pháp học đại học hiệu quả nữa đó chính là tự học với phần mềm EduQuiz tại nhà. Đây là một công cụ ôn thi miễn phí dành cho sinh viên với đa dạng các môn học, bài kiểm tra cùng nhiều hình thức thi. Bạn có thể tìm kiếm đề thi từ các trường đại học lớn, làm bài và tự kiểm tra đánh giá kết quả thi.
Nền tảng cập nhật hai hình thức chính là ôn thi và thi thử. Hình thức ôn thi giúp tổng hợp các kiến thức cần học, làm đi làm lại các câu hỏi sai để nhớ lâu hơn. Với hình thức thi thử, bạn có thể tự cài đặt thang điểm và thời gian thi, các câu hỏi sẽ được trộn và lấy ngẫu nhiên trong đề cương ôn thi. Nhờ đó, bạn sẽ được trải nghiệm giống như phòng thi thật, cập nhật kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài ra, với EduQuiz, bạn cũng có thể tự tạo đề với bộ câu hỏi của mình thông qua các kiến thức đã học. Đây là cách tự ôn tập và kiểm tra kiến thức vô cùng hiệu quả để biết được bạn có thật sự hiểu các bài học hay không.
Bài viết trên, EduQuiz đã gợi ý cho bạn các phương pháp học đại học hiệu quả, phù hợp với mọi sinh viên. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nâng cao kết quả và thành tích học tập trong tương lai nhé!
Truy cập ngay: EduQuiz - Công cụ ôn thi trắc nghiệm miễn phí