Sử dụng điện sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu của người dân trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên về cách xem đồng hồ điện, cách tính tiền điện như thế nào thì không phải hộ gia đình nào cũng biết. Trong bài chia sẻ dưới đây Mecsu sẽ giúp bạn giải đáp được mối thắc mắc này. Cùng theo dõi nhé!
#1 Cách xem đồng hồ điện gia đình
Nhìn chung cách xem đồng hồ điện khá đơn giản, để xem đồng hồ điện chính xác thì trước tiên bạn cần biết loại đồng hồ mà gia đình bạn đang sử dụng. Tuy nhiên hiện nay đa số các hộ gia đình đều sử dụng chủ yếu là các loại điện 1 pha 2 dây hay các loại đồng hồ điện 3 pha.
→ Cách để xem đồng hồ điện 1 pha 2 dây
Thông thường công tơ điện 1 pha 2 dây sẽ bao gồm 6 chữ số: 5 chữ số màu đen và 1 chữ số màu đỏ cuối cùng.
Các chỉ số màu đen có giá trị từ 00000 -> 99999kWh và chữ màu đó có giá trị là 1/10kWh.
Ví dụ: 234589 thì giá trị là 23458.9 kWh, bạn có thể bỏ phần thập phân khi tính tiền điện.
→ Cách xem đồng hồ điện 3 pha
Với đồng hồ điện 3 pha thì bạn sẽ thấy có 6 chỉ số đo điện năng. Mức điện năng được đo trong 3 thời điểm giờ bình thường, giờ thấp và khung giờ cao điểm.
Điện năng T2 T3 sẽ được hiển thị trên màn hình của đồng hồ điện, bạn có thể dễ dàng tính mức điện năng của đồng hồ điện 3 pha với công thức T1= tổng - T2 - T3.
#2 Cách xem đồng hồ điện nhà trọ dành cho sinh viên
Đồng hồ điện cơ hay đồng hồ điện tử được sử dụng rộng rãi ở các khu vực nhà xưởng cho thuê, nhà trọ…Dưới đây là thông tin chi tiết về cách xem đồng hồ điện, sinh viên hay công nhân có thể tham khảo.
→ Loại đồng hồ điện cơ
Mặt đồng hồ điện cơ sẽ có 1 dãy số hiển thị mức tiêu thụ điện Kwh và thông tin kỹ thuật của đồng hồ điện, chẳng hạn như 5(20)A, 900 vòng /1kwh…
Với đồng hồ điện ở nhà trọ thì sẽ gắn chủ yếu là các dòng 10(40)A - 450 vòng /1kwh và hiển thị trên mặt đồng hồ ở mức là 00000.0 kwh.
Để phân biệt được 2 dãy số này thì bạn có thể nhìn vào màu sắc của chúng. Chữ số bên phải ngoài cùng sẽ hiển thị màu đỏ, chữ số bên trai sẽ có màu trắng nền đen. Ngoài ra thì bạn có thể thấy dưới các chữ số này sẽ có các ký hiệu số khác.
Ví dụ như các chữ số màu trắng từ bên phải qua sẽ có các ký hiệu bên dưới lần lượt là 1, 10, 100, 1000…thể hiện chỉ mục cho giá trị của các chữ số ở trên.
Cụ thể:
- Chữ số 0 màu đỏ kèm với ký hiệu 1/10: là chỉ số hàng đơn vị kwh tức là 1/10 kwh. 1kwh được tính khi con số này nhảy từ số 0-9
- Chữ số 0 màu trắng kèm ký hiệu 1 thể hiện chỉ số 1 kwh điện năng. Khi chữ số này nhảy 1 vòng từ 0 lên 9 trở về 0 thì dãy số này sẽ nhảy 1 số từ 0 lên 1.
Tóm lại cách xem đồng hồ điện cơ là đọc các chữ số màu trắng bên trái, bỏ các chữ số màu đỏ bên phải.
→ Loại đồng hồ điện tử
Theo quy định thì các chữ số bên phải dấu chấm của đồng hồ điện tử sẽ thể hiện được giá trị 1/10 kwh, chỉ số bên trái nói lên 1 kwh.
Cách xem đồng hồ điện tử tương tự như đồng hồ điện cơ đó là xem các chữ số bên trái dấu chấm và bỏ các chữ số nằm bên phải.
→ Bao lâu không đóng tiền sẽ bị cắt điện?
Hiện nay ngày tổng kết số điện sẽ rơi vào ngày 20 và 21, chậm nhất là ngày 10-14 tháng sau sẽ có hóa đơn tiền điện đến người dân. Khách hàng dựa vào hóa đơn hợp đồng mua bán điện để thực hiện thanh toán tiền điện hàng tháng.
Trường hợp khách hàng không thanh toán thì nhà bán điện sẽ báo 2 lần thì sau 15 ngày kể từ lần báo đầu tiên thì bên nhà cung cấp điện có quyền ngưng cung cấp điện.
Đồng thời sẽ báo thời gian ngừng cấp điện cho khách hàng trước 24h. Mọi thiệt hại do việc ngừng cấp điện, bên cấp điện sẽ không chịu trách nhiệm.
#3 Công thức tính tiền điện theo công tơ
→ 1 kW bằng bao nhiêu W?
Công thức tính tiền điện theo kwh cụ thể như sau:
Mức tính tiền điện = (Mức thứ i trong biểu giá * số ngày tính tiền điện * số hộ dùng chung) / số ngày tháng trước
Sau khi tính ra được kết quả bạn nhân với giá bán lẻ và cộng với mức thuế VAT là số tiền điện phải trả tính theo đơn vị KW. Để đổi sang đơn vị W bạn nhân kết quả với 1000 để đổi.
Anh em có thể tham khảo bài viết này để hiểu hơn cách đổi 1KW ra W
→ Công thức tính tiền điện (1 pha & 3 pha)
Mti = Mqi/T x N (kWh)
Trong đó:
- Mti: Bậc thang thứ i để tính tiền điện (đơn vị kWh)
- Mqi: Bậc thang i được quy định trong biểu giá (đơn vị kWh)
- N: Tổng số ngày tính tiền (đơn vị ngày)
- T: Số ngày tính theo lịch của tháng trước liền kề (đơn vị ngày)
Kết quả tính sẽ được làm tròn đến hàng đơn vị, đây cũng là số tiền bạn phải chi trả.
→ Bảng giá điện lẻ theo các bậc
- Bậc 1 (từ 0 - 50kWh): 1.484 VND(/kWh)
- Bậc 2 (từ 51 - 100kWh): 1.533 VND (/kWh)
- Bậc 3 (từ 101- 200 kWh): 1.786 VND (/kWh)
- Bậc 4 (từ 201 - 300 kWh): 2.242 VND (/kWh)
- Bậc 5 (từ 301 - 400 kWh): 2.503 VND (/kWh)
- Bậc 6 (từ 401 - trở lên): 2.587 VND (/kWh)
Với tất cả những thông tin đề cập về cách xem đồng hồ điện và cách tính chi phí tiền điện cần chi trả mỗi tháng, Mecsu hy vọng sẽ giúp bạn chủ động trong việc tính toán và chi trả tiền điện sinh hoạt hàng ngày. Theo dõi Mecsu để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.
>>> 7700+ Mã Sản Phẩm Dụng Cụ Đo: https://mecsu.vn/san-pham/dung-cu-do.85Og
>>>1000+ Mã Sản Phẩm Đai Ốc: https://mecsu.vn/san-pham/dung-cu-cam-tay.499m