Huỳnh Anh là loài cây khá thông dụng ở Việt Nam thường được trồng trang trí - leo lên hàng rào của các ngôi nhà. Hoa có màu vàng rực rỡ là nét đặc trưng nên được nhiều người ưa chuộng! Là loài cây dễ trồng, phát triển khá nhanh, ưa nắng và thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành…
Trong quá trình phát triển cây cần được dẫn đường bằng cách cột và ta cũng cần cắt tỉa để cây lên xum xuê, cho nhiều hoa khi cây đã lên đúng chiều dài cần thiết. Nhóm Huỳnh Anh hoa vàng còn có mấy loại khác như Huỳnh Anh lá nhỏ (tên khoa học: Allamanda cathartica cv). Huỳnh Anh hoa vàng nghệ: (tên khoa học: Allamanda schottii). Ngoài ra, Huỳnh Anh có hoa màu hồng (tên khoa học: Allamanda blanchettii) hay màu ngọc tên khoa học: Allamanda violacea) là 2 loại lạ nhưng không thông dụng lắm vì cây ít hoa hơn, không nổi bật bằng các dạng huỳnh anh nhóm hoa vàng. Khá lạ và độc đáo trong nhóm hoa huỳnh anh thuộc họ Apocynaceae còn có một loài cây xuất hiện ở Việt Nam khá lâu tên là Cẩm Anh tên khoa học: Strophanthus gratus). Loài cây hoa leo này có hình dáng giống Huỳnh Anh nhưng lá xanh bóng đẹp hơn, cây phát triển nhặt lá hơn. Hoa nở rộ vào đầu mùa khô, còn mùa mưa thì không có hoa.
Huỳnh anh hay Hoàng anh hay dây huỳnh, dây công chúa (danh pháp khoa học: Allamanda cathartica L.) là loài cây cảnh thuộc chi Dây huỳnh (Allamanda) trong họ La bố ma (Apocynaceae), có nguồn gốc từ Brasil.
Có 15 loài Allamanda từ Nam và Trung Mỹ, được đặt tên bởi Linnaeus là bác sĩ Thụy Sĩ và nhà thực vật học, tiến sĩ Frédéric-Louis Allamand.
Đây là một loại cây mà thân cành lá đều đẹp nên được trồng làm cảnh tại Việt Nam, thường được trồng cho leo và thành giàn hoa cho cổng ra vào hoặc leo và bám vào các song sắt của ban công. Trong vòng đời cây cho số lượng hoa nhiều hơn lá, hoa có hình phễu và chia ra năm cánh ở phần loe phễu có chung cuống hình chuông.
Theo các tài liệu trước đây loài hoa này phát triển thuận lợi tại một số vùng nhiệt đới, là loại có hoa nở quanh năm và dễ trồng tại vùng nhiệt đới hoặc vùng khí hậu có nhiệt độ trên 14 độ C.
Hoa Huỳnh Anh nếu trồng ở nơi mát, (ánh sáng chiếu trực tiếp ít hơn giờ mỗi ngày) thì cây sẽ cho ít hoa cành vươn dài hơn, không đẹp bằng những cây trồng ở những nơi nắng sáng chan hoà (100% ánh sáng). Với những chùm hoa to màu vàng tươi mọc đầu cành, trong một chùm hoa, hoa nở từng đôi một, nên trên cành luôn có hoa có nụ, cành dài và dễ uốn nên thường được trồng làm giàn hoa cho cổng ra vào hay hàng rào xung quanh nhà.
Trong phương diện Y-học, cây này chủ yếu được dùng để trị sốt rét: thân và lá khi phân hủy trong nước có tác dụng diệt bọ gậy, một phát hiện mới tại Việt Nam dùng loài hoa này sao chế tương tự như sao chè với nhiệt độ thích hợp sau đó ủ kín, hoa sẽ trở nên khô. Hương thơm như hoa cỏ sấy khô của Huỳnh anh sẽ có tác dụng có thể dùng làm thuốc đuổi muỗi hiệu quả khi rải đặt và để hoa tự tỏa hương hoặc được sử dụng như một loại nhang muỗi. Ngoài ra theo y học Ấn độ và Philippin loại trà hoa này có thể dùng làm thuốc nhuận tràng theo phương thức pha trà uống khi dùng ở liều cao có tác dụng như thuốc tẩy ruột.
Source: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_hu%E1%BB%B3nh_anh
Tìm hiểu thêm về Cây Huỳnh anh
Cây Huỳnh anh được mô tả trong “ Brasiliensis Flora bởi Carl Friedrich Philipp von Martius.
Huỳnh anh, chánh yếu dùng để chữa trị bệnh sốt rét paludisme.
