Phần mềm máy tính là một giao thức trung gian giúp người dùng sử dụng phần cứng của máy tính. Vậy phần mềm máy tính có điểm gì khác biệt với phần cứng máy tính? Bạn đọc có thể tìm được câu trả lời cho những thắc mắc trên thông qua bài viết ngay sau đây đã được Viettuans.vn biên soạn. Hãy cùng theo dõi!
1. Phần mềm máy tính là gì?
Phần mềm máy tính là gì? Đây là một khái niệm không còn quá xa lạ với người dùng hiện nay. Phần mềm hay Computer Software là một tập hợp các câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình và được sắp xếp theo trình tự nhất định.
Có thể giải thích đơn giản thì phần mềm máy tính là giao thức trung gian không thể thiếu để người dùng có thể kết nối và sử dụng phần cứng của máy tính để thực hiện các tác vụ.
2. Phần mềm máy tính dùng để làm gì?
Phần mềm máy tính dùng để làm gì? Như đã đề cập ở nội dung trên, phần mềm máy tính là một dạng cầu nối giữa người dùng và hệ thống máy tính. Phần mềm máy tính được dùng để hướng dẫn hay hỗ trợ người dùng trong quá trình tương tác với máy tính, phần cứng để thực hiện các tác vụ.
Không có các chương trình phần mềm như hệ điều hành, ứng dụng, utility thì mọi hoạt động của máy tính đều trở nên vô nghĩa.
Tìm hiểu thêm: Mạng máy tính là gì? Lợi ích và phân loại mạng máy tính
3. Điểm khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì?
Điểm khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì? Để trả lời được câu hỏi này, trước hết bạn cần hiểu rõ khái niệm của phần cứng và phần mềm:
- Phần cứng máy tính hay Hardware được hiểu đơn giản là những thiết bị hay linh kiện vật lý bên trong và bên ngoài máy tính mà người dùng có thể nhìn thấy và cầm nắm được.
- Phần mềm hay Software có tính chất vô hình, là 1 tập hợp các câu lệnh được kỹ sư thông tin viết và phát triển thông qua nhiều ngôn ngữ lập trình.
Bạn đọc có thể tham khảo bảng so sánh ngay sau đây:
Tiêu chí
Phần cứng máy tính
Phần mềm máy tính
Tính chất vật lý
Là những thiết bị vật lý hữu hình, có thể nhìn thấy và cầm nắm được.
Không thể cầm hay sờ được. Phần mềm là một tập hợp của các chuỗi câu lệnh để phân tích, xử lý dữ liệu.
Thành phần cấu tạo
CPU, PSU, GPU, màn hình…
Ứng dụng, hệ điều hành, trò chơi, driver
Sản xuất
Sản xuất giống như các loại máy móc thông thường.
Thiết kế và phát triển bởi các kỹ sư thông tin.
Khả năng xâm nhập của virus
Không có khả năng bị virus xâm nhập.
Có thể bị virus tấn công và gây hư hỏng, dừng hoạt động
Cách vận hành
Vận hành dưới sự điều khiển của phần mềm.
Đưa ra câu lệnh hay chỉ thị cho phần cứng thực thi công việc
Cách khắc phục khi bị hư hỏng
Phải bảo dưỡng hoặc thay thế bằng một linh kiện hay thiết bị mới.
Khắc phục nhanh chóng nhờ có các bản sao lưu, bản vá lỗ hổng, bản vá chất lượng.
4. Phần mềm software của máy tính gồm những loại nào?
Phần mềm software của máy tính gồm những loại nào? Hiện nay phần mềm của máy tính có 5 dạng cơ bản gồm:
4.1 Phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng là khái niệm chỉ chung các chương trình máy tính được thiết kế để giải quyết và đáp ứng nhu cầu công việc cụ thể của người dùng. Phần mềm ứng dụng có 2 dạng chính như:
- Dạng tích hợp sẵn trên hệ thống.
- Phần mềm yêu cầu tải xuống cài đặt, có thể gỡ bỏ khi cần thiết.
Giao diện trên ứng dụng phần mềm thân thiện và đơn giản, mang lại nhiều tiện ích hữu ích cho việc sử dụng máy tính. Tóm lại, phần mềm ứng dụng là một công cụ hữu hiệu giúp người dùng thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Một số phần mềm ứng dụng không còn xa lạ đối với người dùng hiện nay:
- Phần mềm văn phòng Microsoft Office: Powerpoint, Word, Excel…
- Phần mềm diệt virus, mã độc: BKAV, Kaspersky Security Cloud, Windows Defender…
- Phần mềm trình phát âm nhạc, video: VLC, Windows media player, Windows Photo, Itune…
- Phần mềm thiết kế đồ họa: Adobe illu, Photoshop, Premiere, After Effect,...
- Phần mềm giải trí (Game): LOL, Dota 2,...
- Phần mềm quản lý doanh nghiệp: ERP, CRM, SCM
4.2 Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống là một loại phần mềm chuyên dụng được thiết kế để giúp vận hành, điều khiển phần cứng và phần mềm máy tính. Phần mềm hệ thống có các dạng chính như:
- Hệ điều hành là một phần mềm cung cấp các tính năng và dịch vụ để điều khiển các chương trình khác chạy trên máy tính. Những thành phần chính của hệ điều hành bao gồm chương trình giám sát, bộ tải khởi động, vỏ và hệ thống.
- Hệ thống xuất nhập cơ bản (BIOS- Basic Input/Output System) Đây là phần mềm được khởi chạy đầu tiên ngay khi máy tính hay laptop được khởi động. BIOS đóng vai trò chính trong quá trình khởi động máy tính bằng việc sắp xếp trật tự ổ cứng để khởi động hệ điều hành, hiển thị tín hiệu lên màn hình, nạp driver cho các thiết bị ngoại vi có thể sẵn sàng hoạt động khi máy tính khởi động.
- Trình điều khiển thiết bị hay Driver được ví như "cầu nối" giữa phần cứng và phần mềm. Driver là một chương trình hoặc tập lệnh, được thiết kế cho phép các chương trình máy tính, hệ điều hành có thể tương tác với một thiết bị phần cứng trong máy tính. Một số ví dụ về Driver như: Driver card mạng, Driver card màn hình, Driver chipset…
- Tiện ích hay Utility Software là một dạng phần mềm ứng dụng được thiết kế để hỗ trợ cho quá trình phân tích, tối ưu hóa và bảo vệ máy tính. Một số ví dụ quen thuộc của Utility Software có thể kể đến như: Checker tình trạng ổ đĩa, trình chống phân mảnh ổ cứng…
Đọc thêm: Card mạng là gì? Card mạng NIC là gì ? Vai trò của Card mạng
4.3 Phần mềm độc hại
Phần mềm độc hại là khái niệm chỉ chung các dạng Software được thiết kế với mục đích xấu như tống tiền, phá hoại hệ điều hành và dữ liệu máy tính. Phần mềm độc hại thường được các đối tượng tin tặc sử dụng nhằm khai thác vào lỗ hổng của 1 hệ thống để đánh cắp dữ liệu hay phá hoại hệ điều hành từ bên trong.
Xem thêm: DDoS là gì? Các loại tấn công DDoS và cách phòng tránh
4.4. Phần mềm dịch mã
Phần mềm dịch mã là một dạng software cung cấp các trình biên dịch và thông dịch. Chức năng chính của loại phần mềm máy tính này là dịch những câu lệnh có trong mã nguồn từ một ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ để thiết bị thực thi có thể hiểu.
4.5. Phần mềm mã nguồn đóng
Phần mềm mã nguồn đóng hay Closed Source Software: Là dạng phần mềm máy tính được phát triển trên bộ mã nguồn không được công bố. Vì vậy nếu người dùng có nhu cầu sử dụng sẽ cần phải được cấp bản quyền đồng nghĩa với việc mất một khoản phí (Mua hay ủng hộ) nhà sản xuất.
4.6 Phần mềm mã nguồn mở
Phần mềm mã nguồn mở hay Open Source Software là dạng phần mềm máy tính được thiết kế và phát triển trên bộ mã nguồn được công khai. Thông thường các phần mềm máy tính mã nguồn mở đều cho phép mọi người dùng đều có thể tiếp cận và sử dụng phần mềm miễn phí.
