Bạn muốn tìm hiểu cách làm cầu cho xe ô tô vào nhà vừa chi tiết vừa dễ dàng thực hiện? Trong quá trình làm cầu cho xe ô tô cần tính toán kỹ lưỡng các thông số về chiều dài, độ dốc đảm bảo xe di chuyển không bị chạm gầm cũng như lưu ý một số vấn đề khi làm cầu cho xe ô tô vào nhà.
Cách tính độ dốc và làm cầu cho xe ô tô vào nhà
Tính độ dốc chuẩn xác là bước quan trọng khi làm cầu cho xe vào nhà để tránh trường hợp đã hoàn thiện sản phẩm nhưng mắc một số lỗi quan trọng như xe chạm gầm, tải trọng quá yếu,... Vậy cần tiến hành những bước nào để làm dốc cho xe vào nhà? Cùng tìm hiểu theo hai cách dưới đây:
Cách 1: Sử dụng bìa carton mô phỏng chiếc xe để làm dốc cầu
Đây là cách khá đơn giản dành cho tất cả mọi người. Bạn cần chuẩn bị một số lượng lớn bìa carton cùng sự trợ giúp của 2 - 3 người là có thể tiến hành đo đạc để làm dốc cầu với trình tự như sau:
Bước 1: Đo đạc chính xác các thông số cần thiết dưới đây của chiếc xe:
-
Khoảng cách từ mép dưới chiếc xe và mặt đất (hay còn gọi là khoảng sáng gầm xe). Bởi vì bên trong gầm xe thường thấp hơn mép xe từ 2 - 3 cm, nên sau khi có được thông số, bạn cần tiến hành trừ đi 2 - 3cm để lấy giá trị cuối cùng (a).
-
Chiều dài từ mép sau của bánh trước đến mép trước của bánh sau (b).
-
Đường kính của hai bánh xe (c).
-
Khoảng cách từ mép trước của bánh trước đến đầu xe (d).
-
Khoảng cách từ mép sau của bánh sau đến đuôi xe (e).
Chú ý: Bạn nên sử dụng thước dây đo các thông số này để làm cầu cho xe ô tô vào nhà thành công.
Các thông số cần đo đạc chính xác
Bước 2: Tạo mô hình xe ô tô bằng bìa carton
Từ những thông số đã đo đạc ở bước 1, bạn tiến hàng làm mô hình mặt bên của chiếc xe theo tỉ lệ 1:1 thật chính xác. Bạn có thể sử dụng các thanh nẹp để cố định mô hình được chắc chắn hơn.
Tạo mô hình xe ô tô bằng bìa carton
Bước 3: Đánh dấu điểm chạm của bánh trước trên mặt đất khi xe bắt đầu chạm gầm
Sau khi đã có mô hình, bạn tiến hành di chuyển mô hình từ mặt đất lên sàn nhà theo chiều bạn sẽ đưa xe vào nhà sau này (ví dụ bạn muốn lùi đuôi xe vào trước thì cũng bắt đầu từ đuôi xe mô hình). Cho đến khi mép xe ô tô chạm vào sàn nhà thì bạn dừng lại và đánh dấu điểm chạm của bánh trước với mặt đất.
Đánh dấu điểm chạm của bánh trước trên mặt đất khi xe bắt đầu chạm gầm
Bước 4: Đo khoảng cách từ bánh trước đến mặt đất sao cho gầm xe không còn chạm sàn nhà nữa
Sau khi hoàn tất bước 3, bạn tiến hành nhích từ từ mô hình lên cao sao cho gầm xe không còn chạm mặt đất nữa. Tiếp đó, bạn đo khoảng cách giữa bánh trước và mặt đất.
Chú ý: Hãy đưa mô hình lên một độ cao nhất định sao cho từ độ cao đó, xe có thể di chuyển vào nhà mà không còn chạm gầm nữa. Bạn hãy di chuyển mô hình để kiểm tra quá trình này. Ngoài ra, khoảng cách này không nên quá cao sẽ làm cho dốc cầu dài không cần thiết.
Đo khoảng cách từ bánh trước đến mặt đất sao cho gầm xe không còn chạm sàn nhà nữa.
Bước 5: Đo khoảng cách từ điểm chạm bánh trước với mặt đất khi mô hình chạm gầm với chân bậc thềm.
Đo khoảng cách từ điểm chạm bánh trước với mặt đất khi mô hình chạm gầm với chân bậc thềm.
Bước 6: Với 2 thông số có được từ bước 4 và bước 5, bạn tiến hành làm dốc cầu phù hợp
Nếu chiều dài của cầu quá lớn, chiếm diện tích thì bạn có thể làm dốc cầu gấp khúc ngay tại điểm chạm bánh trước với mặt đường. Bạn nên thử với mô hình nhằm đảm bảo đường gấp khúc này không khiến đuôi xe chạm vào dốc cầu.
Như vậy, bạn đã hoàn thành dốc cầu cho xe vào nhà bằng cách thử bằng mô hình bìa carton một cách đơn giản và chính xác.
Tiến hành làm dốc cầu từ 2 thông số đã có
Cách 2: Tính toán các thông số của dốc cầu
Cách làm cầu cho xe ô tô vào nhà thứ 2 sẽ dùng công thức để tính số góc và độ dài của dốc hợp lí. Với những bạn biết tính toán và có kinh nghiệm lái xe thì có thể áp dụng cách 2 để tính độ dốc của cầu để rút ngắn thời gian cũng như công sức hơn so với cách 1. Theo đó, có 2 thông số kỹ thuật của xe ô tô cần nắm khi tiến hành tính dốc cầu có tên và ký hiệu là:
-
Khoảng sáng gầm xe: H.
-
Chiều dài cơ sở của xe: L.
