Cây liễu là loại cây phong thủy được trồng phổ biến giúp tạo thêm vẻ đẹp cảnh quan. Nổi bật với màu hoa đỏ cùng cành lá rũ xuống tạo bóng mát, loài cây này xuất hiện nhiều ở các khuôn viên công cộng. Cùng bTaskee tìm hiểu đặc điểm và ý nghĩa tâm linh của cây lá liễu nhé!
Cây liễu là cây gì? Thông tin về cây liễu
Nguồn gốc của cây liễu
Cây liễu hay còn được gọi là cây liễu rũ có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau đó, loài cây này được du nhập và trồng phổ biến ở khắp các nước khu vực châu Á. Đây là loại cây mềm mại, dễ uốn nắn khi nhỏ. Khi trưởng thành, cây cho tán lá xanh đậm và dày có chiều rủ xuống dưới.
Ý nghĩa phong thủy của cây liễu
Trong phong thủy, cây hoa liễu có ý nghĩa tốt đẹp về tài lộc cho gia đình. Trồng cây liễu trước nhà giúp gia chủ xua đuổi tà khí và điềm xui, mang đến may mắn và sự thuận lợi trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, cây liễu cũng là biểu tượng cho Thần Phật vì hình ảnh tay phải của Quan Thế Âm Bồ Tát cầm cành liễu. Do đó, loài cây này mang ý nghĩa tâm linh mạnh mẽ, thể hiện sức sống tuổi trẻ nhiệt huyết và sức sống tươi đẹp của mùa xuân.
Đặc điểm của cây liễu
Những loại cây liễu phổ biến
Hiện nay, trên thế giới đã ghi nhận có hơn 400 loại cây liễu với những đặc điểm hình thái và cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những loại cây liễu phổ biến nhất:
- Cây liễu rủ: Là loại được trồng nhiều nhất hiện nay tại các bờ hồ, vườn hoa công viên,… Chúng có đặc điểm nghiêng nghiêng, tán lá dài rủ xuống mặt nước với sức sống bền bỉ theo thời gian.
- Cây dương liễu bonsai: Là loại cây được tạo kiểu đa dạng, dùng trồng trong nhà làm cây cảnh. Đây là giống cây có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được biến thể thành nhiều dáng cây bonsai độc đáo, thích hợp với không gian nhà ở.
- Cây sơn liễu bonsai: Là loại cây mọc bụi với chiều cao khiêm tốn. Cây có đặc tính mềm, cành lá nhỏ và thích hợp để uốn nắn tạo kiểu làm cây cảnh bonsai trang trí.
- Cây liễu thủy sinh: Là giống cây chỉ phát triển được với hình thức sống thủy sinh. Thân cây mỏng manh và mềm mại, sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện khí hậu.
- Cây liễu đỏ: Hay còn gọi với cái tên là cây tràm liễu, cây có màu hoa đỏ rực rỡ với chiều cao từ 6 - 8m. Lá cây thuôn dài và mọc rủ xuống mặt nước. Loại cây này cũng có thể thích nghi được với nhiều kiểu khí hậu.
- Cây liễu trắng: Là loại cây có nguồn gốc từ vùng châu Âu, xuất hiện ở những đầm lầy, bờ sông hay bờ ao. Tán lá có màu xanh đậm xen lẫn với màu trắng và thường được trồng để làm đẹp cảnh quan và tạo thêm bóng mát.
- Cây dương liễu: Với tên gọi khác là cây phi lao có nguồn gốc từ Trung Quốc, cây có chiều cao từ 5 - 15m và được trồng phổ biến ở ven hồ, công viên hoặc khuôn viên rộng rãi,…
- Cây sơn liễu: Là giống cây mọc bụi ở nhiều nước châu Á, thường được trồng để tạo cảnh quan cho lối đi, ban công hoặc hàng rào. Loại cây này có thể thích nghi ngay cả với môi trường khô nóng khắc nghiệt.
>> Xem thêm: Cây Phát Tài: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Cây
Công dụng của cây liễu
Cây liễu rũ thường được lựa chọn trồng để tạo bóng mát, thanh lọc không khí tươi mát, thư giãn. Ngoài ra, hoa liễu nở rộ cũng giúp tô điểm cho cảnh quan, đặc biệt là những nơi công cộng như công viên, vỉa hè, bờ hồ,…
Cây lá liễu cũng được trồng nhiều ở những ngọn núi đồi để phủ xanh đất trống, chống xói mòn đất. Thân cây cũng được sử dụng làm than củi trong công nghiệp. Ngoài ra, lá và vỏ cây cũng được dùng làm nguyên liệu điều chế các bài thuốc trị đau nhức, mệt mỏi hoặc kháng viêm.
Cách chăm sóc cây liễu
Ánh sáng
Cây liễu cần một môi trường thoáng đãng với điều kiện đầy đủ ánh sáng mặt trời. Nếu trồng cây ở những nơi có nhiều bóng râm thì cây sẽ trở nên yếu ớt, chậm phát triển và dễ gãy cành khi có mưa to, gió lớn.
