Cùng Hoàng Gia Thịnh khám phá chùa Bái Đính - Ngôi chùa ở Ninh Bình là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút du khách khi ghé thăm vùng đất cố đô. Không chỉ là nơi linh thiêng, chùa Bái Đính - Tràng An còn gây ấn tưởng mạnh bởi kiến trúc độc đáo và cảnh sắc đất trời có 1 không 2 . Cùng tìm hiểu chi tiết với mình qua nội dung dưới đây nhé.
Giới thiệu đôi nét về chùa Bái Đính Ninh Bình
Ninh Bình được xem là vùng đất cố đô của 03 triều đại nhà Đinh, Lê, Lý. Đây cũng là những triều đại tín ngưỡng đến Phật giáo nhiều nhất. Đó cũng là lý do vì sao mà đến nay - Vùng đất này vẫn còn giữ được rất nhiều ngôi chùa cổ kính và linh thiêng.
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền nằm phía trên núi Bái Đính. Chùa thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách cố đô Hoa Lư khoảng 5km về phía Tây Bắc và cách TP Ninh Bình 12km. Chùa có khuôn viên rộng tới 539 ha, bao gồm 27 ha khu chùa cổ và 80ha khu chùa mới.Hàng năm, chùa chào đón hàng vạn phật tử đổ về hành hương cúng Phật.
Với tuổi đời hơn 1.000 năm, ngôi chùa này có nhiều ý nghĩa lịch sử. Đây chính là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không chọn để xây dựng tượng Phật và trở thành địa điểm tu hành sau này. Mặt khác, đây còn là điểm được nhà vua Đinh Tiên Hoàng chọn để lập đàn cầu tế mong đánh thắng giặc, mang lại hòa bình cho nhân dân trước khi dẹp loạn 12 sứ quân.
Đến nay, trong chùa vẫn còn lưu giữ khá nhiều ấn dấu cũng như chứng tích của Phật giáo Việt Nam dưới các triều đại oai hùng một thời.
Kiến trúc tổng thể của chùa:
Nhìn tổng thể, kiến trúc chùa Bái Đính như một nét quy chuẩn cho kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam hiện nay.
Mái chùa phía chính điện vô cùng đẹp bao gồm 3 tầng,12 mái cong hình đầu đao, được lợp mái ngói hình mũi hài truyền thống. Bậc thềm trang trí rồng đá thời Lý, sân đá rộng nhìn thẳng xuống giếng ngọc rất đẹp.
Xung quanh hành lang là những bức tượng la hán chạy dài bao lấy khuôn viên ngôi chùa. Phía trong chùa có các khu vườn nhỏ để trồng cây xanh. Loại cây được chùa trồng nhiều nhất đó là cây bồ đề - được chiết về từ các ngôi chùa bên Ấn Độ. Không gian của chùa Bái Đính vô cùng thoáng mát, thanh tịnh , rất lý tưởng cho phật tử đến chiêm bái và tu tập.
Thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm chùa Bái Đính Ninh Bình
Vào mỗi mùa, cố đô sẽ khoác lên những nét đẹp khác nhau vì thế bạn có thể ghé thăm chùa Bái Đính vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch là lúc mà tiết trời mùa xuân ấm áp. Đây chính là thời điểm đẹp nhất cho bạn đi chùa Bái Đính Tràng An.
Bạn có thể kết hợp đi du xuân vãn cảnh, đi lễ chùa cầu may và tham gia vào các lễ hội lớn ở cả Tràng An và Bái Đính.
Tuy nhiên đây cũng là mùa du lịch - lễ hội cao điểm. Lượng khách tham quan đến đây rất đông đúc gây ra tình trạng quá tải và chen chúc.
Nếu bạn là tuýp người không thích bon chen, ồn ào thì có thể tham quan chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác ở trong năm đều được.
Giá vé tham quan chùa Bái Đính
Do khuôn viên chùa Bái Đính rất rộng. Nếu bạn hạn chế về thời gian thì có thể đi xe điện lên chùa. Vé xe điện ở khu chùa khoảng 30.000/ 1 chiều đi.
Đến chùa Bái Đính Ninh Bình thì tham quan những gì?
1. Điện Phật Bà cùng điện Pháp Chủ và điện Tam Thế
Đây là 3 ngôi điện nổi bật nhất ở khu chùa Bái Đính. Tất cả đều sở hữu kiến trúc rất quy mô và bề. Khi đến đây bạn không nên bỏ lỡ qua nơi này nhé.
Điện Phật Bà được xây dựng phần lớn từ gỗ. Bên trong điện bao gồm 7 gian, gian giữa có đặt một bức tượng Quan Thế m nghìn tay bằng đồng dát vàng, cao 10 mét, nặng tới 80 tấn.
Điện Pháp Chủ với chất liệu chính từ bê tông giả gỗ. Bao gồm 2 tầng với diện tích là 1945 mét. Phía trong điện thờ tượng đức Thích Ca Mâu Ni trên tòa sen đúc bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Còn Điện Tam Thế là nơi đặt 03 pho tượng Tam Thế Phật. Nhằm tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai.
2. Hang Sáng và hang Tối
Vượt qua 300 bậc đá, bạn đến được cổng Tam Quan nằm ở lưng chừng núi. Nếu đi thì tiếp bạn sẽ thấy một con dốc ở ngã 3. Đây chính là lối dẫn vào hang Sáng và hang Tối - nơi thờ Thần và Phật. Hang sâu khoảng 25 mét, rộng 15 mét, cao tầm 2 mét.
