Cách kiểm tra điện trở sống hay chết [ Mục chia sẻ ]
Ở bài chia sẻ này sẽ xoay quanh vào 2 vấn đề chính: Công thức tính điện trở suất theo nhiệt độ và các kiểm tra sự sống chết của các loại điện trở hiện có trên thị trường
Vậy câu hỏi đặt ra:
Resistor là gì ?
Thực ra resistor chính là từ tiếng anh với tên gọi là ” điện trở “. Là một trong những link kiện khá phổ biến và quan trọng nằm trong trong tất cả các boar mạch của thiết bị
Ở bài trước; mình đã giới thiệu đến bạn đọc về khái niệm điện trở và cách phân biệt + Đọc các loại điện trở thông qua bảng hướng dẫn chi tiết
Bạn nào chưa xem có thể tìm hiểu tại đây:
Cách đọc giá trị điện trở
Qua bài trên, bạn có thể nhìn vào một con điện trở bất kỳ. Và có thể biết được nó có điện trở bao nhiêu ohm. Hoặc điện trở 100 ohm màu gì ?…. Mà không cần phải kiểm tra bằng thiết bị đo
Cách kiểm tra điện trở sống hay chết
Việc kiểm tra thiết bị điện trở giúp người dùng xác xác định được căn bệnh của các thiết bị đang sử dụng. Đồng thời; xem xét được cái này do lỗi nhà sản xuất hay do trong quá trình sử dụng bị hư
Có những loại điện trở nào trên thị trường ?
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại điện trở xuất xứ từ các hãng khác nhau trên thế giới. Trong đó; ở thị trường Việt Nam; vẫn thông dụng nhất là các dòng điện trở xuất xứ trung quốc tích hợp trong các boar mạch
Các loại điện trở trên thị trường hay sử dụng hiện nay như:
Điện trở được tích hợp gốm
Điện trở được tích hợp lên từ cách quấn dây đồng
Điện trở cacbon
Còn xem xét về ứng dụng ta có các loại điện trở công suất lớn - nhỏ - trung bình
Chính vì thế; tùy vào từng môi trường ứng dụng khác nhau. Để chọn ra một loại link kiện điện trở, biến trở phù hợp lắp ráp vào boar mạch thiết bị cho phù hợp
Công thức tính điện trở suất theo nhiệt độ
Mặc dù điện trở suất và nhiệt độ là 2 phạm trù khác nhau. Nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ khá mật thiết. Xét trên một đồ thị cos/ sin thì đây là 2 đơn vị cùng tiến cùng lùi
Có thể khẳng định 100% điện trở luôn luôn phụ thuộc vào nhiệt độ. Chính vì thế; trong hầu hết các nhà máy sản xuất như coca; pepsi, thép, sữa vinamilk….. Họ sử dụng cảm biến nhiệt độ pt100 đều gắn thêm một con chuyển đổi nhiệt độ sang 4-20mA.
Mục đích nhằm cắt đứt tình trạng sai số do cảm biến tín hiệu ra dạng trở. Mà điện trở phụ thuộc nhiệt độ dẫn đến sai số cao trong quá trình giám sát nhiệt tạo ra sản phẩm trong nhà máy
Sự phụ thuộc điện trở vào nhiệt độ
Theo công thức định luật ôm mà chúng ta từng học Dòng điện I = U/ R
Trong đó; thêm 2 công thức tính đơn vị của điện trở và điện trở suất thể hiện như sau:
ρ = ρ0[1 + α(t - t0)] . Trong đó; ρ0 là đơn vị mặc định thể hiện điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ t0 oC ( Tất nhiên; mỗi kim loại đều có một điện trở suất riêng của nó
Rt = R0[1 + α(t - t0)] , với R0 là điện trở mặc định của nhà sản xuất ở một nhiệt độ nào đó ( t0). Còn α là hệ số nhiệt của điện trở. Tuy nhiên; không phải kim loại nào cũng có cùng một α. Mà mỗi kim loại 1 α hoàn toàn khác nhau
Ví dụ minh họa cho các bạn thấy mối quan hệ mật thiết giữa điện trở và nhiệt độ:
Cụ thể bài toán cấp cho dây đồng đang có điện trở R0 = 8Ω trong phạm vi nhiệt độ 35 oC. Sau thời gian sử dụng thì điện trở dây đồng khi đo lại đã tăng lên thành 11,25 Ω.
Vậy câu hỏi đặt ra: Nhiệt độ dây đồng lúc này đang ở mức bao nhiêu độ ?
Sau khi tra bảng hệ số điện trở của kim loại ta có hệ số điện trở của dây đồng α = 0,004 K-1
Theo công thức tính: R2 = R1 [1 + α(t2 - t1)] Suy ra: α(t2 - t1)]R1 = R2 - R1 = 11,25 - 8 = 3,25
Suy ra: T2 - 35 = 3,25 * 0,004 / 8 = 0,40625 = 101,5625 => T2 = 136,5 oC
Kết luận: Khi điện trở dây đồng tăng thêm 3,25 Ω. Lúc này nhiệt độ dây đồng tăng theo 101,5 oC
Cách kiểm tra điện trở
Kiểm tra điện trở số hay chết nhằm có kế hoạch thay thế sản phẩm mới hoặc thay con điện trở mới vào để đảm bảo quy trình sản xuất được ổn định. Đa phần; nếu trong boar mạch điện trở bị lỗi hoặc hư người ta sẽ thay thiết bị cho nhanh thay vì đi mua link kiện điện trở về hàn vào
Đo - Kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng có thể nói là người bạn đồng hành cùng anh em kỹ thuật nhà máy. Bất kỳ kỹ thuật nàm cũng trang bị một chiếc đồng hồ vạn năng cho bản thân để kiểm tra các thiết bị nhà máy như điện trở; dòng điện mA, V…..
Bật đồng hồ vạn năng lên.
Sau đó, cầm núm vặn sang chức năng đo ohm => Cắm 2 que cắm ồng hồ vào 2 chân con điện trở. Nếu kim không lên hoặc lên chập chờn thì xem như con điện trở bị hư
Việc sử dụng đồng hồ kiểm tra điện trở là việc hết sức cần thiết trong nhiều trường hợp đặc biệt.
Ví dụ đã có trường hợp khách hàng muốn đưa tín hiệu dòng điện dạng analog từ biến tần; mục đích muốn hiện thị bằng đồng hồ cơ để giám sát theo dõi nhưng tín hiệu luôn báo sai
Vì sao ?
Vì căn bản trở kháng trong con đồng hồ cơ khá lớn. Lúc này bắt buộc phải mổ xẻ con đồng hồ cơ ra và dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra xem trở kháng đồng hồ bao nhiêu ohm.
Sau đó; sử dụng một bộ chuyển đổi tín hiệu analog sang analog có trở kháng tương tự vậy hoặc lớn hơn thì đồng hồ nhận tín hiệu từ biến tần mới chính xác 100%
Ngoài ra; chúng ta còn một vài cách kiểm tra điện trở như tính toán bằng công thức; đấu vào các con transmitter để test…. Tuy nhiên; phương pháp sử dụng đồng hồ vạn năng là cách nhanh nhất - Thuận lợi và dễ kiểm tra nhất
Xem thêm:
Bộ chuyển đổi biến trở sang 4-20mA