Sôi bụng là hiện tượng phổ biến khi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, tuy triệu chứng không gây nguy hiểm cho người bệnh, nhưng ít nhiều cũng có sự bất tiện về tâm lý ngại ngùng kèm theo cảm giác khó chịu. Đặc biệt đối với trẻ em, sôi bụng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này, bài viết dưới đây sẽ gợi ý đến bạn đọc một số mẹo chữa sôi bụng tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả nhất.
Triệu chứng nhận biết hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề
Hiện tượng sôi bụng đầy hơi xảy ra khi có sự sinh hơi trong lòng ống tiêu hóa, dẫn đến kích thích nhu động ruột. Dưới đây là các triệu chứng cho biết bạn có đang bị sôi bụng đầy hơi hay không.
Cảm giác bụng sôi, có âm thanh ùng ục nghe thấy được đi kèm với cảm giác mệt mỏi vì bị chướng bụng, óc ách,…
Hay có những cơn đau quặn bụng, chỉ cảm thấy thoải mái hơn khi đi vệ sinh. Sau mỗi bữa ăn thường bị đau bụng và mắc vệ sinh.
Các triệu chứng trên thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn, nhưng nếu tình trạng này cứ kéo dài kèm theo nhiều âm thanh to hơn thì hệ tiêu hóa của bạn có thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng, cần theo dõi và đi khám sớm để có cách điều trị phù hợp.
Mẹo chữa sôi bụng đầy hơi, đơn giản tại nhà
Để dứt điểm triệu chứng sôi bụng đầy hơi, mọi người cần xác định người bị đầy hơi do bệnh lý hay không do bệnh lý để có cách chữa trị phù hợp. Dưới đây là các mẹo chữa sôi bụng được áp dụng phổ biến nhất.
4 cách chữa sôi bụng không phải do bệnh lý
Nếu sôi bụng không do bệnh lý thì mọi người có thể sử dụng các nguyên liệu đơn giản có sẵn tại nhà qua các cách sau.
Mẹo chữa sôi bụng bằng nước gừng ấm
Thành phần enzyme có trong gừng sẽ làm phân hủy các protein trong thức ăn, gừng khi sử dụng điều trị các triệu chứng về đường ruột đạt hiệu quả rất cao như trị sôi bụng, đầy hơi, kích thích hoạt động của dạ dày,…
Cách thực hiện: Lấy 1 nhánh gừng nhỏ rửa sạch, giã lấy nước và pha với 150ml nước nóng, có thể bỏ thêm một chút mật ong rồi khuấy đều và sử dụng.
Mẹo chữa sôi bụng bằng lá tía tô
Lá tía tô trong Đông y là loại thảo dược có tính ấm, vị cay, thường được ứng dụng để cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm. Cách sử dụng lá tía tô rất đơn giản qua cách làm sau đây.
Cách thực hiện: Khoảng 30gr lá tía tô sau khi rửa sạch, xay nhuyễn thì chắt lấy phần nước cốt tía tô để uống hoặc chưng cách thủy nước tía tô và uống đến khi hết triệu chứng sôi bụng.
Mẹo chữa sôi bụng bằng tỏi
Tỏi vốn được xem là “vị thuốc nhỏ mà có võ” khi mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột theo hướng dẫn sau.
Cách thực hiện: Tỏi sau khi bóc vỏ và rửa sạch thì xay hoặc giã nhỏ pha với đường phèn và nước sôi, uống 2 lần/ngày để thấy hiệu quả nhanh chóng.
Mẹo chữa sôi bụng bằng nước gạo rang
Nước gạo rang được biết đến với hiệu quả chữa tiêu chảy rất tốt, mọi người có thể sử dụng nước gạo rang để cải thiện triệu chứng sôi bụng bằng cách rang gạo đến khi có mùi thơm rồi pha với nước sôi và sử dụng như nước trà.
Có thể uống nước gạo rang thay cho nước lọc mỗi ngày, vừa cải thiện được đường tiêu hóa lại giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt mang lại tình thần thoải mái để làm việc và học tập hiệu quả.
Cách chữa sôi bụng do bệnh lý
Nếu nguyên nhân làm sôi bụng do bệnh lý thì cách tốt nhất mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe tại các đơn vị y tế, để bác sĩ chuyên môn theo dõi và kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng từng người.
Đặc biệt đối với trẻ em, bạn không nên tự ý điều trị và sử dụng thuốc cho bé tại nhà mà cần đứa bé đến các bệnh viện để bác sĩ theo dõi và điều trị.
Một số điều cần lưu ý để tránh sôi bụng tái phát
Để không tạo điều kiện để các triệu chứng sôi bụng quay trở lại, mọi người cần duy trì các thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học như sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ, không nằm ngay hoặc vận động mạnh sau khi ăn.
- Ngủ đủ giấc để giữ tinh thần thoải mái, cơ quan tiêu hóa có thời gian tái tạo để hoạt động hiệu quả hơn.
- Luyện tập thể dục đều độ mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe tốt là điều kiện để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Bổ sung nhiều chất xơ và vitamin có trong rau xanh và hoa quả có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Cần lưu ý một số loại rau có thể gây đầy hơi hoặc một số quả quá chua hoặc quá ngọt.
- Ăn thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng bụng quá no hoặc quá đói, quan trọng là giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, ít gây sôi bụng.
- Hạn chế uống các loại nước có ga, bia rượu hoặc các thực phẩm có hàm lượng đường cao đều có nguy cơ dẫn đến triệu chứng sôi bụng, đầy hơi.
- Nên bổ sung men vi sinh hằng ngày ngay cả khi bạn chưa có dấu hiệu sôi bụng vì nó sẽ giúp bạn phòng tránh được các vấn đề và duy trì sự ổn định của hệ tiêu hóa.
Bài viết trên hi vọng sẽ gợi ý đến bạn đọc bộ cẩm nang các mẹo chữa sôi bụng hiệu quả, giải tỏa các triệu chứng khó chịu, giữ tinh thần thoải mái và duy trì những thói quen lành mạnh để phòng ngừa các bệnh về đường ruột nói chung.
Xem thêm:
- Sôi bụng về đêm có nguy hiểm không?
- Bụng sôi xì hơi nhiều có nguy hiểm? Nguyên nhân và cách trị
- Cách chữa sôi bụng đầy hơi đơn giản mà hiệu quả tại nhà
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp