Content là gì? Content Marketing là gì? Bạn đang là một người mới hoàn toàn khi đọc bài viết này?
Cứ yên tâm, mình và đội ngũ Kind Content với hơn 8 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp bạn nắm vững mọi kiến thức về Content.
Đây là những gì bạn sẽ nhận được trong bài viết này:
- Hiểu đúng về thuật ngữ Content, Content Marketing, Content SEO,…,
- Nắm được 20 định dạng phổ biến của Content.
- Biết được người viết content gọi là gì?
- Chiến lược, kế hoạch, bí kíp xây dựng Content hiệu quả.
- Các hình thức viết content kiếm tiền cho người mới.
- Trọn bộ tài liệu, lộ trình tự học Content Marketing bài bản.
Content là gì? Viết Content là gì?
Content là nội dung của một vấn đề, một thông tin bổ ích, một thông điệp nào đó được truyền tải tới khán giả qua các hình thức như bài viết, video, hình ảnh, hay cả âm thanh,…
Viết Content thì bạn có thể hiểu đơn giản là viết Content bán hàng, viết Content cho website, viết bài quảng cáo,… Tóm lại là viết những nội dung chữ.
Chú ý: Đừng lầm tưởng Content chỉ có bài viết nhé. Theo định nghĩa thì video, hình ảnh, âm thanh, thậm chí cả mùi hương,… Cũng có thể được gọi là Content đó.
1. Vậy Content Marketing là gì?
Content Marketing (tiếp thị nội dung) là các nội dung được đăng tải trên các kênh truyền thông (Facebook, Instagram, Tiktok,…) phục vụ cho mục đích Marketing, quảng bá thương hiệu.
Hay có thể nói: Tất cả các loại Content được dùng cho việc Marketing, đều có thể được gọi là Content Marketing. Và đương nhiên là nó bao gồm cả 2 thuật ngữ bên dưới…
2. Content chuẩn SEO là gì?
Content chuẩn SEO là những nội dung được đăng trên website, loại nội dung này thường để cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng, khác là nó được tối ưu thêm các yếu tố SEO để thân thiện với Google.
3. Content Social là gì?
Social Content là nội dung viết ra để đăng trên các kênh mạng xã hội, ví dụ như Facebook, Instagram, Twitter, Linkedin… Loại Content này ưu tiên sự sáng tạo hơn, chứ không cần tuân theo quy tắc cụ thể như Content SEO.
Ví dụ:
Tác dụng của Content Social:
- Cho mọi người biết về thương hiệu có gì, đang bán cái gì, lý do nên mua hàng,…
- Gây dựng lòng tin với khách hàng.
- Thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng.
- Kiến tạo và giữ chân khách hàng trung thành.
- Giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng.
- Tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Nói chung là Content cực kỳ quan trọng, nó quyết định mọi thứ trong cuộc sống này chứ không phải chỉ trong kinh doanh. Bởi nội dung nó chính là thông tin, thứ bạn tiếp xúc hàng ngày.
Các loại Content chính
- Thông tin: Bài viết cung cấp thông tin gì đó. Có thể là về sản phẩm/dịch vụ, kiến thức hữu ích, hoặc đơn giản là thông báo của thương hiệu về đối tác, thời gian làm việc,…
- Tương tác: Các nội dung làm khách hàng tương tác với bài viết của bạn. Ví dụ như Content theo trends, mini game, Content dạng hỏi đáp, giải trí…
- Nuôi dưỡng (Nurturing): Nội dung nuôi dưỡng người đọc thành khách hàng trung thành. Thường là những bài tăng niềm tin, độ yêu mến cho thương hiệu.
- Quảng cáo: Bài viết giới thiệu, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ để phục vụ cho mục đích bán hàng, mang về doanh thu cho doanh nghiệp.
20 dạng nội dung phổ biến
- Dạng bài viết blog: Nội dung viết blog thường thể hiện quan điểm cá nhân hoặc cung cấp những thông tin chuyên sâu kèm giải pháp chuyên về một lĩnh vực nào đó.
- Content Guides: Đây là dạng nội dung hướng dẫn, nhưng được thể hiện cùng với hình ảnh thiết kế bắt mắt, thường được đăng rất chuyên nghiệp trên website.
- Viral Content: Nội dung viral, được cộng đồng mạng lan truyền với tốc độ nhanh khủng khiếp.
- Content List: Nội dung liệt kê, thường thấy ở các bài viết dạng tổng hợp, danh sách.
- Videos Content: Nội dung được thể hiện dưới dạng video. Ví dụ như quay video hướng dẫn các bước học Content cho người mới bắt đầu.
- Bài viết PR: Là dạng bài quảng cáo, nhưng thường được viết bởi góc nhìn thứ ba (không phải thương hiệu), nhờ vậy bài PR thường có những đánh giá khách quan và đáng tin hơn.
- Images Content: Truyền tải và cung cấp thông tin dưới dạng hình ảnh.
- Content Infographic (đồ họa thông tin): Bao gồm văn bản ngắn gọn kết hợp với hình ảnh minh họa. Nhìn vào Infographic người đọc có thể dễ dàng nắm bắt ngay thông tin được truyền tải.
