Khi nhu cầu bú của bé nhiều hơn, ngoài việc thay đầu ty mới thì các mẹ cũng có thể lựa chọn cách đục lỗ núm ty bằng kim khâu, kim tiêm, đầu bút bi,... hay các loại dụng cụ chuyên dụng Pigeon, Farlin,..
Do chăm con đầu lòng, nhiều ba mẹ vẫn chưa biết đến khái niệm “cách đục lỗ bình sữa” hay “cách đục lỗ núm ty tại nhà”. Tham khảo ngay 4 cách đục lỗ núm bình sữa chuyên nghiệp và được nhiều ba mẹ áp dụng nhất qua bài viết dưới đây cùng Chanhtuoi nhé!
Cách đục lỗ núm ty bằng kim khâu
Trong mỗi gia đình, kim khâu là dụng cụ xuất hiện khá phổ biến. Ngoài công dụng để may vá, hôm nay bạn sẽ còn biết đến một cách sử dụng khác nữa chính là đục lỗ cho núm vú bình sữa.
Cách đục lỗ núm ty bằng kim khâu được sử dụng khá nhiều bởi tính tiện dụng, dễ dàng tìm kiếm, tỉ lệ thành công tương đối cao và tiết kiệm chi phí.
Hướng dẫn cách thực hiện:
Ba mẹ có thể tham khảo hướng dẫn về cách thực hiện như sau:
Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ bao gồm có: kim khâu chắc chắn, núm ty cần đục lỗ, dụng cụ chống đầu núm ty (có thể sử dụng đầu đũa).
Bước 2: Sát khuẩn dụng cụ trước khi đục lỗ
- Các mẹ có thể sử dụng dung dịch hoặc máy sát khuẩn, khử khuẩn chuyên dụng, hay cách đơn giản nhất là ngâm qua nước sôi khoảng từ 8 đến 10 phút. Sau đó lau khô, để ráo các dụng cụ nhé.
Bước 3: Thực hiện đục lỗ núm ty
- Xác định chính xác vị trí và kích thước của lỗ núm ty mà ba mẹ muốn đục. Sau đó sử dụng dụng cụ chống cố định đầu ty.
- Tiếp tục dùng tay kéo căng bề mặt cần đục lỗ, lấy kim khâu đã được chuẩn bị sẵn, đục lỗ cho đầu ty.
- Lưu ý: Cần phải đục lỗ sao cho lỗ mới không trùng lỗ thông khí của núm ty và khi đục lỗ nếu thấy không đủ lớn, thực hiện lại thao tác tương tự thêm một lần nữa.
Bước 4: Vệ sinh khử khuẩn sau khi đục lỗ.
Sau đục lỗ chúng ta nên gỡ những phần nhựa thừa ra và cuối cùng là vệ sinh khử khuẩn đầu ti lại một lần nữa. Cách khử khuẩn tương tự như ở bước thứ 2.
Cách đục lỗ núm bình sữa: Sử dụng dụng cụ đục lỗ núm ty Pigeon
Nếu như cách đục lỗ núm ty bằng kim khâu áp dụng trong trường hợp cấp bách thì việc chuẩn bị một dụng cụ đục lỗ chuyên dụng sẽ tăng tỉ lệ chính xác hơn. Trong đó, cách đục lỗ núm bình sữa bằng bấm lỗ núm ty Pigeon được áp dụng rộng rãi.
Sản phẩm có thiết kế đơn giản gồm đầu đục có thể gắn liền vào phần tay cầm và sở hữu nhiều đặc điểm vượt trội. Thiết kế tay cầm dễ dàng. Đây không chỉ là cách đục lỗ núm ty Pigeon mà nó có thể áp dụng đối với mọi loại đầu ti đến từ các thương hiệu bình sữa khác nhau.
Dụng cụ cũng có chỗ đựng đầu đục, nên tránh thất lạc hiệu quả. Có 3 size lỗ đục ty sữa phù hợp theo độ tuổi là:
- Màu xanh: ( Size S) Dành cho bé từ 3 tháng trở lên
- Màu Hồng: (Size M) Dành cho bé từ 6 tháng trở lên.
- Màu Vàng: (Size L) Dành cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên, sử dụng hút nước trái cây,…
Cách thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên, ba mẹ cần chọn size đục lỗ phù hợp với độ tuổi của bé. Có 3 size như trên đã hướng dẫn.
Bước 2: Tiếp đến, gắn núm ty vào đầu đục
Bước 3: Sau đó, quay ngược dụng cụ và ấn núm ty lên nắp nhựa là hoàn thành việc đục lỗ. Cuối cùng chúng ta chỉ cần vệ sinh khử khuẩn cho bé thôi nhé!
