Loại da nào nên và không nên lăn kim?

Lăn kim là phương pháp y khoa cực kì hiệu quả, có tác dụng điều trị sẹo rỗ, kể cả sẹo rỗ lâu năm, đẩy mụn ẩn, trị các loại mụn khác, da lão hóa, thâm nám,…

Một phương pháp tốt như vậy nhưng không phải ai cũng phù hợp để lăn kim. Để biết làn da nào nên lăn kim, loại da nào không nên lăn kim, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Rất nên lăn kim!

Nếu bạn có làn da sẹo rỗ, sẹo rỗ lâu năm, bạn nhất thiết phải lăn kim càng sớm càng tốt. Da có sẹo rỗ và mụn mức độ nhẹ cũng có thể lăn kim. Da bị mụn đầu đen, da thâm nám hay da lão hóa, xuất hiện vết nhăn, vết chân chim cũng nên lăn kim.

Loại da nào nên và không nên lăn kim?

Lăn kim sẽ tái tạo da, giúp da bạn tăng sinh tế bào mới nhằm nâng sẹo, đầy nếp nhăn, đẩy mụn ẩn, trị mụn đầu đen, làm da sáng mịn, se khít lỗ chân lông.

Tạm thời không nên lăn kim

Nếu da bạn nổi mụn ở mức độ nặng, mụn bọc, mụn mủ nhiều, viêm nặng, bạn tạm thời không nên lăn kim. Bởi vì nếu lăn kim trong trường hợp này sẽ làm lây lan mụn, tình trạng da sẽ càng tồi tệ hơn.

Loại da nào nên và không nên lăn kim?

Bạn nên đến gặp Bác sĩ chuyên khoa để khám da, Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống giúp bạn điều trị mụn trước, sau đó mới tiến hành lăn kim.

Tuyệt đối KHÔNG lăn kim

Bạn tuyệt đối không lăn kim nếu mắc các bệnh về máu như ung thư máu, giảm tiểu cầu, máu khó đông, lăn kim sẽ rất nguy hiểm cho bạn.

Loại da nào nên và không nên lăn kim?

Nếu bạn bị bệnh nhiễm trùng cơ hội, nấm da, vảy nến, eczema, lupus đỏ cũng không được lăn kim vì sẽ gây ra biến chứng, viêm nhiễm nguy hiểm.

About The Author