- Content Meme: Thường là hình ảnh chế hài hước nhằm mục đích giải trí cho người đọc.
- User Generated Content: Nội dung do người dùng tạo ra. Ví dụ như một lời đánh giá trên shopee, một video review của một người bất kỳ trên youtube,…
- Always-on Content (Content Daily): Đây là những nội dung được đăng tải thường xuyên, thường là theo khung giờ cố định mỗi ngày.
- Email Content: Khi bạn gửi email bán hàng, hay những email bao gồm những nội dung tin tức, những ưu đãi, các hoạt động mới nhất của thương hiệu,…
- Press Release (thông cáo báo chí): Văn bản giới thiệu, thông báo các sự kiện hay hoạt động mới của doanh nghiệp (lễ ra mắt sản phẩm mới, sự kiện từ thiện…)
- Content Product Review: Viết review sản phẩm/ dịch vụ.
- Storytelling: Dạng Content kể chuyện.
- Content Interviews: Là dạng nội dung phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực, những người có kiến thức sâu rộng để chia sẻ thông tin hữu ích tới khách hàng.
- Livestream: Là hình thức phát video trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội.
- Content Ebooks: Khác với sách giấy thông thường, đây là dạng sách điện tử.
- Case Studies: Nội dung này lấy các dữ kiện, sự việc có thật để phân tích, chứng minh cho một vấn đề. Thông qua đó tạo được niềm tin cho khách hàng.
- Visual Content: Đây là loại nội dung kết hợp giữa chữ, hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng… Nó kích thích các giác quan của con người, dễ dàng gây ấn tượng tới người đọc ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Content Writer
Content Writer là những người viết nội dung cho các blog/ website/ báo trí, các trang tin tức,… Công việc của họ tập trung vào viết những thông tin dài, đầy đủ, đảm bảo sự chính xác, dễ hiểu nhằm giúp cho người đọc nắm bắt được thông tin.
Sản phẩm của Content Writer:
- Bài viết chuẩn seo trên website, bài blog.
- Bài viết mang tính học thuật, hữu ích, chi tiết
- Bài viết liệt kê, Toplist
- Ebooks
- ….
Tham khảo thêm: Content Writer là gì? Lộ trình phát triển của một người viết content
Copywriter
Copywriter có thể hiểu là người viết quảng cáo, thay vì viết những thông tin mang tính đầy đủ, dễ hiểu như Content Writer, thì Copywriter có thể chỉ viết 1 dòng, 2 dòng với mục đích là đánh vào cảm xúc của khán giả, khiến họ phải hành động.
Những sản phẩm của Copywriter thường là:
- Những bài quảng cáo trên acebook.
- Câu slogan, tagline. Ví dụ “Kangaroo, Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”.
- Tagline trên ảnh quảng cáo. Ví dụ: Ví dụ “Deal sốc giá hời”, “Mua 2 tặng 1”,…
- Storytelling.
- Email Content.
- …
Tham khảo thêm: Copywriter là gì? Làm thế nào để trở thành Copywriter?
Content Creator
Content Creator là người sáng tạo nội dung. Bất cứ ai tạo ra nội dung đều có thể được gọi là Content Creator, tức là cả Content Writer hay Copywriter đều có thể gọi chung là người sáng tạo nội dung.
Tuy nhiên Content Creator thường được hiểu là những nhà sáng tạo tầm cỡ hơn là một người viết content bình thường. Mình ví dụ một số Content Creator nổi tiếng như: Khánh Vy, Giang Ơi, Khoai Lang Thang, Độ Mixi,…
Tìm hiểu thêm: Content Creator là gì? Công việc, thu nhập, kỹ năng cần có
Một Content tốt cần có những tiêu chí nào?
Một Content được xem là tốt cần đem lại những hiệu quả cho doanh nghiệp. Những Content này thường đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Có mục đích rõ ràng (giáo dục, chia sẻ quan điểm, định hướng, giải pháp,…)
- Nội dung liên quan tới thương hiệu và khách hàng.
- Nội dung được chuyên sâu và bao quát rộng về chủ đề.
- Nội dung có giá trị cung cấp cho người đọc những thông tin họ cần.
- Nội dung độc nhất (Unique), nó chứa những thông tin mà chỉ mình bạn có.
- Mang lại trải nghiệm đọc tuyệt vời cho người đọc trên mọi thiết bị.
- Bài viết phân chia cấu trúc khoa học, đẹp mắt.
- Có khả năng chuyển đổi phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của thương hiệu.
Dưới đây mình sẽ đưa ra bố cục cho 2 loại Content dạng chữ mà nhiều bạn quan tâm nhất…
Cấu trúc của một Content như thế nào?
1. Cấu trúc của Content chuẩn SEO là gì?
- Tiêu đề bài viết (Title và SEO Title). Một tiêu đề tóm gọn được các ý chính trong bài viết.
- Mô tả (Meta description): Đoạn này gồm 170 ký tự, sẽ được hiển thị trên trang Google, ngay bên dưới phần tiêu đề.