Cách đục lỗ núm ty: Sử dụng dụng cụ dập lỗ núm ty bình sữa Farlin
Dụng cụ đục lỗ có khung đục Farlin cũng có tác dụng hỗ trợ người dùng đục lỗ núm vú bình sữa một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.Nếu bạn đang không biết cách đục lỗ núm bình sữa Moyuum, cách đục lỗ núm ty Avent, Cách đục lỗ núm ty Hegen như thế nào thì tham khảo ngay.
Khung dập lỗ Farlin được tạo nên từ hai bộ phận là khung (hay thiết bị dập) và 3 đầu đục với các size theo độ tuổi khác nhau của bé, bao gồm:
Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Bước 1: Đầu tiên tương tự sử dụng dụng cụ đục lỗ núm ty Pigeon, bạn cần chọn size lỗ đục phù hợp với bé nhà mình.Bước 2: Tiếp theo là mẹ phải gắn đầu đục vào dụng cụ và để dụng cụ ở trên 1 mặt phẳng.
- Bước 3: Gắn núm ti vào đúng vị trí, kéo căng núm và dập dụng cụ xuống.
- Bước 4: Lấy phần nhựa thừa vừa bị đục ra khỏi núm là bạn đã hoàn thành xong việc đục lỗ cho núm bình sữa rồi. Và đừng quên vệ sinh khử khuẩn lại nhé!
Cách đục lỗ núm ty bằng kim tiêm/bút chì kim/đầu bút bi
Trong trường hợp không mua được dụng cụ, mẹ cân nhắc cách đục lỗ núm bình sữa bằng kim, cách đục lỗ núm ty bằng kim tiêm hay cách đục lỗ núm ty bằng bút chỉ kim…
Tuy nhiên, cần đảm bảo chú ý vệ sinh sạch sẽ và xử lý cẩn thận trước khi tiến hành đục lỗ để đảm bảo an toàn cho núm ty.
Hướng dẫn cách thực hiện:
Bước 1: Để thuận tiện cho thao tác đục lỗ, mẹ cần đặt một vật dụng bên trong núm ti để cố định núm, chẳng hạn như chiếc đũa đã được vệ sinh sạch sẽ, hoặc vỏ phần đầu bút bi đã bỏ đi
Bước 2: Mẹ kéo căng núm ti lên vật chống, dùng kim đục lỗ trên phần đầu núm ti để mở rộng đầu núm. Mẹ không nên đâm vào phần lỗ đã có sẵn để tránh lỗ đục to quá khiến bé bị sặc sữa.
Bước 3: Mẹ bỏ phần thừa sau khi đã đục lỗ đi và tiến hành kiểm tra tốc độ chảy của núm ti bằng cách dốc ngược bình sữa.Mẹ cũng đừng quên tiệt trùng núm ti bằng cách ngâm qua nước sôi hoặc máy tiệt trùng để bảo vệ sức khỏe của bé mẹ nhé.
Lưu ý: Vì cấu trúc có bút chì kim có phần đầu ngòi sắc, nhọn tuy nhiên không được chắc chắn bằng kim khâu hoặc kim tiêm. Nên đối với đầu bút chì cần phải lưu ý hơn, tránh làm gãy.
So sánh ưu - nhược điểm của các cách đục lỗ núm bình sữa
Đối với từng cách đục lỗ núm ty chữ Ý (chữ Y), đục lỗ núm ty bình sữa cho bé đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm cụ thể. Xem ngay phần so sánh, đánh giá chi tiết.
Đánh giá cá nhân về các cách đục lỗ đầu ti:
Dưới góc nhìn khác quan, mỗi cách làm đều có những ưu nhược điểm riêng. Nhiều mẹ cho rằng mua dụng cụ chuyên dụng là lãng phí không cần thiết. Tuy nhiên, do đặc thù cơ thể bé rất nhạy cảm, để đảm bảo an toàn, tính chính xác thì vẫn nên ưu tiên phương pháp sử dụng dụng cụ chuyên dụng.
Các cách đục lỗ núm ty bằng các dụng cụ truyền thống hay thủ công vẫn có thể thực hiện được trong lúc cấp bách. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên thực hiện khi đã có kinh nghiệm, tỉ lệ chính xác cao để tránh hư hỏng cũng như chú trọng khâu vệ sinh trước và sau.
Những lưu ý khi đục lỗ núm ty tại nhà
Hầu hết ba mẹ không có nhiều kinh nghiệm trong việc đục lỗ núm tại nhà. Vì thế không ít trường hợp không thành công. Để thực hiện thì ba mẹ cần khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận. Dưới đây là một số điều ba mẹ cần chú ý để tăng tỉ lệ thành công.
- Tránh đục vào cái lỗ có sẵn trên núm. Lộ có sẵn là giúp lưu thông không khí khi mẹ đục vào lỗ này quá nhiều lần sẽ khiến lỗ bị rộng và bé sẽ bị sặc sữa.
