Trang thông tin tổng hợp
Trang thông tin tổng hợp
  • Ẩm Thực
  • Kinh Nghiệm Sống
  • Du Lịch
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Làm Đẹp
  • Phòng Thủy
  • Xe Đẹp
  • Du Học
Ẩm Thực Kinh Nghiệm Sống Du Lịch Hình Ảnh Đẹp Làm Đẹp Phòng Thủy Xe Đẹp Du Học
  1. Trang chủ
  2. Du Học
Mục Lục

Top 10 Chứng chỉ tài chính quốc tế hàng đầu – Lựa chọn thông minh kiến tạo sự nghiệp tài chính thành công

avatar
Locelo
13:02 02/12/2024
Theo dõi trên

Mục Lục

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, việc sở hữu những chứng chỉ tài chính quốc tế đã trở thành một yếu tố quan trọng giúp các chuyên gia tài chính khẳng định vị thế và năng lực chuyên môn. Những chứng chỉ này không chỉ mang lại sự công nhận toàn cầu mà còn mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp trong các tổ chức tài chính lớn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong môi trường cạnh tranh, việc trang bị kiến thức và chứng chỉ phù hợp là bước đi chiến lược, giúp các chuyên gia tài chính vươn xa và đạt được những mục tiêu sự nghiệp lớn lao. Vậy, các chứng chỉ tài chính quốc tế là gì? Tại sao chúng lại được xem là “chìa khóa” mở cửa thành công trong ngành tài chính? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

10 Chứng Chỉ Tài Chính Quốc Tế Phổ Biến

CFA (Chartered Financial Analyst) - Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính

CFA là chứng chỉ tài chính có giá trị cao, được cấp bởi Viện CFA (CFA Institute). Đây là chứng chỉ hàng đầu dành cho những chuyên gia trong lĩnh vực phân tích tài chính, quản lý đầu tư và nghiên cứu thị trường.

Khi đạt được Chứng chỉ CFA, các bạn sẽ có được những kỹ năng như kỹ năng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính, kỹ năng quản lý đầu tư, quản lý tài sản, đánh giá độ hiệu quả các danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, CFA còn rèn luyện cho bạn tư duy nhạy bén, khả năng suy luận, nhìn nhận vấn đề một cách khái quát và toàn diện để từ đó xác định được phương án giải quyết tối ưu.

Kỹ năng và kiến thức nhận được

  • Phát triển tư duy tài chính sắc bén
  • Có khả năng phân tích tài chính và đầu tư, đọc hiểu báo cáo tài chính.
  • Đánh giá rủi ro - lợi ích đầu tư cũng như định giá các tài sản và công ty.
  • Quản lý rủi ro tài chính một cách toàn diện, bao gồm nhận diện, đo lường và phát triển các chiến lược phòng ngừa rủi ro để bảo vệ tài sản của tổ chức.
  • Thực hiện các phân tích định giá chi tiết cho các loại tài sản tài chính, từ cổ phiếu, trái phiếu đến các công cụ phái sinh phức tạp, sử dụng các phương pháp và mô hình định giá tiên tiến.
  • Phát triển các kỹ năng lãnh đạo và quản lý, bao gồm khả năng dẫn dắt đội nhóm, quản lý thời gian và dự án, cũng như xây dựng mối quan hệ hiệu quả với các đối tác và khách hàng trong lĩnh vực tài chính.

CFA dành cho những ai?

Chuyên gia CFA có thể hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và đầu tư với nhiều vai trò khác nhau như: Quản lý quỹ (Fund management); Đầu tư thay thế (Alternative investments); Quản lý tài sản (Wealth management); Ngân hàng đầu tư (Investment banking); Quản trị rủi ro (Risk management); Hành chính - nhân sự (Compliance); Quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity); Nghiên cứu và phân tích (Research and Analysis);Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance); Tư vấn tài chính (Financial Advisory); Khối nguồn vốn (Treasury); Tài chính phát triển (Development Finance); Đo lường hiệu quả hoạt động (Performance measurement); Tài chính cấu trúc (Structured finance)

Sở hữu CFA có thể giúp học việc thăng tiến trong sự nghiệp và đạt được các vị trí cấp cao như là: Chuyên gia tài chính, Giám đốc quỹ đầu tư, Giám đốc tài chính, Nhà giao dịch chứng khoán,…

Chứng chỉ CFA Được xem như “bảo chứng vàng” cho những người đang theo đuổi con đường Quản lý danh mục đầu tư, Tư vấn tài chính hoặc Quản trị rủi ro - Chứng chỉ này tập trung vào phân tích đầu tư, giúp bạn hiểu sâu về thị trường tài chính và có thể đảm nhận những vị trí quản lý cao cấp trong lĩnh vực này

Xem thêm: Chứng chỉ CFA - Tất cả những điều cần biết về CFA level 1, 2, 3

Mức lương khi sở hữu chứng chỉ CFA

Việc nắm giữ một tấm bằng CFA sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội để sở hữu mức thu nhập hằng mơ ước và cả kiến thức, kỹ năng giúp bạn tạo nguồn thu nhập thụ động từ các hoạt động đầu tư tài chính.

