Mẫu báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên. Chuyến đi thực tế là hoạt động ngoại khóa thường được tổ chức nhằm góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm thực tế cho sinh viên. Thông qua chuyến đi thực tế, sinh viên có cơ hội được thực hành các kiến thức đã học trên lớp, rèn luyện kỹ năng mềm, mở rộng tầm nhìn và gắn kết tình bạn. Sau chuyến đi thực tế, sinh viên thường được yêu cầu viết báo cáo chuyến đi thực tế. Đối với những bạn sinh viên lần đầu được tham gia chuyến đi thực tế, viết báo cáo chuyến đi thực tế là điều khá mới mẻ. Trong bài viết này, luanvanbeta.com sẽ hướng dẫn đến bạn cách viết báo cáo chuyến đi thực tế kèm mẫu báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên ấn tượng tham khảo.
Chuyến đi thực tế là gì?
Chuyến đi thực tế là một hoạt động ngoại khóa nằm trong chương trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học nhằm mục đích giúp sinh viên có cơ hội được thực hành các kiến thức đã học trên lớp, rèn luyện kỹ năng mềm, mở rộng tầm nhìn và giúp các thành viên trong lớp gắn kết tình bạn. Cụ thể:
- Thực hành kiến thức đã học trên lớp: Sinh viên có cơ hội được vận dụng những kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường vào thực tế. Điều này giúp các bạn được củng cố kiến thức và hiểu biết sâu sắc hơn về chuyên ngành học của mình. Ví du như: Sinh viên ngành nông nghiệp, trồng trọt có thể tham quan các trang trại trồng trọt, các vườn trồng rau, cây trái; sinh viên ngành thủy sản tham quan các nông trại nuôi tôm, cá; sinh viên ngành du lịch có thể tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng, sinh viên ngành kỹ thuật có thể tham quan các nhà máy, xí nghiệp…
- Rèn luyện kỹ năng mềm: Trải nghiệm thực tế là cơ hội tốt để sinh viên được rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, thích nghi với môi trường mới… Ví dụ như: Sinh viên có thể giao lưu với doanh nghiệp, người dân địa phương…
- Mở rộng tầm nhìn: Thông qua chuyến đi thực tế, sinh viên có cơ hội được tiếp cận với những địa điểm mới, có nền văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, con người địa phương. Điều này giúp các bạn sinh viên có cái nhìn rộng mở hơn về thế giới xung quanh, nâng cao tầm hiểu biết.
- Gắn kết tình bạn: Chuyến đi thực tế là cơ hội để các thành viên trong lớp giao lưu và gắn kết với nhau. Mọi người cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm thú vị, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tham gia các hoạt động.
Chuyến đi thực tế thường được thiết kế vào các kỳ học của sinh viên, thường kéo dài từ 1-3 ngày. Địa điểm, nội dung và thời gian của chuyến đi phụ thuộc vào chuyên ngành học và điều kiện thực tế của từng trường. Chuyến đi thực tế của sinh viên có thể diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung và điều kiện thực tế của từng trường. Một số điểm đến phổ biến của chuyến đi thực tế bao gồm:
- Tham quan bảo tàng, di tích lich sử: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò… giúp sinh viên tìm hiểu lịch sử, văn hóa của đất nước và con người Việt Nam.
- Tham quan khu công nghiệp, xí nghiệp: Sinh viên có thể tìm hiểu về quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tham quan các doanh nghiệp
- Chuyến đi thực tế ở nước ngoài
- ….
Hướng dẫn viết báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên
Báo cáo chuyến đi thực tế (bài thu hoạch) của sinh viên là một văn bản ghi chép lại những hoạt động, trải nghiệm của sinh viên trong chuyến đi. Báo cáo cần được trình bày khoa học, rõ ràng, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự và có hình ảnh, video minh họa để tăng tính hấp dẫn. Các nội dung cần có trong báo cáo thực tập chuyến đi thực tế:
- Lời mở đầu: Lời mở đầu là phần giới thiệu khái quát về bài báo cáo, ở phần này có các nội dung quan trọng cần đề cập đến là: Giới thiệu bản thân và vai trò trong chuyến đi; Nêu lý do, mục đích của chuyến đi thực tế; Nêu khái quát về nội dung báo cáo.
- Nội dung: Bao gồm 02 nội dung chính là thông tin về chuyến đi (thời gian, địa điểm tổ chức chuyến đi; số lượng sinh viên tham gia, người phụ trách, kinh phí…) và lịch trình chi tiết của chuyến đi (thời gian; mô tả chi tiết các hoạt động; đánh giá hiệu quả của hoạt động; nêu những khó khăn, hạn chế và bài học kinh nghiệm…)
- Kết luận/ Kết quả đạt được: Kiến thức, kỹ năng thu được; bài học kinh nghiệm rút ra; kỷ niệm, ấn tượng sâu sắc; đề xuất (nếu có)
Một số lưu ý khi viết báo cáo chuyên đi thực tế của sinh viên:
- Báo cáo nên được trình bày khoa học, rõ ràng, dễ hiểu. Báo cáo cần được viết tay hoặc đánh máy cẩn thận
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự. Tránh sử dụng các từ ngữ địa phương, viết tắt quá nhiều trong bài báo cáo
- Trong quá trình tham gia chuyến đi thực tế, sinh viên nên chụp lại những hình ảnh ấn tượng và minh họa trong báo cáo để tăng tính hấp dẫn
Xem thêm:
» Tổng Hợp Lời Mở Đầu Bài Báo Cáo Chuyên Đi Thực Tế
Mẫu báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên ấn tượng
Mẫu 01: Báo cáo chuyến đi thực tế miền Trung 01
Tải Full Báo cáo chuyến đi thực tế miền Trung
Mẫu 02: Báo cáo chuyến đi thực tế tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam
Tải Full Báo cáo chuyến đi thực tế tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam
Mẫu 03: Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên du lịch
Tải full Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên du lịch
Mẫu 04: Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên tại chợ Nhật Tảo
Tải full Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên tại chợ Nhật Tảo
Mẫu 05: Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên tại nhà máy YAKULT Việt Nam
Tải Full Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên tại nhà máy YAKULT Việt Nam
Mẫu 06: Báo cáo chuyến đi thực tế miền Trung 02
Tải Full Báo cáo chuyến đi thực tế miền Trung 02
Mẫu 07: Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên tại Tập đoàn Bảo Việt
Tải Full Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên tại Tập đoàn Bảo Việt
Mẫu 08: Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên tại Khu công nghiệp VSIP
Tải Full Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên tại Khu công nghiệp VSIP
Trên đây, Luận Văn Beta đã hướng dẫn đến bạn cách viết báo cáo chuyến đi thực tế kèm một số mẫu báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên ấn tượng, được đánh giá cao. Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Đừng quên chia sẻ với bạn bè nếu như bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!