Mạng máy tính bao gồm rất nhiều các loại mô hình khác nhau, tiêu biểu trong đó là mô hình mạng diện rộng WAN. Hiện nay, mạng WAN đang là mạng phổ biến nhất trên thế giới sử dụng trong quy mô lớn. Vậy mạng WAN là gì? So sánh mạng LAN, WAN và MAN khác nhau như thế nào? bài viết sau đây các chuyên gia của Việt Tuấn sẽ giúp bạn giải đáp.
1. Mạng WAN là gì?
Mạng WAN là viết tắt tiếng anh của cụm từ Wide Area Network. WAN có nghĩa là mạng diện rộng, vì nó không nằm trong một phạm vi nhất định mà có khả năng mở rộng ra nhiều vị trí, thậm chí trải dài trên khắp thế giới. Mạng WAN ra đời giúp mở rộng kết nối dữ liệu ra nhiều khu vực địa lý rộng lớn từ thành phố, tiểu bang cho đến các quốc gia.
Mạng WAN được thiết lập bởi các nhà cung cấp. Sau đó các doanh nghiệp sẽ thuê lại sử dụng mạng để chuyển tiếp, lưu trữ hoặc giao tiếp với nhau. Mạng WAN ra đời với chức năng chính là để giúp cho các thiết bị được kết nối với nhau ở khoảng cách xa mà không cần phải đi dây lằng nhằng.
Xét theo quy mô địa lý thì mạng WAN đứng thứ 2, chỉ sau mạng GAN (Global Area Network - mạng toàn cầu gồm nhiều mạng được kết nối với nhau, phạm vi bao phủ không giới hạn).
Mạng WAN có lịch sử xuất hiện từ khi mạng điện toán ra đời. So với trước kia thì mạng WAN ngày nay có nhiều bước cải thiện hơn:
- Trước kia mạng WAN dựa trên các tùy chọn bao gồm: Modem và đường dây chuyển mạch. Tốc độ truyền tải khoảng 2400bps.
- Ngày nay, mạng WAN dựa trên nhiều tùy chọn hơn bao gồm: đường dây thuê bao, MPLS, internet băng thông rộng, vệ tinh. Tốc độ truyền tải phát triển mạnh mẽ thành 40Gbps và 100Gbps. Nhờ đó các ứng dụng đòi hỏi băng thông lớn có thể truyền qua WAN với tốc độ cao, doanh nghiệp dễ dàng triển khai những ứng dụng hiện đại.
So với mạng WAN thì mạng LAN cũng sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội hơn. Nếu như sử dụng mạng LAN các thiết bị như: điện thoại, laptop muốn kết nối với thiết bị mạng sẽ phải cần dây cáp và bị giới hạn khoảng cách địa lý thì mạng WAN khắc phục hoàn toàn những nhược điểm đó. Mạng WAN cho phép các thiết bị kết nối mạng ở khoảng cách xa hơn.
Trong một doanh nghiệp, mang WAN cho phép kết nối đến trụ sở chính của công ty, chi nhánh văn phòng, cơ sở đặt máy chủ, dịch vụ đám mây,... giúp thực hiện các chức năng thiết yếu hàng ngày mà không gây chậm trễ.
>> Tham khảo: Mạng MAN là gì?
2. Các thiết bị trong mạng WAN
Các thiết bị trong mạng WAN phổ biến đó là:
- Router: cổng WAN nằm ở phía sau của router được kết nối với modem để truy cập vào mạng từ nhà cung cấp dịch vụ Internet IPS. Điều này giúp tận dụng lợi thế mạng trên hầu hết các thiết bị được kết nối với nó. Tìm hiểu ngay Router là gì.
- WAN Switch: thiết bị kết nối đa cổng được sử dụng trong các mạng của nhà cung cấp dịch vụ. WAN Switch có thể là các kết nối nối tiếp, kết nối Ethernet hoặc với các giao diện WAN khác.
- CSU/DSU: thiết bị phần cứng này có khả năng chuyển đổi các khung dữ liệu dùng trong mạng LAN sang mạng dữ liệu tương thích với đường truyền mạng WAN và ngược lại.
- Access server (server giao tiếp): Đây là máy chủ có chức năng điều phối và kiểm soát modem.
- Terminal Server: dịch vụ cho phép nhiều người dùng kết nối cùng một lúc để cấu hình nhiều Router ở đầu xa.
- Modem: Đây là một thiết bị điều chế sóng tín hiệu dùng cho các đường ADSL.
- Frame Relay Switch: thiết bị chuyển mạch Frame Relay.