Bước 1: Tính số góc tối đa của đường dốc
Dựa vào công thức dưới đây để tính số góc tối đa của đường dốc
ɑmax = 2ARCTAN(2H/L)
Trong đó:
-
ɑmax: Góc tối đa của đường dốc
-
ARCTAN: Được hiểu là TAN nghịch đảo của một số.
Từ đó, bạn đã biết được góc ɑmax lớn nhất, vậy khi làm dốc cầu cho xe vào nhà, bạn chỉ cần làm dốc cầu có số đo góc bé hơn con số này thì xe sẽ không bị chạm gầm khi di chuyển.
Tính góc tối đa của đường dốc cho xe Hyundai Elantra
Ví dụ: Bạn có chiếc xe Hyundai Elantra với các thông số cần thiết như sau:
-
H: 150mm
-
L: 2700mm
Áp dụng công thức trên ta có:
ɑmax = 2ARCTAN(2*150/2700) = 0,22 Radian = 0,22 x 180 độ/ 3,14 = 12,68 độ
Vậy, bạn sẽ làm dốc cầu có số đo góc nhỏ hơn 12,68 độ.
Bước 2: Tính chiều dài đường dốc tối thiểu khi biết chiều cao hoặc ngược lại.
Trường hợp 1: Khi bạn đã biết khoảng cách từ mặt đường đến sàn nhà, được ký hiệu là h. Và công thức tính chiều dài tối thiểu của dốc cầu, ký hiệu: lmin sẽ là:
lmin = h/ TAN(ɑmax)
Để xe không chạm gầm, bạn sẽ chọn chiều dài của dốc cầu dài hơn số đo đã tính được.
Trường hợp 2: Nếu biết chiều dài của đường dốc cầu là l, công thức tính chiều cao tối đa của dốc cầu (hmax) sẽ là:
hmax = l x TAN(ɑmax)
Tương tự, bạn sẽ chọn chiều cao dốc cầu thấp hơn số đo vừa có.
>>> Xem thêm:
- 6 cách kiểm tra bình ắc quy xe ô tô chính xác và hiệu quả nhất
- Cách phục hồi bình ắc quy khô xe ô tô hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Tính độ dốc khi làm cầu có quan trọng không?
Nếu bạn vừa sở hữu chiếc xe ô tô và tiến hành làm dốc cầu thì thường cho rằng việc này khá đơn giản, không cần tính toán quá nhiều. Nhưng trên thực tế, bạn cần tính độ dốc xe hơi một cách cẩn thận và chính xác vì những lý do như:
-
Xe di chuyển ra vào có thể chạm gầm khi đang ở giữa dốc.
-
Đụng mũi xe vào mặt đường khi đang xuống dốc.
Trong trường hợp đã làm dốc cầu mới phát hiện các vấn đề xảy ra, bắt buộc bạn phải tiến hành sửa chữa, làm mới gây lãng phí tiền của, công sức.
Lưu ý quan trọng khi làm cầu cho xe ô tô vào nhà
Trong quá trình làm dốc cho xe vào nhà hay xuống tầng hầm, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để có thể thành công ngay từ lần thi công đầu tiên:
-
Độ dốc lên xuống của xe không vượt quá 15 - 20% so với chiều sâu của tầng hầm theo tiêu chuẩn xây dựng.
-
Nếu làm dốc cầu cho xe vào nhà, cần xem xét kỷ độ cao của bậc thềm và chiều cao của ô tô để quá trình di chuyển xe không bị chạm gầm.
-
Nếu bạn làm cầu bằng sắt, cần đảm bảo dốc cầu chịu được tải trọng của ô tô. Trong trường hợp dốc cầu có mật độ di chuyển thường xuyên, bạn nên thiết kế dốc cầu có sức chịu đựng lớn hơn tải trọng ô tô thông thường để đảm bảo an toàn và ổn định.
-
Tuỳ vào hiện trạng ngôi nhà để lựa chọn vật liệu phù hợp như sắt, thép, bê tông,... Cấu trúc của cầu cần được thiết kế chắc chắn, ổn định đảm bảo khả năng chịu tải cũng như độ bền theo thời gian.
-
Yếu tố thẩm mỹ cũng cần xem xét trong quá trình thực hiện để hài hoà với tổng thể chung của ngôi nhà.
-
Chống trơn trượt trong quá trình di chuyển lên xuống dốc cầu để đảm bảo an toàn. Với dốc cầu làm từ bê tông, người thợ thường sẽ làm những rãnh xẻ chống trơn trượt cùng vật liệu hoàn thiện bề mặt. Ngoài ra, ở đầu và cuối dốc cần thi công cắt nước nhằm ngăn chặn nước chảy xuống tầng hầm.
Chống trơn trượt trong quá trình di chuyển lên xuống dốc cầu để đảm bảo an toàn
Nắm được cách làm dốc cầu cho xe ô tô vào nhà giúp bạn thành công ngay từ lần thi công đầu tiên, từ đó mang đến sự thuận tiện, an toàn mỗi khi di chuyển xe ra vào nhà, đồng thời giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa nếu thi công mà không có sự tính toán, gây hư hỏng ô tô.
>>> Xem thêm: 3 cách định vị xe trên đường quốc lộ hiệu quả và chính xác nhất
Để tránh tình trạng ô tô chạm gầm khi cho xe lên dốc, việc xây dựng cầu cho xe ô đúng cách là vô cùng quan trọng. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kinh nghiệm thiết thực về cách làm cầu cho xe ô tô vào nhà. Các bạn hãy áp dụng và cảm nhận hiệu quả của nó ngay nhé! Đừng quên theo dõi Nuoixe.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích và tin tức mới nhất về xe nhé!