Đất
Loài liễu rũ không quá kén chọn đất trồng, nhưng để cho cây có điều kiện phát triển tốt thì bạn nên chọn đất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, đất trồng cần có đủ độ ẩm, tơi xốp và thoát nước tốt như loại đất ven hồ, sông hay suối,…
Nước
Nếu bạn trồng cây liễu ở vùng ven mặt nước thì không cần tưới nước thường xuyên. Còn nếu bạn lựa chọn trồng cây ở vị trí đất khô thì cần tưới nước mỗi ngày để đảm bảo rễ cây không bị khô.
>> Xem thêm: 10+ Cây Trồng Trong Nhà Không Cần Ánh Sáng Phổ Biến
Nhiệt độ và độ ẩm
Cây liễu là cây nhiệt đới nên sẽ phát triển tốt ở trong điều kiện nhiệt độ từ 20 đến 26 độ C. Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì độ ẩm trung bình cao đến 60 hoặc 65% để cây có thể sinh trưởng nhanh chóng.
Phân bón
Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây liễu phát triển, bạn cần bón thúc cho chúng bằng các loại phân hữu và phân NPK khoảng 1 đến 2 lần mỗi năm.
Cách trồng cây liễu
Cách trồng cây liễu tại nhà rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Chọn cành chiết hoặc cành giâm khỏe mạnh, có sức sinh trưởng tốt và không bị sâu bệnh.
- Bước 2: Chọn giá bầu đã trộn sẵn đất trồng, xơ dừa và phân bón hữu cơ dùng để giâm cành.
- Bước 3: Giâm cành trong thời gian khoảng 3 tháng, lúc này cành giâm ra rễ và có thể thích nghi với môi trường sống để sinh trưởng thì mang đi trồng.
- Bước 4: Đào hố trồng cây cách giá bầu khoảng 15 - 20cm. Sau đó tháo vỏ nilon giá bầu vào đặt nhẹ nhàng vào hố. Lấp đầy đất là nén chặt rồi cố định cây thẳng bằng các giá đỡ.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc
Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn trồng và chăm sóc cây liễu dễ dàng hơn:
- Cây liễu là loài cây ưa sáng nên bạn hãy trồng chúng ở nơi có điều kiện ánh sáng mặt trời đầy đủ để cây hấp thụ và quang hợp.
- Nên tỉa cây định kỳ vào thời điểm cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân để cành lá gọn gàng và bắt mắt hơn.
- Chọn loại đất phù hợp trước khi trồng.
- Chăm sóc cây theo đúng chỉ dẫn về nhu cầu dinh dưỡng và lượng nước để con phát triển tốt nhất.
- Thường xuyên quan sát để phát hiện và xử lý kịp thời, nhanh chóng cách bệnh lý của cây.
Cách cắt tỉa
Vì liễu rũ là loài cây có tốc độ phát triển trung bình nên bạn cần hạn chế cắt tỉa cành. Thời điểm cắt tỉa cây thích hợp nhất là cuối đông hoặc đầu xuân. Riêng với những cành cây bị héo, khô hay lá bị sâu bệnh thì bạn cần cắt tỉa ngay để tránh bị lây lan ra những vùng khác.
Cách nhân giống
Cây liễu thường được nhân giống bằng cách nhân giống vô tính với hai phương pháp là chiết cành hoặc giâm cành. Những cành cây được chọn phải chắc chắn, khỏe mạnh và lấy từ cây mẹ không bị sâu bệnh và có sức sống mãnh liệt. Như vậy, cây con phát triển sẽ dễ dàng sinh trưởng và hạn chế sâu bệnh hơn.
>> Xem thêm: Top 10 Cây Trồng Ban Công Dễ Sống, Lọc Không Khí Cho Ngôi Nhà
Các bệnh thường gặp ở cây liễu
Đa số các giống cây hoa liễu đều gặp phải các bệnh phổ biến như đốm lá, phấn trắng, rệp, bị nấm hoặc sâu đục thân. Khi phát hiện thấy những hiện tượng cây bị sâu bệnh, bạn cần tìm biện pháp xử lý ngay lập tức để bảo vệ cây.
Một trong những cách phòng trừ và xử lý cây bị bệnh hiệu quả nhất là dùng thuốc trừ sâu đặc trị. Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần chú ý đúng liều lượng quy định và chọn loại thuốc phù hợp với cây.
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây liễu
Câu hỏi thường gặp
Như vậy, cây liễu là một loài cây có hình dáng đẹp mắt, màu hoa rực rỡ cho cảnh quan tự nhiên trở nên sinh động, bTaskee hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể tự trồng và chăm sóc ngay trước nhà một cây lá liễu xinh đẹp, mát mẻ và mang đến may mắn, thuận lợi.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Cây Trầu Bà: Ý Nghĩa Phong Thủy - Cách Trồng - Giá Bán
- Cây Tài Lộc Là Cây Gì? Cách Trồng Mang Tài Lộc Cho Gia Chủ
- Cây Vạn Niên Thanh: Nguồn Gốc - Đặc Điểm - Chủng Loại
Hình ảnh: Pinterest