3. Cách thức hoạt động của mạng WAN
Cách hiểu dễ nhất về mạng WAN là khi nghĩ về Internet - được coi là mạng WAN lớn nhất. Đây là mạng diện rộng sử dụng IPS và kết nối nhiều mạng cục bộ nhỏ hoặc trong khu vực thành phố lớn. Ở quy mô nhỏ ví dụ như một doanh nghiệp, mạng WAN bao gồm các dịch vụ đám mây, trụ sở chính và văn phòng chi nhánh. Ở quy mô này, mạng WAN sẽ kết nối các bộ phận đó của doanh nghiệp.
Mạng WAN bất kể được kết hợp bằng cách nào và trong phạm vi bao xa thì nó vẫn cho phép chia nhỏ mạng hơn ra các vị trí riêng và các mạng nhỏ này có thể giao tiếp với nhau. Trong quá trình hoạt động, mạng WAN có thể sử dụng như một mạng riêng tư giúp kết nối các bộ phận trong một doanh nghiệp. Ngoài ra nó cũng có thể để ở chế độ công khai cho phép kết nối các mạng nhỏ hơn với nhau.
>> Tìm hiểu: IP WAN là gì?
4. Các loại công nghệ của mạng WAN
Các loại công nghệ của mạng WAN có thể kể đến đó là:
- Mạng chuyển mạch gói (packet-switched): Đây là một phương pháp truyền dữ liệu trong đó thông điệp sẽ được chia thành các gói, các gói này được gửi độc lập 3 lần qua bất kỳ đường tuyến tối ưu nào cho mỗi gói và cuối cùng sẽ tập hợp lại tại điểm đích. Các gói mạng được gửi 3 lần nhằm mục đích kiểm tra, xác minh trong một quy trình so sánh, xác nhận có ít nhất 2 bản sao trùng khớp. Trường hợp xác minh không thành công sẽ nhận được yêu cầu để gửi lại gói.
- Bộ giao thức TCP/IP: TCP/IP là từ viết tắt của giao thức điều khiển truyền dẫn. Đây là bộ giao thức bao gồm các giao thức truyền thông cơ bản có chức năng kết nối các thiết bị mạng trên internet và các mạng máy tính/ thiết bị mạng khác.
- Bộ định tuyến Router: Bộ định tuyến là thiết bị mạng có chức năng kết nối các mạng LAN lại với nhau để tạo thành mạng WAN.
- Mạng lớp phủ: Đây là kỹ thuật truyền dữ liệu, trong đó phần mềm được sử dụng để tạo các mạng ảo trên một mạng khác, điển hình là cơ sở hạ tầng phần cứng và cáp.
- Gói qua SONET/SDH (PoS): Đây là một giao thức truyền thông được sử dụng chủ yếu cho truyền tải mạng WAN. Nó xác định cách các liên kết điểm-điểm giao tiếp khi sử dụng sợi quang và các giao thức truyền thông SONET hoặc SDH.
- Chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS): Đây là kỹ thuật tối ưu hóa định tuyến mạng, hướng dữ liệu từ nút này sang nút khác bằng việc sử dụng nhãn đường dẫn ngắn thay vì địa chỉ mạng dài.
- ATM: Đây là một kỹ thuật chuyển mạch phổ biến trong các mạng dữ liệu ban đầu đã được thay thế bằng các công nghệ dựa trên AI.
- Frame Relay: Đây là công nghệ truyền dữ liệu giữa các mạng LAN hoặc điểm cuối của mạng WAN. Frame Relay đóng gói dữ liệu trong các khung, mỗi khung chứa tất cả các thông tin cần thiết để định tuyến và sau đó gửi nó qua mạng Frame Relay được chia sẻ.
>> Tìm hiểu: SD-WAN là gì?
5. Ưu điểm và nhược điểm của mạng WAN là gì?
Cũng như những mạng khác thì mạng WAN cũng có những ưu điểm và nhược điểm, điển hình đó là:
5.1. Ưu điểm
Mạng WAN đang là mạng được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống với nhiều ưu điểm nổi trội hơn hẳn so với mạng WAN, đơn giả sau:
- Mạng có khả năng bao phủ trong một khu vực có địa lý rộng lớn, mạng mở rộng ra nhiều vị trí, cho phép người dùng kết nối mạng từ xa, không bị giới hạn tín hiệu.
- Mạng WAN có thể chứa một lượng lớn các thiết bị đầu cuối như: Máy tính, điện thoại, máy tính bảng, bảng điều khiển trò chơi,...
- Mạng WAN có khả năng kiểm soát truy cập của người dùng hiệu quả.
- Khả năng lưu trữ và chia sẻ thông tin của mạng WAN chất lượng trên một phạm vi lớn.
- Mạng WAN cho phép chia sẻ tài nguyên và phần mềm bằng cách kết nối các máy trạm với nhau.
5.2. Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm thì mạng WAN cũng còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Tốc độ truyền tải tùy vào mỗi khu vực sẽ nhanh hoặc chậm khác nhau.
- Mạng WAN tốn nhiều chi phí thiết lập ban đầu do hệ thống mạng của nó phức tạp hơn rất nhiều so với mạng LAN.
- Hệ thống mạng WAN trong quá trình sử dụng nếu như gặp lỗi sẽ tốn nhiều thời gian để xử lý, khắc phục.
- Để duy trì mạng WAN ổn định cần sự tham gia của các kỹ thuật viên và quản trị viên có tay nghề.
- Tính bảo mật kém.
6. Các kiểu thiết kế của mạng WAN
6.1. Thiết kế mạng WAN kiểu truyền thống
Dựa trên những yêu cầu về địa lý, ứng dụng và các dịch vụ được nhà cung cấp cài đặt sẵn mà mạng WAN được thiết kế thành 3 kiểu truyền thống chính đó là:
- Thiết kế mạng WAN theo cấu trúc hình sao.
- Thiết kế mạng WAN theo cấu trúc hình lưới.
- Thiết kế mạng WAN theo cấu trúc hình lưới bán phần.
6.2. Thiết kế mạng WAN kiểu kiến trúc dự phòng
Do mạng WAN có đặc điểm là tốc độ thấp và liên kết có độ tin tưởng kém nên việc mở rộng thêm kiểu thiết kế mạng dự phòng là vô cùng cần thiết.
Nhờ có kiểu thiết kế mạng dự phòng mà mạng WAN có thể mang tính sẵn hơn cho hệ thống, đảm bảo thời gian gián đoạn tối thiểu khi gặp sự cố trong quá trình kết nối. Đặc biệt, mạng WAN còn có thể dễ dàng thiết lập mô hình kết nối quay số hoặc thuê kênh riêng.
7. Sự khác nhau giữa mạng LAN, MAN và WAN
Mạng diện rộng WAN so với mạng LAN và mạng MAN sở hữu nhiều ưu điểm hơn: phạm vi kết nối không giới hạn, tốc độ truyền tải cao,... Sau đây là bảng so sánh chi tiết sự khác nhau giữa 3 mạng LAN, MAN và WAN.
Tiêu chí so sánh
Mạng LAN
Mạng WAN
Mạng MAN
Tên đầy đủ
Local Area Network (mạng cục bộ)
Wide Area Network (mạng diện rộng)
Metropolitan Area Network (mạng đô thị)
Phạm vi chia sẻ kết nối
Phạm vi nhỏ
Phạm vi không giới hạn
Phạm vi trong khoảng 50km
Tốc độ đường truyền dữ liệu
10Mbps - 100Mbps
256Kbps - 2Mbps
lớn hơn LAN và nhỏ hơn WAN
Tốc độ băng thông
Lớn
Thấp
Trung bình
Cấu trúc liên kết
Đường truyền và vòng cấu trúc
ATM, Frame Relay, Sonnet
DQDB
Quản trị mạng
Đơn giản
Phức tạp
Phức tạp
Chi phí
Thấp
Rất cao
Cao
Khả năng hoạt động khi gặp sự cố
Tốt
Kém hơn
Kém hơn mạng LAN
Các thiết bị truyền dữ liệu
Không dây (wifi), có dây cáp Ethernet
Vệ tinh, sợi quang, vi sóng
dây cáp, phương tiện truyền dẫn
Tỷ lệ nghẽn mạng
Ít khi xảy ra
Phức tạp, quá trình sửa chữa cần nhiều thời gian
ít nhiễu và có lỗi hơn mạng WAN
Quyền sở hữu
Riêng tư
Riêng tư hoặc chung
Riêng tư hoặc chung
Tổng kết
Trên đây các chuyên gia của Việt Tuấn đã chia sẻ cho bạn tổng quan các thông tin giải đáp mạng WAN là gì? Có thể nói mạng WAN là một mắt xích vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Nếu bạn còn bất cứ thông tin nào khác cần giải đáp, vui lòng liên hệ tới số hotline của công ty Việt Tuấn để được hỗ trợ nhanh chóng trong thời gian sớm nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thiết bị cân bằng tải router hoặc muốn tìm hiểu thêm về router là gì?, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé! Đừng quên cập nhật Viettuans.vn thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức mạng, quản trị mạng.