Hoa Huỳnh anh rất lớn, rất thơm. Cây này ở Nam Mỹ, cho là hoa tốt nhất ở điều kiện ánh nắng mặt trời phải đầy đủ và một thế đất thoáng, thoát nước tốt.
Cây Huỳnh anh được gây trồng dễ dàng bằng cách giâm cành. Chọn các đoạn từ cành bánh tẻ đến cành già, cắt ngắn khoảng 15 - 20cm ngâm vào nước ( trong nước có hòa chung Atonik càng tốt) sau đó cắm vào giá thể (tro trấu, xơ dừa tưới ẩm), để những túi bầu giâm cây vào nơi râm mát, sau 10 ngày cây giâm bén rễ, sau thời gian này cây mọc mầm và đẻ nhánh rất nhanh, ta có thể đem trồng theo ý định trang trí của mình. Để cây Huỳnh anh thường xuyên ra hoa và cho màu sắc rực rỡ ta phải cắt tạo dáng và bón phân bổ sung định kỳ cho cây.
Ở Antilles Pháp, Huỳnh anh được biết đến dưới tên Allamanda ( màu vàng ) hay dây sữa liane à lait.
Ở Réunion, ngoài thuật ngử allamanda, còn có coupe-trompette d’or và monette cũng được dùng. Hay còn có tên là Golden Trumpet Vine trong tiếng Anh.
Thành phần hóa học và dược chất :
Tất cả bộ phận của cây Huỳnh Anh chứa :
- một chất mủ trắng latex, chất ăn da.
Tất cả các bộ phận của cây huỳnh anh allamanda cathartica có một chất nhựa sữa trắng, chất sữa này sẽ tươm ra tiếp theo một bộ phận nào của cây bị tổn thương. Toàn bộ cây có đặc tính “ quang năng động ” “ photodynamique ” mạnh, nên cây có tác dụng gây kích ứng cho da và làm phỏng cho mắt khi bị tiếp xúc.
Chất sữa trắng latex có thể gây ra một sự kích ứng da.
► Chất độc :
● Chưa xác định chính xác chất tẩy cathartique.
● Chất sữa trắng, một chất sữa lỏng trong lá, thân và hoa có thể gây kích ứng cho da và cho mắt.
● Gần đây, có một báo cáo rằng chất Plumericin là một chất kích ứng yếu cho hệ tiêu hóa gastro-intestinal, có thể là do nguyên tắc độc principe toxique trong chất sữa latex của cây.
● Chất Plumeriede = plumeroside, allamandin là những glucosides iridoïdes de lactose và là những yếu tố cardiotoniques, cardiotoxiques và chống ung bướu antintumour.
● Hiệu quả tẩy xổ đã được phán xét gia tăng sự năng động của ruột thông qua sự kích hoạt của thụ thể muscorinic.
► Lâm sàng phát hiện :
Những trường hợp ghi nhận là bị ngộ độc của cây huỳnh anh allamande cathartica, phát hiện những triệu chứng và dấu hiệu như sau :
Sau khi tiêu hóa những chất độc, một người sẽ bị tiếp sau đó :
- nôn mữa, tiêu chảy dữ dội.
Cả triệu chứng nhẹ hơn, cuối cùng dẫn đến :
- cơn sốt,
- môi sưng phù,
- miệng khô khát.
Đã có những báo cáo rằng, người ta có thể bị những triệu chứng như :
- chứng phát ban có thể phát triển éruptions cutanées,
- ngứa ở da khi bị mủ trắng latex của cây tiếp xúc.
Đối với mắt, mủ trắng được ghi nhận là gây ra một cảm giác nóng cháy rất mạnh
Tiêu chảy mãn tính có thể là kết quả của sự tiêu dùng thuờng xuyên trà allamanda (đây là trường hợp, trên thực tế xảy ra ở quần đảo Caraïbes ).
► Săn sóc và chữa trị khi ngộ độc :
Những triệu chứng như :
- nôn mữa,
- tiêu chảy.
Là những hiện tượng tự động giới hạn sự ngộ độc với cây huỳnh anh allamanda cathatica, như vậy, trong những trường hợp ngộ độc nhẹ thì sự chữa trị không cần thiết cho lắm.
● Trường hợp ngô độc nặng, bệnh nhân cần phải nhập viện để chữa trị theo phương cách tẩy rữa bằng chất lỏng liệu pháp.fluidothérapie.
▪ Nếu bị tai nạn, chất nhựa cây huỳnh anh dính vào mắt, cần phải lập tức rữa toàn vẹn với một lượng nước nhiều.
▪ Nếu có một cảm giác nóng dai dẵng trong mắt hay có một tầm nhìn mờ, nên khám bác sỉ mắt để chữa trị vể sau.
▪ Trường hợp kích ứng da và nổi mục nưóc ở da éruptions cutanées, vùng bị kích ứng phải rửa với xà phòng và nước.
