Một số loại thực phẩm nhất định có thể là “thủ phạm” gây bộc phát các cơn hen suyễn một cách đột ngột. Vậy khi mắc bệnh hen suyễn, bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm nào?
Bệnh hen suyễn có liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, dị ứng… Trong đó, dị ứng thức ăn là một nhân tố thường gặp gây kích thích các triệu chứng của hen suyễn. Do đó, bạn cần nên lưu ý đến chế độ ăn uống của mình trong quá trình điều trị hen suyễn.
Dị ứng thức ăn có thể kích thích các triệu chứng của hen suyễn
Dị ứng thức ăn là một phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một số loại thức ăn nhất định. Về mặt lý thuyết, bất kỳ loại thức ăn nào cũng có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, những loại thức ăn thường gây dị ứng nhiều nhất là đậu nành, trứng, sữa, lúa mì, cá, sò, đậu phộng và các loại hạt. Đối với những người quá nhạy cảm, những loại thức ăn này sẽ kích thích lên đường hô hấp và gây bộc phát các cơn hen suyễn. Các chuyên gia cho biết tình trạng dị ứng thức ăn gây kích thích các triệu chứng hen suyễn thường phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Các triệu chứng của hen suyễn do dị ứng thức ăn
Khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức đối với một loại thức ăn nào đó, nó sẽ giải phóng ra một chất gọi là histamine. Điều này sẽ gây ra các triệu chứng như nổi mề đay, phát ban, nôn mửa và tiêu chảy. Đối với những người mắc bệnh hen suyễn, ngoài những triệu chứng dị ứng thông thường này, họ cũng có thể xuất hiện tình trạng thở khò khè, tức ngực và ho tương tự như hen suyễn. Tuy nhiên, các triệu chứng của hen suyễn do dị ứng thức ăn biểu hiện khác nhau ở từng người.
Các chất phụ gia có thể khiến bệnh hen suyễn trầm trọng hơn
Các chất phụ gia cũng là một nhân tố khiến cho bạn cảm thấy khó thở và thở khò khè. Theo các bác sĩ, phẩm màu tổng hợp tartrazine FD&C Yellow 5 – loại phẩm màu phổ biến trong nhiều loại thức ăn được chế biến sẵn, có liên quan đến việc gây dị ứng đối với một số người nhạy cảm. Ngoài ra, các chất làm ngọt nhân tạo (chẳng hạn như aspartame) cũng có thể kích hoạt các phản ứng hệ miễn dịch, gây ra tình trạng khó thở. Các tác nhân khác gây kích hoạt các triệu chứng của hen suyễn bao gồm benzoate, sulfite, salicylate và glutamate monosodium (MSG). Thông thường, các chất phụ gia này được sử dụng trong việc chế biến các loại thực phẩm như:
- Trái cây hoặc rau sấy;
- Khoai tây đóng gói;
- Rượu và bia;
- Nước chanh đóng chai;
- Tôm (tươi, đông lạnh hoặc đã chế biến);
- Thức ăn muối chua.
Thức ăn gây đầy hơi và các triệu chứng của hen suyễn
Đối với những bệnh nhân hen suyễn, việc ăn quá nhiều hoặc ăn các loại thức ăn khó tiêu có thể gây ra tình trạng khó thở, do dạ dày no căng sẽ gây áp lực lên các cơ hoành. Vì thế, bạn nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ và ăn nhiều lần. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn gây đầy hơi như bông cải xanh, đậu, cải thảo, hành tây, tỏi và xúc xích.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn là nguyên nhân làm cho bệnh hen suyễn trở nên dai dẳng hơn. Do đó, bạn nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có tính kích thích (như cà phê, sô-cô-la), các loại đồ uống có gas, thức ăn nhiều dầu mỡ…
Một chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân hen suyễn. Ngoài việc phải tiêu thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cũng phải kiêng một số loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng để hạn chế tối đa tình trạng bộc phát các cơn hen.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không thể tránh khỏi tình trạng dị ứng thức ăn làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên trầm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê những loại thuốc phù hợp.
Ngoài ra, để làm giảm triệu chứng khó thở do tình trạng này gây nên một cách nhanh chóng, bạn cũng có thể tự trang bị cho mình các thiết bị điều trị hen suyễn tại nhà như máy xông mũi họng. Một gợi ý cho bạn là máy xông mũi họng nén khí NE-C25S OMRON. Với thiết kế đẹp, hình dáng thể thao, hiệu suất lớn, sản phẩm này là sự lựa chọn kinh tế và hiệu quả, thích hợp dùng cho mọi lứa tuổi trong gia đình.