Loa treble là thiết bị xử lý những âm cao trong hệ thống âm thanh, chính vì vậy chúng rất nhạy cảm và rất dễ bị cháy. Vậy nguyên nhân là gì, cách chống cháy loa treble như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
[10] Nguyên nhân cháy loa treble
Dưới đây là những nguyên nhân gây cháy loa treble mà bạn nên biết để phòng ngừa và đưa ra cách khắc phục.
Micro hay hú, rít khi sử dụng
Tiếng hú rít trong dàn karaoke có tể khiến loa của bạn bị tổn hại nghiêm trọng. Càng có nhiều tiếng hú rít, loa càng dễ hư tổn. Khi tiếng hú phát ra thì cuộn dây loa sẽ sinh nhiệt rất nhanh chóng và không kịp toả ra môi trường quanh nên dẫn tới hư hỏng. Điều này còn có thể dây hại cho cả toàn bộ dàn âm thanh của bạn.

Nhu cầu sử dụng vượt quá thiết kế của loa
Thông thường loa có mức công suất bình thường, đây là mức công suất loa có thể chạy liên tục không nghỉ. Tuy nhiên khi sử dụng loa ở nhu cầu sử dụng cao hơn mức bình thường, loa sẽ bị quá tải, nên chúng rất dễ bị cháy. Để chống cháy loa treble, bạn không nên để loa làm việc với mức công suất vượt mức cho phép.

Cách chia crossover bất hợp lý
Đối với những dàn âm thanh thường sử dụng nhiều loa chuyên dụng cho từng tần số khác nhau. Vì vậy nếu phân tần số mid, treble quá thấp hoặc amlpy tải loa treble quá lớn, cũng gây nên tình trạng cháy loa. Vì vậy, các sửa loa treble bị cháy là bạn nên sử dụng thiết bị phân tần riêng biệt để tiện lợi và tránh những hư hỏng cho thiết bị.
Chỉnh Equalizer quá mức
Equalizer là thiết bị có chức năng cắt những tần số bị dư chứ không phải để tăng những gi đang thiết như nhiều người lầm tưởng. Vì vậy, nhiều người đã sử dụng thiết bị này để chính EQ quá mức. Khi đó, tín hiệu âm thanh ban đầu bị biến dạng, lâu dẫn sẽ gây ra tiếng hú, rít và gây cháy loa.
Sử dụng quá nhiều loa trong hệ thống
Để nâng cấp dàn âm thanh của mình, nhiều người cứ nghĩ chỉ cần bổ sung thêm nhiều loa hơn là có thể nâng cấp chất lượng âm thanh trở nên sống động hơn. Nhưng không phải như vậy. Sau khi lắp nhiều loa hơn những diện tích vẫn bị hạn chế, sẽ dẫn đến bị quá tải cho cả amply, gây nên hiện tượng hút và dẫn tới cháy loa treble.

Thiếu Headroom
Đây là hiện tượng không dự trử đủ khoảng âm thanh cần thiết cho căn phòng. Thông thường các kỹ thuật viện sẽ bố trí mức công suất cho đủ loa và dư ra khoảng 20% mức công suất. Vì vậy khi chống cháy loa treble bạn sử dụng tăng thêm các thiết bị nhạc cụ mà không tăng thêm mức công suất, amply và loa sẽ hoạt động quá tải và dễ bị hư hỏng.

Bố trí sai loa
Khoảng cách từ người hát tới loa quá ngắn hoặc bố trí khoảng cách từ loa treo tới loa ngang tầm mic khi dùng cũng là nguyên nhân dẫn đến việc loa treble bị cháy. Vì vậy khi bố trí loa trong dàn karaoke, bạn nên bố trí loa treo cách mặt đất khoảng 2.2, độ nghiên của loa không quá 10 độ để tránh tối đa những va chạm trực tiếp giữa dải âm cao của treble với micro.
Không phân biệt loa trong nhà và loa ngoài trời
Đây là nguyên nhân ít khi xảy ra những bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng. Bạn không nên sử dụng nhưng đôi loa nhỏ trong phòng để sử dụng cho tiệc ngoài trời. Bởi khi sử dụng ngoài trời, âm thanh không đủ đáp ứng vì vậy người dùng sẽ có xu hướng vặn mức công thanh lên mức cao hơn, điều này sẽ làm mức công suất vượt quá mức cho phép và gây ra hư hỏng loa.

Vô ý gây ra những tiếng nổ lớn
Những tiếng nổi lớn bất chợt sẽ dễ làm loa bị hư hỏng. Nguyên nhân của việc này có thể do việc mở tắt dàn âm thanh không đúng, không nhất quán, làm cho chúng gây nên tiếng nổ lớn.
Nguyên tắc khi bật tắc dàn âm thanh là thiết bị mở cuối cùng thì sẽ được tắt đầu tiên. Việc tất mở sai sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị, gây ra tiếng nổi bụp và gây hư loa.
Tiếp tục sử dụng khi loa đang gặp tổn thương
Một số loa đã có những hư hỏng, tiếng động trong loa, nhưng người dùng vẫn tiếp tục sử dụng loa. Việc này càng khiến loa bị tổn thương nhiều hơn và dần dần có thể dây cháy loa.
Cách kiểm tra loa bị cháy chuẩn xác nhất
Trên đây là các nguyên nhân gây cháy loa, vậy làm sao biết loa bị hư hỏng. Cùng xem một số cách kiểm tra dưới đây nhé
Cách 1: Cách kiểm tra loa bị cháy bằng đồng hồ đo
- Chuẩn bị một đồng hồ điện từ để đo trở kháng của loa.
- Chỉnh thanh đo của đồng hồ về thanh x 10
- Nối 2 đầu đồng hồ vào 2 chân dương(+) âm(-) của loa.
- Nếu bạn nghe thấy tiếng lộp bộp hoặc quan sát đồng hồ thấy đồng hồ nhảy thì loa vẫn có thể hoạt động được

- Nếu không có âm thanh gì, kim đồng hồ không nhảy, loa đã bị cháy và không thể hoạt động được nữa.