Phía trong hang được bố trí ánh đèn, tạo nên khung cảnh vô cùng lung linh, huyền ảo.
Thong thả đi qua hang xuyên thủy kỳ thú. Ngắm nhìn các khối thạch nhũ đẹp mê hồn do thiên nhiên ban tặng.
3. Đền thờ Thánh Nguyễn
Sau khi tham quan hang Tối và hang Sáng. Bạn tiếp tục đi theo hướng lên cổng là đến đền thờ Thánh Nguyễn. Ngôi đền là một trong những quần thể của chùa Bái Đính Ninh Bình, được thiết kế xây dựng theo thế tựa núi nhìn sông. Kiến trúc tổng thể của đền Thánh Nguyễn theo kiểu tiền nhất - hậu công.
Phần phía trước đền được thiết kế theo kiểu chữ Nhất, còn phía sau theo kiểu chữ Công. Bên trong đền được chạm khắc chi tiết, sinh động với nhiều hình ảnh đẹp mắt như: hình hoa, hình rồng, hình lân, …
4. Tháp chuông: nơi có chiếc chuông đồng lớn nhất Việt Nam
Tháp chuông Ninh Bình cao 22 mét, đường kính 17 mét. Tháp gây ấn tượng du khách bởi kiến trúc hình bát giác với 3 mái cong.
Bên trong tháp treo một chiếc chuông đồng có kích thước lớn nhất Việt Nam. Nó nặng đến 36 tấn, cao gần 7 mét, trên thân chuông chạm khắc chữ Hán và hình rồng nổi rất tinh xảo.
>> Có thể bạn quan tâm:
Dịch vụ thuê xe du lịch 7 chỗ giá tốt nhất TPHCM
Dịch vụ cho thuê xe 16 chỗ giá tốt TPHCM
5. Giếng Ngọc
Nằm ngay dưới chân núi chùa Bái Đính, giếng Ngọc được ví như là hạt ngọc trời ban cho nơi này. Giếng Ngọc được xây hình theo bán nguyệt với đường kính đến 30 mét, sâu khoảng 6 mét, nước trong giếng cực kỳ xanh.
Tương truyền rằng thời xưa, thiền sư Nguyễn Minh Không dùng nước ở đây để chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông; Từ đó giếng Ngọc đã trở thành một trong những địa điểm tâm linh ở đây.
6. Bảo tháp chùa Bái Đính
Bảo tháp chùa Bái Đính là một công trình rất nổi bật nơi đây. Tại đây cũng là nơi trưng bày xá lợi Phật sau khi chuyển từ Ấn Độ về. đây được coi là tòa Bảo tháp cao nhất ở Đông Nam Á.
Bảo tháp bao gồm 13 tầng, cao tới 100 mét. Tháp được trang bị 72 bậc thang và có thang máy phục vụ du khách tham quan. Tuy nhiên, nếu như muốn vào đây thì bạn phải mua vé tầm 50.000 VNĐ/lượt.
Chân tháp là một kiến trúc tổng thể hình lục giác kiên cố với chu vi 24m. Bảo tháp được xây lên từ những vật liệu thuần Việt như gạch nung Bát Tràng của ta. Những hoa văn trang trí mang đậm nét nghệ thuật thời Lý. Các tượng Phật nhỏ bằng đá được đặt hài hòa xung quanh 6 cạnh, được bố trí đều đặn từ chân lên đến ngọn tháp.
Các bức tường xung quanh ở bên trong tháp đều được điêu khắc hình tượng liên quan đến Phật pháp vô cùng đẹp và trang nghiêm.
Từ trên tầng thượng của bảo tháp, bạn sẽ được ngắm trọn vẹn quần thể chùa Bái Đính cực đẹp.
>> Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp của 7 hòn đảo “thiên đường” tại Phú Quốc
Một số điều bạn cần lưu ý khi đi chùa Bái Đính Tràng An
- Vì đây là một điểm du lịch tâm linh. Cho nên khi đi chà Bái Đính, bạn nên lựa chọn những trang phục kín đáo và lịch sự.
- Nên mang theo một đôi giày thể thao thay vì giày cao gót để bảo vệ đôi chân của bạn. Cũng như giúp dễ di chuyển hơn vì địa hình nơi đây có nhiều đồi núi, đường dốc.
- Không nên xoa tay, sờ mó các bức tượng, tuyệt đối cấm vẽ, tô lên tượng, thậm chí đến các bức tường.
- Ở chùa Bái Đính sẽ có khá nhiều gian hàng bày bán đồ lưu niệm và các món ăn đặc sản cố đô. Nhưng giá của sản phẩm có thể cao hơn so với bên ngoài. Tốt nhất là bạn hãy ghé các khu chợ, quầy hàng địa phương dưới chân núi để mua sẽ có giá rẻ hơn.
- Nếu đi vào dịp đầu xuân, mùa lễ hội, bạn nên chú ý bảo vệ tư trang cá nhân. Đề phòng tình trạng móc túi, cướp giật.
Trên đây là những chia sẻ của Hoàng Gia Thịnh về vẻ đẹp của chùa Bái Đính ở Ninh Bình đến các bạn. Nếu có dịp du lịch Ninh Bình tìm về với cố đô Hoa Lư, đừng quên dừng chân ghé thăm chùa bạn nhé!