Theo khảo sát của Salary Export tại Việt Nam thì mức lương trung bình trong một năm của CFA Chartered (1 - 3 năm kinh nghiệm) là hơn 320 triệu đồng và ở cấp bậc cao hơn CFA Chartered (hơn 8 năm kinh nghiệm) là hơn 560 triệu đồng. Như vậy, mức lương trung bình của CFA Chartered ở Việt Nam vào khoảng hơn 445 triệu đồng/năm và tiền tưởng trung bình là hơn 18,8 triệu đồng/năm. Và mức thu nhập này sẽ tiếp tục tăng khoảng 65% sau 5 năm.

Khóa học CFA toàn diện Level 1,2,3 - Chứng chỉ Phân tích đầu tư tài chính

CMA (Certified Management Accountant) - Chứng chỉ kế toán quản trị

CMA là một chứng chỉ quốc tế được công nhận rộng rãi, chứng nhận năng lực chuyên môn sâu về kế toán quản trị và quản trị tài chính. Được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA), CMA là một trong những chứng chỉ được săn đón hàng đầu trong lĩnh vực tài chính.

CMA sẽ cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu liên quan đến kế toán quản trị, quản trị nguồn tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động quản đầu tư và đưa ra các quyết định nhạy bén, quan trọng.

Kỹ năng và kiến thức nhận được

Khả năng nắm bắt thông tin, thấu hiểu và giải thích lý do đằng sau những con số, tạo ra một sự hiểu biết sâu sắc về ngữ cảnh kế toán và quản trị tài chính:

  • Phân tích dữ liệu tài chính, thực hiện dự báo và đề xuất chiến lược tài chính dựa trên thông tin chi tiết và chính xác.
  • Quản lý và giám sát hoạt động tài chính của tổ chức, nhiệm vụ bao gồm việc xây dựng chiến lược tài chính và tham gia quá trình đưa ra quyết định chiến lược.
  • Thực hiện các phân tích tài chính chi tiết để hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định chiến lược và quản lý hiệu quả các chi phí.
  • Giám sát và kiểm soát mọi hoạt động kế toán và tài chính của công ty, đảm bảo sự tuân thủ đầy đủ đối với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế

CMA dành cho những ai?

Khả năng linh hoạt của chứng chỉ CMA trong việc chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực như: Kế toán tổng hợp, Kế toán chi phí, Kế toán doanh nghiệp, Kiểm toán viên nội bộ, Kế toán thuế, Phân tích và lập kế hoạch tài chính, Kế toán quản trị và quản lý chi phí, Liên doanh vốn,…..

Sở hữu chứng chỉ CMA mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, là chìa khóa giúp bạn tiến xa trong sự nghiệp và đạt đến các vị trí quản lý cấp cao như: Kiểm soát viên, Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành doanh nghiệp…

Khi có chứng chỉ CMA, bạn có thể dễ dàng nộp đơn xin việc tại các quốc gia phương Tây, châu Âu và Trung Đông, nơi có mức lương thưởng hậu hĩnh. Ngoài ra

CMA giúp bạn chủ động tiếp cận và phù hợp nhất trong các vai trò tư vấn, hay cao hơn là vai trò kiểm soát viên. Những chuyên gia kế toán này là một phần không thể thiếu và không thể thay thế trong việc lập kế hoạch chiến lược tại các tổ chức kinh doanh.

Chứng chỉ CMA: Là một bệ phóng tuyệt vời cho những người hướng đến quản lý tài chính và kế toán quản trị - Chứng chỉ này cung cấp kiến thức sâu rộng về chi phí, quản lý tài chính, và quyết định chiến lược để hỗ trợ sự phát triển trong lĩnh vực này.

Khóa học CMA luyện thi Chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ (U.S CMA)

Mức lương khi sở hữu chứng chỉ CMA

Nhiều chuyên gia coi việc theo đuổi CMA là một khoản đầu tư. CMA mang lại mức lương cao hơn nhiều so với những người không có chứng chỉ CMA.

Theo Khảo sát lương toàn cầu IMA 2023, nhân viên sở hữu CMA có mức lương trung bình hàng năm cao hơn 21% so với các đồng nghiệp khác, trong đó đối với độ tuổi 27-42 là 19%. Tổng mức lương bao gồm nhiều phúc lợi khác nhau như hưu trí, bảo hiểm y tế và các lợi thế khác đảm bảo an toàn tài chính trọn đời. 87% người có CMA cảm thấy rằng chứng chỉ của họ giúp họ tự tin hơn, linh hoạt hơn, tăng cường khả năng chuyển đổi sang mọi lĩnh vực kinh doanh.