4.7. Phần mềm lập trình
Phần mềm lập trình là tập hợp các công cụ hỗ trợ của nhà phát triển trong quá trình viết và phát triển các phần mềm và chương trình máy tính. Phần mềm lập trình cung cấp 1 loạt các tính năng chính như: tạo, phân tích, sửa lỗi câu lệnh; bảo trì phần mềm, ứng dụng hoặc chương trình. Phần mềm lập trình giúp chuyển đổi ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
5. Phần mềm máy tính được đánh giá theo các tiêu chí nào?
Phần mềm của máy tính được đánh giá theo các tiêu chí thông dụng như:
- Khả năng tiếp cận của phần mềm: Phần mềm càng dễ sử dụng, càng nhiều tính năng có lợi thường thì số lượng người dùng càng lớn.
- Mức độ tương thích: Sự tương thích với các hệ điều hành, thiết bị, trình duyệt cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá một phần mềm máy tính hữu ích.
- Mức độ hiệu quả: Một phần mềm máy tính hiệu quả không làm lãng phí tài nguyên phần cứng, điện năng tiêu thụ và giúp người dùng có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
- Khả năng xử lý: Một phần mềm máy tính được viết ra cần phải xử lý được những vấn đề hay yêu cầu của người dùng.
- Cài đặt có dễ dàng: Tính năng này sẽ đánh giá khả năng cài đặt của phần mềm có dễ dàng hay phức tạp, các bước cài đặt có quá khó với đại đa số người dùng cơ bản.
- Khả năng bảo trì, cải thiện thường xuyên: Một phần mềm được update thường xuyên, cải tiến các tính năng mới và sửa lỗi của phiên bản trước là một software chất lượng.
- Tốc độ khởi chạy, xử lý tác vụ: Tốc độ nhanh cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả mà phần mềm máy tính có thể mang lại cho người dùng.
- Khả năng di động: Có thể di chuyển từ vị trí cài đặt này sang ổ đĩa khác mà không cần mất nhiều thời gian.
- Khả năng bảo mật: Phần mềm không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về bảo mật, đánh cắp dữ liệu.
- Dễ dàng sử dụng: Người dùng có thể sử dụng với cả người dùng cơ bản lẫn chuyên gia.
Xem thêm kiến thức về máy tính và thiết bị công nghệ: Thiết bị mạng là gì?
6. Cách để tải và cài đặt các dạng phần mềm máy tính
Sau khi đã nắm rõ phần mềm máy tính là gì hay phần mềm software của máy tính gồm những loại nào? Bạn đọc có thể tham khảo một số lưu ý trong việc tải và cài đặt các dạng phần mềm máy tính:
- Đối với hệ điều hành: Quá trình cài đặt có thể thông qua WintoHDD, USB boot hoặc đĩa mềm chuyên được sử dụng để boot. Người dùng cũng có thể sử dụng Windows Update Assistant hay các trình hỗ trợ nâng cấp hệ điều hành để cài đặt hệ điều hành (Áp dụng với Win 10 và Win 11).
- Đối với các phần mềm ứng dụng sẽ có trang chủ của từng ứng dụng hoặc các kho ứng dụng như Microsoft Store để người dùng có thể truy cập và tải bộ cài đặt phần mềm. Sau khi tải xuống người dùng chỉ cần cài đặt phần mềm và bắt đầu sử dụng. Lưu ý máy tính của bạn cần đảm bảo những thông số nhất định mà phần mềm yêu cầu như: Hệ điều hành, thiết bị phần cứng (RAM, CPU, GPU…)
- Đối với các phần mềm độc hại, cách tốt nhất là bạn nên xóa đi để không xảy ra những hậu quả cho công việc và hiệu năng của hê thống máy tính. Trong trường hợp này hãy sử dụng các phần mềm ứng dụng quét virus, mã độc để xử lý.
7. Tổng kết
Hi vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có đầy đủ những thông tin và kiến thức xoay quanh phần mềm máy tính là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất và đừng quên theo dõi Việt Tuấn để nhận được những thông tin về các thiết bị mạng mới nhất cũng như các kiến thức về mạng nhé. Xin cảm ơn!