▪ Nếu bị ngứa dai dẳng, dùng kem hydrocortisone 1%, hoặc dùng thuốc dị ứng antihistaminique là đủ.
● Không có thuốc giải độc cụ thể nào áp dụng cho cây huỳnh anh allamanda cathartica khi ngộ độc hay phát ban dị ứng.
Hầu hết đều do vô tình và nhẹ có thể áp dụng tốt với phương pháp chữa trị sơ khởi kể trên.
Mặc dù cây huỳnh anh có những đặc tính y học đáng kể, nhưng tất cả những bộ phận của Huỳnh anh Allamanda cathartica được coi như là có độc tính có hại.
Cảnh báo này, không được để ý đến. Lý do, những độc tố này có tính chất :
- tẩy xổ rất cao cathartiques.
● Một vài nơi như Suriname, cây huỳnh anh được sử dụng như :
- thuốc giảm ho soulager la toux.
Lá huỳnh anh được đun sôi và dùng sử dụng hơi nước bốc ra để hít thở để :
- làm sạch, xóa sạch đường mũi voies nasales.
● Lá huỳnh anh cũng được thực hiện nấu sắc như là một đơn thuốc để :
- thuốc xổ purgatif.
Cây Huỳnh anh có những đặc tính :
- kháng khuẩn anti-bactériennes
- và chống ung thư anti-cancéreuses.
Lưu ý: Sự chữa trị cây Huỳnh Anh, Allamanda cathartica, không được khuyến khích cho những ai có ít hoặc không có những kinh nghiệm kiến thức trong y học dược thảo thay thế ( médecine alternative ).
Để bảo đảm an toàn, nên hỏi ý kiến những người chuyên môn về sức khỏe hoặc tìm dùng những sản phẩm tinh chế.
Nguồn: Nguyễn Thanh Vân (Vuon Duoc Thao)
Golden Trumpet, Common Allamanda
This vigorous, fast-growing tropical vine is not low-maintenance, but responds to care with large, trumpetlike flowers. A native of mangrove swamps and lowland river banks, it is popular in subtropical gardens, where it clambers over fences, pillars and pergolas. Named for F. Allamand, an 18th-century Swiss doctor. Allamanda schottii’s prickly fruits are used in floral arrangements, Allamanda cathartica is grown as a climber or small tree. Flowers best in full sun and high heat and humidity, but needs shading from the strongest summer sun. Minimum temperatures of 55 to 60º F are ideal; it will not tolerate much frost, though mature plants can handle a few degrees lower. Move potted plants to a greenhouse in cold winters, but watch for whitefly and spider mites indoors. In early spring, cut back old stems and remove weak, straggling vines. Feed heavily during the growing season with a mix of leafmold and well-rotted, screened manure. Add coarse sand to the soil to improve drainage. Tie the vines for support as they grow, and pinch off new stem tips for a bushy shape. Keep plants nearly dry during their dormant season, from late autumn until early spring. Start new plants in late spring to early summer from cuttings in pots of leafmold and coarse sand.
Golden trumpet vines are often grown as annuals
If frost-tender golden trumpet vine (Allamanda cathartica) is left outdoors during the winter, the stems or the entire plant may be killed. Where frost is possible in the winter, this tropical plant can still be enjoyed outdoors from spring to fall. It can be grown in a container or dug up in the fall and stored indoors for the winter.
Golden trumpet vine (Allamanda cathartica) is hardy in U.S. Department of Agriculture plant hardiness zones 9 to 11. This is an evergreen vine that grows to between 10 and 20 feet tall. When grown in a container, however, it generally tops out at about 3 feet. If it grows too tall to easily bring indoors to store it for the winter, it can be pruned back by up to one-half of its height before bringing it in. Move it indoors to store it for the winter before the chance of frost when temperatures begin to drop below 60 degrees Fahrenheit at night. If the vine is growing in the ground, transplant it into a 3- to 5-gallon container with peat-based potting soil. Insert a trellis into the container and fasten the stems to it loosely with plastic-coated twist-ties or twine.
Keep it Well
Golden trumpet vine does not have a natural dormant period over the winter where it drops its leaves and does not grow at all. It should not be stored in a cold, dark place for the winter. It grows in full sun outdoors and must be stored in a bright, sunny area indoors. Place it in front of a south-, west, or east-facing window where it will be exposed to direct sunlight every day. In homes where bright direct sunlight is not an easy option, use artificial lighting to supplement the natural light. Use a fluorescent fixture with two 40-watt cool-white bulbs and two special grow-light bulbs. Set up the fixture so the bulbs are about 6 inches above the trumpet vine and leave the lights on for 14 to 16 hours each day. Plug the fixture into an automatic timer that will turn the lights on in the morning just after sunrise and shut them off 14 to 16 hours later.