Tại Việt Nam, tổng thu nhập trung bình trên một năm của lao động Việt Nam có chứng chỉ CMA là khoảng 754,7 triệu đồng tương đương 62,8 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, sự biến động này phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm và vị trí công việc cụ thể mà người đó đang nắm giữ.

Xem thêm: Chứng chỉ CMA là gì? Cơ hội nghề nghiệp cho những ai nắm bắt được xu thế toàn cầu

CPA (Certified Public Accountant) - Chứng chỉ kế toán công chứng

CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ dùng để chỉ những chuyên gia kế toán đã đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm được chứng nhận trên toàn cầu, do Bộ Tài chính cấp. Chứng chỉ này là minh chứng về một cố vấn tài chính chuyên nghiệp, được các doanh nghiệp, tổ chức săn đón.

Người sở hữu chứng chỉ CPA là những chuyên gia tài chính có kiến thức sâu rộng về kế toán, kiểm toán, thuế và luật pháp, cùng với khả năng phân tích số liệu, giao tiếp hiệu quả và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cao.

Xem thêm: Chứng chỉ CPA là gì? Có thời hạn không?

Cơ hội nghề nghiệp khi sở hữu chứng chỉ CPA

Chứng chỉ CPA là một bằng cấp chuyên nghiệp, khẳng định năng lực của kế toán viên và kiểm toán viên. Với kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, thuế, luật pháp và kỹ năng phân tích tài chính, người sở hữu CPA có thể đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như kiểm toán viên, kế toán trưởng, tư vấn thuế và các vai trò lãnh đạo khác trong lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp cao và khả năng giao tiếp hiệu quả giúp CPA trở thành những chuyên gia được tin cậy và có giá trị trong thị trường lao động.

Mức lương khi sở hữu CPA

Mức lương Theo khảo sát của trang Salary Expert (cập nhật mới nhất tháng 08/2024), nhìn chung mức lương trung bình của người sở hữu chứng chỉ CPA tại Việt Nam 475.548.813 đồng/năm tương đương với 228.629 đồng/giờ. Trong đó người có 1-3 năm kinh nghiệm có mức lương trung bình là 341.216.057 đồng/năm, còn với người có 8+ năm kinh nghiệm thì mức lương trung bình là 597.987.278 đồng/năm.

Khóa học CPA 2024 - Con đường dẫn tới thành công trong sự nghiệp kiểm toán

FRM (Financial Risk Manager) - Chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính

Chứng chỉ FRM là một chứng chỉ hàng đầu trong lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính, được cấp bởi GARP (Hiệp hội Các Chuyên gia Quản trị Rủi ro Toàn cầu). Đây là chứng chỉ quốc tế được công nhận rộng rãi và phù hợp cho các chuyên gia làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến quản lý rủi ro tài chính.

Chứng chỉ FRM dành cho những người làm việc trong các lĩnh vực như phân tích rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, và các loại rủi ro tài chính khác. Nó phù hợp với các vị trí trong ngân hàng, đầu tư, chứng khoán, và quản trị tài chính doanh nghiệp.

Kỹ năng và kiến thức nhận được

Tư duy nhạy bén: Khả năng nhận dạng và phân tích các rủi ro tài chính, các kế hoạch quản lý và ứng phó với các tình huống khủng hoảng xảy ra trong doanh nghiệp. Đo lường được các biến số và khả năng đưa ra quyết định một cách đúng đắn.

Kiến thức Công nghệ: Khả năng sử dụng phần mềm và các hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro, bao gồm phần mềm phân tích và báo cáo, qua đó đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng của các rủi ro dựa trên tình hình thực tế để xây dựng các chính sách tài trợ rủi ro hợp lý.

Khả năng giao tiếp và lãnh đạo: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả để truyền đạt thông tin về rủi ro và chủ động điều phối các nguồn lực nhằm khắc phục rủi ro tài chính, giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn sóng gió

Mức lương khi sở hữu FRM

Mức lương trung bình của FRM tại Ấn độ dao động từ 5 đến 8 LPA (tương đương 6.000 - 9.500$). Ngoài ra, việc bổ sung các chứng chỉ này bằng các chứng chỉ bổ sung sẽ mở ra cánh cửa đến với các cơ hội tại các công ty kế toán hàng đầu tại Hoa Kỳ.

CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst) - Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế

CAIA là một chứng chỉ dành cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, tập trung vào các khoản đầu tư thay thế (Alternative Investments) như Đầu tư vào Quỹ đầu cơ (Hedge fund), Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital), Công ty tư nhân (Private Equity), Bất động sản, Hàng hóa, Sản phẩm cấu trúc (Structured Products) và các loại hình đầu tư khác. Alternative Investments thường được các nhà đầu tư lớn sử dụng để phân bổ tài sản, quản lý rủi ro và đạt lợi nhuận cao hơn thay vì chỉ đầu tư vào một hoặc hai loại tài sản.

Kiến thức và kỹ năng nhận được

Hiểu sâu về các loại hình đầu tư thay thế: Người có chứng chỉ CAIA cần có kiến thức chuyên sâu về các loại hình đầu tư như quỹ đầu cơ, quỹ đầu tư mạo hiểm, bất động sản, hàng hóa, sản phẩm cấu trúc, v.v. Họ phải hiểu rõ đặc điểm, rủi ro, lợi nhuận tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến từng loại hình đầu tư này.

Hiểu biết về thị trường tài chính: Họ cũng sẽ hiểu rõ vốn kiến thức rộng về thị trường tài chính, bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, các sự kiện thị trường và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư.

Luật pháp và quy định: Nắm rõ nền tảng kiến thức về các luật pháp và quy định liên quan đến đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư thay thế.

Phân tích số liệu: Khả năng phân tích số liệu tài chính một cách hiệu quả, sử dụng các công cụ và phần mềm chuyên dụng.

Quản lý thời gian: Do tính chất phức tạp của các khoản đầu tư thay thế, người có chứng chỉ CAIA cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành các công việc.

Mức lương khi sở hữu CAIA

Mức lương Theo khảo sát của trang Payscale (cập nhật mới nhất tháng 05/2024), nhìn chung mức lương trung bình của người sở hữu chứng chỉ CAIA tại Hoa Kỳ sẽ là 108.000$/năm (xấp xỉ 2.658.938.400 đồng/năm). Tùy theo khả năng và kinh nghiệm cá nhân mà mức lương này còn thể cao hơn hoặc thấp hơn, nhưng tuy nhiên đây cũng là một mức thu nhập mà tất cả ai cũng hằng mong ước.

ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) - Chứng chỉ Kế toán công chứng

ACCA là một loại chứng chỉ kế toán công chứng được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA. Đây là một tổ chức ra đời năm 1904 có lịch sử phát triển hàng trăm năm và sự uy tín trên toàn cầu.

Giá trị của chứng chỉ ACCA được chấp nhận trên toàn thế giới, đem lại cơ hội tuyệt vời cho những ai có chuyên môn về lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán.

Kiến thức và kỹ năng nhận được

Kiến thức chuyên sâu: Chương trình đào tạo ACCA trang bị cho người học kiến thức toàn diện về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế, quản trị doanh nghiệp và các lĩnh vực liên quan.

Kỹ năng thực tế: Ngoài kiến thức lý thuyết, ACCA còn chú trọng rèn luyện các kỹ năng thực tế như phân tích tài chính, lập báo cáo tài chính, quản lý rủi ro, tư vấn tài chính…

Mức lương khi sở hữu chứng chỉ ACCA

Nhìn chung, người sở hữu chứng chỉ ACCA tại Hoa Kỳ thường có mức lương khá cao và ổn định so với mức trung bình. Mức lương khởi điểm cho một kế toán viên mới ra trường có chứng chỉ ACCA thường dao động từ 60.000 USD đến 80.000 USD/năm (Theo khảo sát của Payscale tính tới 7/2024). Với kinh nghiệm và vị trí cao hơn, mức lương có thể lên tới hàng trăm nghìn USD/năm, thậm chí cao hơn đối với các vị trí quản lý cấp cao.

CFP (Certified Financial Planner Board of Standards) - Chứng chỉ Cố vấn tài chính công chứng

Chứng chỉ chuyên gia Hoạch định tài chính CFP là sự công nhận chính thức về chuyên môn trong các lĩnh vực lập kế hoạch tài chính, thuế, bảo hiểm, kế hoạch bất động sản và nghỉ hưu.

Chứng chỉ CFP được trao tặng bởi Hội đồng Tiêu chuẩn chứng nhận hoạch định tài chính ở Mỹ. Đây là hiệp hội phi lợi nhuận, làm nhiệm vụ đào tạo, vận hành và quản lý việc cấp chứng chỉ CFP, nhằm nâng cao các tiêu chuẩn hành nghề tài chính cá nhân trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn này bao gồm cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và cả đạo đức nghề nghiệp.