- Tiếp theo là kéo núm căng da trước khi đục. Hành động này giúp cho mẹ xác định được vị trí chính xác muốn đục lỗ, đồng thời giúp dụng cụ đục lỗ phát huy hết công dụng.
- Đầu ty cao su có kết cấu khá mềm nên sau khi đục lỗ các phần xung quanh sẽ co. Trong khi đó đầu ti silicon lại có kết cấu cứng cáp hơn nên phần lỗ đục rất rõ ràng. Ba mẹ cần lưu ý để tránh đục lỗ quá lớn mà không kiểm tra.
- Núm ty nếu được đục thành công sẽ có dòng chảy đều đặn, không bị ngắt quãng. Bé có thể kiểm soát được lượng sữa mút ra nhờ vào các lỗ ty được đục đúng cách.
5 sai lầm khi sử dụng núm ty không đúng cách
1. Sử dụng núm ty không đúng với độ tuổi của trẻ
Các núm bình sữa với chất liệu khác nhau thì thời điểm thay đổi size sẽ không giống nhau:
- Núm cao su có khả năng chịu nhiệt ở tầm 100 độ C, có thể sử dụng trong vòng 3 tháng và nên thay 2-3 tháng/lần.
- Núm silicon có khả năng co giãn tốt và bền hơn so với núm cao su, khả năng chịu nhiệt là 120 độ C, trung bình 3 tháng nên thay một lần.
- Thời gian thay núm ti bình sữa còn phụ thuộc vào sự phát triển của bé. Nhiều bà mẹ trẻ lần đầu nuôi con nhỏ nên cũng ngạc nhiên khi núm ti cũng có size.Các hãng thường thiết kế núm số 1, 2, 3 hay S, M, L, lỗ núm 1 tia, 2 tia, đa tia… thích hợp cho trẻ sơ sinh ở các độ tuổi khác nhau.
2. Không thay mới núm ty bình sữa
Ngoài thay núm bình sữa theo độ tuổi, mẹ cũng cần kiểm tra và đảm bảo thay núm ty sao cho an toàn nhất với sức khỏe của bé:
- Núm ty ngả màu đục hơn so với trước đây, ố vàng, thậm chí là ẩm mốc đen.
- Núm ty bị dính lại hay phồng lên khi bú thì không ra sữa.
- Sửa chảy thành những dòng không đều nhau.
- Thay núm ty khi bé cần nâng size núm ty.
3. Cách đục lỗ núm ty bằng kim khâu: Tự cắt hoặc đục lỗ núm bình sữa sai cách
Một trong những sai lầm thường mắc phải đó chính là bố mẹ tự cắt hoặc đục lỗ núm bình sữa sai cách. Nguyên nhân của vấn đề này là do:
- Thứ nhất, bố mẹ thực hiện khi không biết cách, làm sai cách, từ đó gây hư hỏng, lỗ không phù hợp, bé bị sặc khi bú, nhiễm khuẩn,....
- Thứ hai, các bố mẹ không mua dụng cụ vì nghĩ không cần thiết. Mình cần diễn giải cho người đọc hiểu thực tế việc mua mà cần thiết, vừa đảm bảo dễ dàng, chính xác, lại có thể sử dụng cho nhiều lần.
4. Vệ sinh núm bình sữa không đúng cách
Đối với trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu. Chính vì vậy mà khi cho bé bú bình sữa thì mẹ cần làm vệ sinh bình sữa cho bé và tiệt trùng bình một cách đúng cách để đảm bảo cho trẻ có được một sức khỏe tốt nhất.
Chúng ta có thể vệ sinh tiệt trùng núm ty cho bé bằng cách sử dụng nước sôi hoặc ngâm núm ty hóa chất tiệt trùng trong nước nguội. Hay hiện đại và an toàn hơn đó chính là sử dụng máy tiệt trùng chuyên dụng.
5. Sử dụng núm ty thay ty giả (ty ngậm)
Núm ty được gắn vào bình sữa cho bé bú còn ty giả sử dụng để bé ngậm. trường hợp thay núm ty bằng ty giả rất dễ dẫn đến tình trạng nghẹt thở do nuốt phải do nó là chi tiết rời, không có đồ ngăn chặn miệng.
Ngoài ra, khi dùng núm ty thay cho ty ngậm còn tiềm ẩn nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào đường miệng, gây ra các bệnh về đường ruột.
Hy vọng qua bài viết hôm nay, ba mẹ đã biết rõ hơn về cách đục lỗ núm ty bằng kim khâu cũng như một số phương pháp khác. Trên cơ sở những đánh giá ưu điểm, nhược điểm, từ đó áp dụng phương pháp phù hợp nhất.