Cách 2: Cách kiểm tra loa bị cháy bằng pin 1.5V
- Chuẩn bị một dây điện ngắn khoảng 20cm để kết nối pin với củ loa
- Nối 1 đầu dây nối với 1 đầu của pin và đầu còn lại của dây nối với củ loa
- Đầu còn lại của pin dí sát vào đầu còn lại của loa.
- Nếu màng loa nhúm hoặc loa có tiếng kêu lộp bộp thì loa vẫn còn sống
- Ngược lại nếu loa không có bất kỳ âm thanh gì, loa đã bị hư hỏng, không thể hoạt động được.

Cách 3: Cách kiểm tra loa bị cháy bằng pin xe máy, bình acquy
Cách kiểm tra bằng bình pin, bình acquy tương tự cách kiểm tra bằng pin 1.5V.
- Chuẩn bị 2 dây nối dương
- Nối dây 2 dây vào 2 đầu của acquy
- Nối 2 đầu dây còn lại vào 2 đầu của loa.
- Nếu màng loa nhún và có tiếng kêu, loa vẫn có thể sử dụng
- Nếu màng loa không có hiện tượng gì, loa bạn đã bị cháy, không thể hoạt động được nữa.

Cách chống và sửa loa bị cháy
Cháy loa có sửa được không? Câu trả lời là có. Nhưng một thiết bị đã sửa đều không thể có chất lượng như chưa có bị hư hỏng gì, loa treble cũng vậy. Vì vậy, để chống cháy loa treble bạn cần thực hiện một số cách khắc phục sau:
Cách chống cháy loa treble
Cháy loa nguyên nhân chủ yếu do sự chủ quan của người sử dụng. Bởi trước đó, loa thường có các dâu hiệu như có tiếng hú, rít, rè, nhanh nóng màng loa. Tuy nhiên, người dùng không thực hiện khắc phục các tình trạng đó. Vì vậy Lạc Việt Audio sẽ giúp bạn có cách phòng chống cháy loa treble như sau:
- Khi bass xuất hiện tiếng hú, rít hay tiếng động lạ, nên tắt lia để kiểm tra nguyên nhân
- Lắp loa ở các vị trí cao hơn mic hoặc hướng khác người sử dụng để tránh hướng mic vào màng loa
- Căn chỉnh các chỉ số LO, MID, HI trên amply phù hợp với tần số của loa
- Sử dụng loa đúng với mức công suất cho phép
- Không sử dụng loa trong nhà cho hệ thống âm thanh ngoài trời
- Tìm hiểu thêm các kinh nghiệm chỉnh, kết nối loa và các thiết bị.

Cách sửa loa bị cháy
Sau đây sẽ là cách sửa loa đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo
Bước 1: Kiểu tra số lượng loa treble
- Mở thùng loa kiểm tra số lượng loa treble bị hỏng
- Nếu loa chi có 1 loa treble thì chắc chắn loa bị cháy
- Nếu thùng loa có nhiều hơn 1 loa treble thì hãy kiểm tra xem những loa nào bị cháy để có hướng xử lý.

Bước 2: Kiểm tra mạch nối loa
Trường hợp, thùng loa chứa nhiều loa treble và chúng không phát ra tiếng, thì hãy kiểm tra tiếp các mạch nối của loa để xác định chúng có hỏng hay bị đứt không. Nếu bị đứt hay tiến hành nổi lại

Bước 3: Cách sửa loa bị cháy bằng cách thay loa mới hoặc quấn lại loa
Sau khi thực hiện kiểm tra loa treble bị hỏng, mạch nối trong loa thì bạn tiến hành thay loa bị hỏng bằng cách mua loa treble riêng ở ngoài để thay thế.
Ngoài ra, cách sửa loa bị cháy bằng cách tự quấn lại loa treble thì có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên việc sửa loa treble không hề đơn giản, nếu bạn không thể thực hiện tốt hãy mang đến những đơn vị sửa kia uy tín giàu kinh nghiệm để tránh tình trang xấu xảy ra.

Nếu bạn vẫn chưa tìm được cho mình địa chỉ sửa loa bị cháy hoặc địa chỉ mua loa ngoài thì hãy đến ngay Lạc Việt Audio. Đây là cơ sở có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phân phối, mua bạn, sửa chửa các thiết bị âm thanh tại Hà Nội. Hãy đến ngay Lạc Việt Audio hoặc liên hệ qua số điện thoại 0982 655 355 để được tư vấn nhanh nhát nhé.
Trên đây là những nguyên nhân, chống cháy loa treble và cách sửa loa bị cháy nhanh nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được cho mình thêm kinh nghiệm khi sử dụng loa treble và sở hữu những thiết bị âm thanh chất lượng nhất nhé.