Kiến thức và kỹ năng nhân được

Lập kế hoạch tài chính: Đây là kỹ năng nền tảng và quan trọng nhất của một CFP. Người sở hữu chứng chỉ này có khả năng xây dựng kế hoạch tài chính toàn diện cho cá nhân hoặc gia đình, bao gồm các mục tiêu tài chính, phân bổ tài sản, quản lý rủi ro và kế hoạch nghỉ hưu.

Tư vấn tài chính: CFP có khả năng lắng nghe, phân tích nhu cầu của khách hàng, và đưa ra những lời khuyên tài chính phù hợp, cá nhân hóa.

Kiến thức đầu tư: CFP có kiến thức sâu rộng về các loại hình đầu tư và có khả năng lựa chọn các khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chịu rủi ro của khách hàng.

Mức lương khi sở hữu CFP

Mức lương trung bình của một Chuyên gia lập kế hoạch tài chính được chứng nhận (CFP) là 76.270$ vào năm 2024, tuy nhiên còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và các yếu tố khác, thế nhưng con số này sẽ ít khi có sự biến đổi đáng kể khi sở hữu chứng chỉ này.

CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) - Chứng chỉ Quản trị kế toán chiến lược

CIMA là một chứng chỉ quốc tế danh giá, được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán quản trị. Khác với chứng chỉ CPA tập trung vào kế toán và kiểm toán, CIMA hướng đến việc đào tạo các chuyên gia tài chính có khả năng đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên số liệu tài chính.

Kiến thức và kỹ năng được trau dồi khi sở hữu chứng chỉ CIMA

Kỹ năng quản lý

Những kỹ năng này cực kỳ quan trọng ngày nay vì một chuyên gia tài chính phải tương tác với nhiều giáo viên ở nhiều cấp quản lý khác nhau, đồng thời phải cố gắng hướng dẫn và lãnh đạo những nhân viên ở cấp thấp nhất.

Đạo đức và thái độ nghề nghiệp

Luôn ghi nhớ những thay đổi liên tục, toàn bộ trọng tâm của CIMA là đạo đức và thái độ chuyên nghiệp. Các doanh nhân trẻ được khuyến khích đưa ra quyết định đạo đức ở mọi cấp độ trong tổ chức của họ. Chương trình giáo dục nhằm mục đích đào tạo ra những chuyên gia ưu tú có giá trị đạo đức cao đồng thời truyền bá kiến ​​thức về cách xử lý các tình huống thách thức về mặt đạo đức.

Kỹ năng kinh doanh

Trong khi toàn bộ thanh thiếu niên Ấn Độ khao khát khởi nghiệp, họ cần sự chuẩn bị học thuật để nuôi dưỡng các kỹ năng sáng tạo. Chương trình giáo dục CIMA cấp các khả năng để tạo ra các chính sách kinh doanh, tiến hành nghiên cứu kinh tế vĩ mô và những thứ khác.

Kỹ năng lãnh đạo

Với những khó khăn đang phát triển của những thay đổi thị trường, những tiến bộ trong đổi mới và toàn cầu hóa, một nhà quản lý nên luôn cảnh giác. Do đó, trong giai đoạn này, khi mà sự thay đổi luôn rình rập, thì việc có được phạm vi năng lực quản lý sẽ rất có giá trị. Các thiết kế bài kiểm tra CIMA, đặc biệt là các nghiên cứu tình huống, được lập kế hoạch theo cách để kiểm tra năng lực quản lý và ra quyết định của sinh viên, theo cách này, mài giũa năng khiếu chủ động của họ.

Tư duy hợp tác

Tư duy hợp tác trở thành nền tảng của một nhóm mạnh mẽ. Nó không chỉ tăng cường mối quan hệ giữa các cá nhân mà tư duy hợp tác ở người lãnh đạo cũng có thể giúp tạo ra góc nhìn tích cực về nơi làm việc và cải thiện năng suất.

Mức lương khi sở hữu chứng chỉ CIMA

Tại Hoa Kỳ, những người sở hữu chứng chỉ CMA thường có mức lương cao hơn so với những ngư

không có chứng chỉ. Theo khảo sát lương toàn cầu của IMA 2023:

Mức lương cơ bản trung bình của CMA: 137.000 USD/năm

Tổng thu nhập trung bình của CMA: 163.000 USD/năm (bao gồm thưởng, phúc lợi, v.v.). Nhân viên sở hữu CMA có mức lương trung bình hàng năm cao hơn 21% so với các đồng nghiệp khác, trong đó đối với độ tuổi 27-42 là 19%. Tổng mức lương bao gồm nhiều phúc lợi khác nhau như hưu trí, bảo hiểm y tế và các lợi thế khác đảm bảo an toàn tài chính trọn đời. 87% người có CMA cảm thấy rằng chứng chỉ của họ giúp họ tự tin hơn, linh hoạt hơn, tăng cường khả năng chuyển đổi sang mọi lĩnh vực kinh doanh.