- Mở bài (Sapo): Đây là đoạn dẫn dắt người đọc vào bài, giúp họ hiểu được khái quát nội dung đang được đề cập tới, ai là người nên đọc bài viết này.
- Các đề mục trong bài viết (Heading): Được chia theo trình tự là Heading 2 - Heading 3,… Việc phân chia cấu trúc như vậy giúp bài viết rõ ràng, dễ đọc hơn.
- Thân bài (Text và Ảnh): Tối đa 3 đoạn văn liền kề. Một đoạn nhiều nhất 2-3 dòng. (1 đoạn chỉ nên nhiều nhất 80 từ). Giới hạn như vậy sẽ giúp bạn suy nghĩ cách viết sao cho ngắn gọn và đủ ý nhất.
- Mật độ từ khóa (Keyword Density): Số lần xuất hiện của từ khóa còn tùy thuộc vào độ dài của bài viết. Thông thường nằm ở 0,5-2,5%. Tuy nhiên, cần tránh nhồi nhét từ khóa nếu không muốn gây hại cho thứ hạng trang web.
- Liên kết (Internal Link và External link): Có 2 loại đường dẫn là link nội bộ (link trong website) và link từ web bài ngoài dẫn vào. Việc chèn các liên kết đúng cách sẽ giúp tăng sức mạnh của SEO.
Mình đã có một series rất chi tiết cho loại nội dung này rồi, bạn có thể đọc thêm ở đây: Cách viết bài chuẩn SEO: 57 checklist đầy đủ nhất.
2. Cấu trúc của Content quảng cáo trên Facebook
Nội dung quảng cáo thường được viết ngắn gọn, tập trung sáng tạo hình ảnh hoặc video sinh động với bố cục thường thấy sau:
- Tiêu đề chính và tiêu đề phụ.
- Phần mở đầu dẫn dắt vào vấn đề.
- Thân bài, mô tả chi tiết giải pháp, sản phẩm.
- Câu kêu gọi hành động (CTA).
- Chữ ký của doanh nghiệp. Gồm thông tin liên hệ, slogan, hashtag, địa chỉ,…
- Hình ảnh (hoặc video) tối ưu: Màu sắc thương hiệu, tagline, logo, promotion, căn chỉnh hợp lý,…
Quy trình viết Content 8 bước
Quy trình viết Content rõ ràng sẽ giúp người mới đỡ bỡ ngỡ, biết bắt đầu từ đâu để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả.
- Xác định mục tiêu
- Xây dựng chiến lược, định hướng, kế hoạch Content Marketing
- Chọn đề tài cụ thể
- Nghiên cứu đề tài
- Xây dựng mục lục bài viết
- Tiến hành viết bài
- Chỉnh sửa bài viết
- Đo lường & tối ưu
Tất cả có trong bài viết này: Quy trình 8 bước viết content cho người mới.
Checklist 69+ yếu tố viết Content thu hút
Khi bạn đã viết được nội dung theo quy trình bên trên, tức là bài viết đạt mức đúng rồi. Vậy thì bước tiếp theo hãy nâng cấp nó lên nhờ áp dụng 69 thủ pháp mình đã liệt kê ở đây: 69+ cách viết content thu hút trên từng chi tiết.
14 hình thức viết Content kiếm tiền
Theo mình thì dù bạn đang là nhân viên, hay là sếp thì vẫn nên thử đi kiếm tiền với Content, vì nó không chỉ mang lại nguồn thu nhập thụ động tốt, mà còn củng cố rất nhiều kỹ năng khác nữa.
Cá nhân mình thì cũng đang áp dụng khá nhiều các hình thức viết Content để kiếm tiền, cụ thể như:
- Cung cấp dịch vụ Content Marketing.
- Mở khóa học viết Content.
- Phát triển các Blog làm Affiliate Content.
- Xuất bản viết eBook viết Content.
- Và một số sản phẩm liên quan như Template Content.
- Tự kinh doanh vài mặt hàng khác (Content tốt giúp ích rất nhiều)
Các bạn tham khảo chi tiết hơn ở đây nhé: 14 hình thức viết content kiếm tiền uy tín cho người mới
Lộ trình tự học Content Marketing như thế nào?
Theo mình thì bạn nên hiểu rõ xem bạn muốn trở thành Content Writer hay là Copywriter, và bạn đang muốn tập trung vào kiếm tiền với Content thông qua hình thức nào?
Như vậy thì bạn sẽ giới hạn được thứ bạn muốn học ngay, thay vì tìm kiếm quá nhiều kiến thức mà chưa chắc bạn đã động tới.
Cụ thể hơn thì mình đã chia khá cụ thể trong bài này rồi, hơn 3000 từ lận: Hướng dẫn tự học viết Content cho người mới bắt đầu từ A-Z.
Kết,
Qua đây các bạn cũng đã có thể tự định nghĩa được Content là gì rồi chứ? Hy vọng với những gì mà mình chia sẻ sẽ giúp bạn định hình và biết mình nên làm gì tiếp theo nếu muốn theo nghề Content.