Xem thêm: Chứng chỉ kế toán quản trị CIMA hay CMA - Con đường nào phù hợp cho kế toán quản trị toàn cầu

CIA (Certified Internal Auditor) - Chứng chỉ kiểm toán nội bộ

Chứng chỉ CIA hay còn có tên tiếng anh là Certified Internal Auditor, được cấp bởi Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ IIA (Institude of Internal Auditors), là tổ chức duy nhất được thế giới công nhận về mảng kiểm toán nội bộ và dành cho các chuyên viên kiểm toán nội bộ.

Chứng chỉ CIA được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá khá cao về năng lực chuyên môn của kiểm toán nội bộ và quản trị doanh nghiệp. Chứng chỉ đào tạo CIA được xây dựng trên nền tảng IPPF và đang có hơn 115.000 người sở hữu chứng chỉ CIA trên nhiều quốc gia khác nhau.

Kiến thức và kỹ năng nhận được

Chứng chỉ CIA mở ra cánh cửa cho nhiều vai trò khác nhau trong các tổ chức, mang đến một con đường sự nghiệp ổn định và đầy hứa hẹn trong lĩnh vực kiểm toán và tuân thủ.

  • Kiểm toán viên nội bộ: Các CIA thường bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là kiểm toán viên nội bộ, đánh giá hiệu quả hoạt động và tuân thủ các quy định trong một tổ chức nhất định.
  • Quản lý kiểm toán: Với kinh nghiệm, CIAS thường thăng tiến lên các vị trí quản lý kiểm toán, giám sát các dự án kiểm toán và lãnh đạo các nhóm kiểm toán. Mở rộng sang các vai trò chuyên môn và cao cấp.
  • Quản lý rủi ro: Các CIA được trang bị tốt để làm việc trong quản lý rủi ro, xác định và giảm thiểu rủi ro tài chính, hoạt động và chiến lược. Trong vai trò này, CIA đảm bảo rằng các tổ chức tuân thủ các yêu cầu quản lý bên ngoài và chính sách nội bộ.
  • Kiểm toán viên pháp y: Chuyên về kiểm toán pháp y, CIA điều tra các sai lệch tài chính, gian lận và đảm bảo tuân thủ các biện pháp kiểm soát chống gian lận.

Cơ hội nghề nghiệp đã lĩnh vực

  • Dịch vụ tài chính: Nhiều CIAS tìm thấy cơ hội trong các công ty ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, nơi họ kiểm toán các quy trình tài chính và kinh doanh.
  • Cơ quan chính phủ: CIAS cũng làm việc trong các lĩnh vực chính phủ, đóng góp vào trách nhiệm giải trình và minh bạch tài chính của khu vực công.
  • Y tế và sản xuất: Các ngành công nghiệp này cung cấp vai trò cho CIAs để kiểm toán các hoạt động phức tạp và được quản lý của họ.

Mức lương khi sở hữu CIAS

Mức lương trung bình hàng năm hiện tại của một CIA là 97.000$. Con số đó có thể tăng lên tới 142.000$ với tư cách là Giám đốc kiểm toán nội bộ.

Khi tìm việc, hãy nhớ xem xét Citibank, JCPenney, Ernst & Young và JP Morgan. Payscale báo cáo họ là bốn nhà tuyển dụng phổ biến nhất cho Kiểm toán viên nội bộ được chứng nhận.

EA (Enrolled Agent) - Chứng chỉ Đại lý đã đăng ký

Chứng chỉ EA (Enrolled Agent) Do IRS sáng lập ra, chứng nhận đại lý đã đăng ký được sử dụng để chứng minh kiến ​​thức của một người về luật thuế Hoa Kỳ và khả năng ĐĂNG KÝ để áp dụng các khái niệm của luật này. Vì chứng chỉ EA tập trung cụ thể vào thuế của Hoa Kỳ đối với tất cả các loại thực thể (cả cá nhân đại lý và công ty), nên chứng chỉ này không cung cấp cho bạn thông tin về bất kỳ chủ đề tài chính, kiểm toán, quản lý hoặc kinh doanh nào khác. Đây hoàn toàn là chứng chỉ thuế. Nếu bạn có chứng chỉ này, bạn sẽ biết về thuế.

Mặc dù triển vọng công việc cho các đại lý đã đăng ký có thể không khớp với mức trung bình toàn quốc cho tất cả các ngành nghề, nhưng chứng chỉ này mở ra cánh cửa cho một loạt các cơ hội nghề nghiệp ổn định và bổ ích, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế.

Kiến thức và kỹ năng nhận được:

  • Quản lý thuế: Các EA thường bắt đầu sự nghiệp của mình trong các vai trò quản lý thuế, nơi họ giám sát việc lập kế hoạch thuế, tuân thủ và chiến lược cho các doanh nghiệp hoặc khách hàng cá nhân.
  • Kiểm tra thuế: Làm việc với tư cách là kiểm tra thuế, các EA xem xét tờ khai thuế, tiến hành kiểm toán và đảm bảo tuân thủ luật và quy định về thuế.

Mở rộng ra ngoài các vai trò thuế truyền thống

  • Tư vấn và cố vấn thuế: Các EA cung cấp tư vấn thuế chuyên biệt cho khách hàng, giúp họ giải quyết các tình huống thuế phức tạp và tối ưu hóa vị thế thuế của họ.
  • Đại diện trước IRS: Một trong những đặc quyền độc đáo của việc trở thành EA là được phép đại diện cho người nộp thuế trước Sở Thuế vụ (IRS) trong các vấn đề như kiểm toán, thu nợ và kháng cáo.
  • Tự kinh doanh: Với EA có đầy đủ vốn kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, họ có thể tự thành lập công ty thuế của riêng mình, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng và doanh nghiệp. Con đường này mang lại sự linh hoạt và tiềm năng khởi nghiệp trong lĩnh vực thuế.

Mức lương khi sở hữu EA

Theo số liệu của Payscale báo cáo rằng EA kiếm được trung bình 69.000$ mỗi năm. Tuy nhiên, con số đó có thể tăng lên gần 90.000$ nếu bạn gắn bó với sự nghiệp đủ lâu.

chung-chi-tai-chinh-quoc-te

Đánh giá các chứng chỉ tài chính quốc tế - Lời khuyên chân thành cho những ai đang phân vân giữa các chứng chỉ tài chính

Trên đây đều là các chứng chỉ tài chính rất quan trọng mà hầu hết ai cũng muốn sở hữu để có được sự thăng tiến và các cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn mạnh ở cả trong và ngoài nước. Đối với các chứng chỉ như CFA, CMA và CPA có rất nhiều các cơ sở đào tạo tại Việt Nam và phù hợp với nhiều đối tượng học viên, thậm chí là cả học sinh - sinh viên đều có thể tham gia những lớp đào tạo ngắn hạn để ôn luyện.

Việc sở hữu các chứng chỉ như CFA, CMA và CPA cũng đã mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cũng như cơ hội làm việc với mức lương thưởng hậu hĩnh tại các doanh nghiệp Việt Nam, vì vậy nên CFA, CMA và CPA sẽ là những chứng chỉ bạn nên học trước để có được một nền tảng kiến thức chắc chắn về kế toán, tài chính và quản trị trước khi tham gia các lớp đào tạo chứng chỉ khác.

Các chứng chỉ khác như CAIA, ACCA, FRM,.. sẽ mang tính học thuật nhiều hơn, yêu cầu học viên đã có một nền tảng kiến thức nhất định để học và thi. Hơn nữa đây đều là các chứng chỉ được cấp bởi nước ngoài nên hình thức đào tạo các chứng chỉ này đều toàn toàn bằng tiếng anh. Do đó, đòi hỏi bạn cần có trình độ ngoại ngữ vững chắc để có để học hiểu và đào sâu hơn về kiến thức và cả tư duy thấu đáo đối với các chứng chỉ này. Nhất là ở Việt Nam, không có nhiều cơ sở có giảng viên đủ trình độ chuyên môn và độ hiểu biết và khả năng diễn giải bằng tiếng Anh để có thể giảng dạy cho bạn nên bắt buộc bạn phải có được kỷ luật vững chắc kèm theo là tinh thần tự học hỏi tốt để có thể tiến hành đăng ký thi.

CFA CMA CPA CAIA ACCA CFP CIMA CIA EA CMT Số lượng cấp độ 3 2 1 2 3 2 4 3 3 3 Chi phí $2,550 đến $3,450 $395 đến $450 $1.000 đến $3.000 3.000 đô la $200-$300 2.000 đô la 2000 đô la. $800-$1000 $200-$250 $770 đến $1595 Tỷ lệ đậu 30-50% 40-50% 40-50% 70% 70% 67% 73% 40-50% ~ 70% Chương trình đào tạo Quản lý danh mục đầu tư, Đầu tư Phân tích, quản lý báo cáo tài chính Báo cáo tài chính, Kiểm toán Tài sản thực, Đầu tư thay thế Kế toán Tài chính Kế hoạch tài chính quản lý tài chính, kế toán chiến lược Kiểm toán quản lý, tư vấn thuế phân tích kỹ thuật Ứng dụng nghề nghiệp Bao gồm tất cả Giám đốc tài chính, Kiểm soát viên Kế toán và Tài chính Quản lý tài sản kế toán, kiểm toán. Bán lẻ và Quản lý tài sản Chuyên gia chiến lược, tài chính Kiểm toán viên nội bộ chuyên gia thuế Nhà phân tích kỹ thuật thị trường thời gian học(giờ) 300-350 cho mỗi kỳ thi 8 - 12 tháng Thay đổi 200 cho mỗi kỳ thi Thay đổi Thay đổi 350-550 420 -630 250-270 300 đến 420 giờ. thời gian hoàn thành 3-5 năm 3-4 năm 2,5 - 5 năm 1-2 năm 3-5 năm 4 năm 3 đến 6 năm. 1-2 năm 2-3 năm 1-2 năm Yêu cầu kinh nghiệm 4 năm không có 1 năm 1 năm không có 3 năm 3 năm 2 năm không có không có

Nếu bạn đang đối diện với khó khăn trong việc lựa chọn chứng chỉ phù hợp với sự nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với TACA Academy ngay để được tư vấn!

  • Khóa học CFA toàn diện Level 1,2,3 - Chứng chỉ Phân tích đầu tư tài chính
  • Khóa học CMA luyện thi Chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ (U.S CMA)
  • Khóa học CPA 2024 - Con đường dẫn tới thành công trong sự nghiệp kiểm toán

Câu hỏi thường gặp

Các chứng chỉ tài chính tại Việt Nam

Chứng chỉ tài chính quốc tế tại Việt Nam:

  • CFA (Chartered Financial Analyst): Đây là một trong những chứng chỉ tài chính uy tín nhất thế giới, tập trung vào phân tích đầu tư. Chứng chỉ này phù hợp với những ai muốn làm việc trong lĩnh vực quản lý quỹ, phân tích chứng khoán, hoặc tư vấn đầu tư.
  • CPA (Certified Public Accountant): Chứng chỉ kế toán công chứng, dành cho những ai muốn làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, hoặc tư vấn thuế.
  • CMA (Certified Management Accountant) Chứng chỉ này tập trung vào các kỹ năng phân tích tài chính, ra quyết định kinh doanh dựa trên số liệu, và quản lý chi phí để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • FRM (Financial Risk Manager): Chứng chỉ quản lý rủi ro tài chính, phù hợp với những người làm việc trong các ngân hàng, công ty bảo hiểm, hoặc các tổ chức tài chính khác.

Các chứng chỉ trong nước:

  • Chứng chỉ hành nghề kế toán: Do Bộ Tài chính cấp, dành cho những ai muốn hành nghề kế toán tại Việt Nam.
  • Các chứng chỉ do các trường đại học, học viện tài chính cấp: Các chứng chỉ này thường tập trung vào các lĩnh vực chuyên sâu hơn như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.

Nên học chứng chỉ tài chính quốc tế nào tại Việt Nam?

Việc lựa chọn chứng chỉ tài chính phù hợp phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm hiện tại và lĩnh vực bạn muốn chuyên sâu.

Tiêu chí lựa chọn chứng chỉ:

  • Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn muốn làm việc trong lĩnh vực nào?
  • Kinh nghiệm hiện tại: Bạn đã có nền tảng kiến thức về tài chính như thế nào?
  • Thời gian và chi phí: Bạn có bao nhiêu thời gian và chi phí để học?
  • Cơ hội nghề nghiệp: Chứng chỉ đó mở ra những cơ hội nghề nghiệp nào?

Các yếu tố khác cần cân nhắc:

  • Khả năng tiếng Anh: Đa số các chứng chỉ quốc tế đều yêu cầu tiếng Anh tốt.
  • Thời gian dành cho học tập: Việc học và ôn thi đòi hỏi bạn phải đầu tư rất nhiều thời gian.
  • Chi phí: Các chứng chỉ quốc tế thường có học phí khá cao.

Lưu ý: Đây chỉ là những thông tin chung. Để đưa ra quyết định cuối cùng, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về từng chứng chỉ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Taca International Certìicate,

3 Thích
Chia sẻ
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Pinterest
In
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Cookies
  • RSS
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Cookies
  • RSS

Trang thông tin tổng hợp Sakura

Website Sakura là blog chia sẻ vui về đời sống ở nhiều chủ đề khác nhau giúp cho mọi người dễ dàng cập nhật kiến thức. Đặc biệt có tiêu điểm quan trọng cho các bạn trẻ hiện nay.

© 2025 - Sakura

Kết nối với Sakura

vntre
vntre
vntre
vntre
vntre
Thời tiết đà nẵng Hi88 M88
Trang thông tin tổng hợp
  • Trang chủ
  • Ẩm Thực
  • Kinh Nghiệm Sống
  • Du Lịch
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Làm Đẹp
  • Phòng Thủy
  • Xe Đẹp
  • Du Học
Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký