Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn về học tập giúp bạn tự tin hơn khi tìm việc làm hoặc nộp đơn xin học bổng. Ngoài việc chuẩn bị tốt sơ yếu lý lịch trước khi phỏng vấn, thì việc thể hiện trong khi phỏng vấn là điều quan trọng hơn cả. Bởi đây là lúc bạn thể hiện những điểm mạnh của bản thân. Nếu bạn thể hiện tự tin, lưu loát thì sẽ có cơ hội lớn ghi điểm và được tuyển dụng.
Những dạng câu hỏi phỏng vấn về học tập thường thấy nhất hiện nay
Dạng câu hỏi về học tập luôn là vấn đề được nhiều nhà tuyển dụng hay trường tuyển sinh học bổng quan. Việc chuẩn bị tốt, tự tin về các câu hỏi này chính là chìa khóa giúp bạn có được cơ hội tốt dành cho bản thân,
Câu hỏi dạng giới thiệu bản thân
Đây là câu hỏi mở đầu cũng như quan trọng mà hầu hết các trường hay nhà tuyển dụng đều quan tâm. Dạng câu hỏi này sẽ giúp các giáo viên hiểu cơ bản về người phỏng vấn. Điều này sẽ có đòn bẩy dẫn dắt những câu hỏi tiếp theo đi theo hướng phù hợp.
Đây là những câu hỏi mang tính bao quát rộng, người phỏng vấn sẽ trả lời một cách tự nhiên, mà không theo bất kỳ đáp án có sẵn. Lời khuyên khi gặp câu hỏi giới thiệu bản thân đó là nên lập ra các dàn ý câu hỏi thường gặp. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc định hình và trả lời câu hỏi và thể hiện khả năng của bản thân.
Câu hỏi về những môn học yêu thích
Những câu hỏi phỏng vấn về học tập không thể thiếu về câu hỏi về môn học yêu thích. Khi nhận được dạng này, tốt nhất nên lựa chọn câu trả lời liên quan đến kế hoạch học tập, hay nghề nghiệp tương lai của bản thân.
Đặc biệt, bạn không nên dựa trên điểm số. Bạn nên dựa vào những cảm hứng nhận được từ môn học để đưa ra câu trả lời thật phù hợp. Điều này vừa giải đáp người hỏi, vừa cho bản thân hiểu rõ hơn mong muốn ngành nghề. Người hỏi có thể làm mục tiêu tìm hiểu chuyên sâu hơn trong tương lai.
Những câu hỏi phỏng vấn về học tập ở trường lớp
Những câu hỏi phỏng vấn về học tập luôn là chủ đề mà nhà phỏng vấn lựa chọn nhiều nhất. Đây là dạng câu hỏi dựa trên các trải nghiệm của bản thân về quá trình học tập, mục tiêu của bản thân.
Bạn hãy trả lời một cách tự tin, mạch lạc nhất về các quyết định về quá trình học tập của mình. Chủ đề về lựa chọn môi trường học, chuyên ngành, hay những trải nghiệm đặc biệt của bản thân vô cùng phù hợp dành cho bạn.
Những ai gặp được câu hỏi ở dạng này có thể dựa trên trải nghiệm tốt nhất của bản thân đối với không gian học tập, trường lớp. Bạn hãy trả lời về quyết định đúng đắn của bản thân khi lựa chọn chuyên ngành, trường lớp. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn điều gì làm bản thân thay đổi một cách tích cực nhất trong quá trình trải nghiệm quá trình học.
Hy vọng thu được những trải nghiệm như thế nào ở Đại Học - Cao Đẳng
Chắc chắn đối với những sinh viên vừa mới thi đậu đại học thì đây là câu hỏi được đề cập nhiều nhất. Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này, và câu trả lời được lựa chọn nhiều hơn cả đó là “Mong muốn kết bạn nhiều hơn, học hỏi hơn.”
Dù trả lời như thế nào thì bạn cũng cần truyền đạt được những ý tích cực, hi vọng vào câu trả lời. Bạn cũng có thể trả lời về môi trường học tập, lối sống và cách học tập của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra các cảm nhận, những đánh giá của mình. Đặc biệt, đừng quên thể hiện việc ham học hỏi về chuyên ngành hoặc ngoại ngữ. Đây sẽ là điểm cộng để người phỏng vấn hiểu rõ hơn về bạn và môi trường bạn mong muốn.
Những câu hỏi giáo viên có thể đặt ra mà bạn có thể tham khảo
Các lĩnh vực, câu hỏi mà giáo đặt ra vô cùng phong phú. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo một số câu hỏi thường gặp để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn.
Một số câu hỏi thông thường học sinh sẽ được hỏi
Nếu học sinh, sinh viên vừa trải qua một kỳ nghỉ hè dài thì trước khi bắt đầu học lại các thầy cô sẽ đưa ra khá nhiều câu hỏi. Thông thường các câu hỏi này sẽ ở dưới dạng viết để cô thầy có thể nắm bắt được tình hình học sinh. Những câu hỏi phỏng vấn về học tập phổ biến đó là:
- Khi quay lại trường học sau kỳ nghỉ hè em cảm thấy thế nào? Điều gì làm em thấy vui nhất khi quay lại trường?
- Các em có mong muốn được thầy cô chào đón thế nào khi quay lại trường không?
- Trong quá trình học, e cảm thấy thế mạnh của mình là gì? Em làm thế nào để phát huy những thế mạnh đó?
- Em có hay tham gia các hoạt động ở trường không? Điều khiến em thích thú ở ngôi trường này là gì?
- Điều gì khiến em cảm thấy còn thiếu sót cần thay đổi không? Hay có bất kỳ vấn đề về không gian, môi trường học tập cần cải thiện vào năm học mới?
Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận mà giáo viên lựa chọn. Phổ biến nhất hiện nay chính là dùng form khảo sát cho học sinh, sinh viên. Hình thức này vừa giúp học sinh nói ra được quan điểm của mình, vừa giúp thầy cô nắm bắt đầy đủ nhất những mục đích mình đưa ra.
Thầy cô có thể chuẩn bị bảng trắng để các em học sinh gắn những chia sẻ của bản thân lên. Hoặc thầy cô cũng có thể tổ chức buổi trao đổi, tâm sự để tạo được sự liên kết, gần gũi hơn với học sinh. Đây đều là những cách để tiếp cận thoải mái, hiệu quả nhất.
Các câu hỏi có thể đưa ra nhằm liên kết quan hệ thầy cô - học trò
Để liên kết quan hệ giữa thầy cô - học trò, cô thầy có thể tham khảo những câu hỏi phỏng vấn về học tập như:
- Các kiến thức trong quá trình học các em đã nắm bắt được chưa? Có điều gì thắc muốn đặt câu hỏi không?
- Các chia sẻ, ý kiến của em thầy cô có lắng nghe không?
- Em cảm thấy được an toàn, thoải mái trong môi trường học tập?
- Em cảm thấy ấn tượng, gần gũi với thầy cô nào nhất? Điểm nào khiến em cảm thấy thích nhất ở thầy cô đó?
Tips trả lời các câu hỏi phỏng vấn học tập
Để có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn học tập được tin tin, mạnh dạn và ghi điểm khi được thầy, cô phỏng vấn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Một trong số mẹo hay giúp trả lời câu hỏi được thông thái có thể tham khảo bên dưới.
Trước khi tham gia phỏng vấn
Trước khi tham dự phỏng vấn học tập bản thân cần tự soạn cho mình những câu hỏi phỏng vấn có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn. Các câu hỏi này không cần phải biên soạn chi tiết cả câu hỏi và câu trả lời. Vì trong khi phỏng vấn sẽ không tránh khỏi hồi hộp, lo lắng nên nếu chuẩn bị các câu trả lời và học thuộc sẽ làm cho bản thân trở nên lúng túng, trả lời theo kiểu học bài.
Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu, quần áo và các đồ dùng cần thiết cho buổi phỏng vấn vào buổi tối hôm trước. Trang phục nên lựa chọn các quần, áo đảm bảo lịch sự nhất có thể. Nên tập trung các giấy tờ, tài liệu và đồ dùng cần thiết để gọn lại một chỗ, để thuận tiện cho việc lấy một lần và không bị quên.
Biểu hiện và trạng thái trả lời các câu hỏi rất quan trọng, vì vậy nên ngủ sớm để đảm bảo ngủ đủ giấc và có một thần thái tự tin khi phỏng vấn học tập. Nên đặt báo thức dậy sớm hơn so với thời gian hẹn phỏng vấn trước 1 - 2 tiếng, để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Trong khi phỏng vấn
Khi đi phỏng vấn cần chuẩn bị sẵn một chai nước lọc để trước khi vào phòng phỏng vấn có thể giúp tâm trạng được tốt hơn, tự tin hơn. Trong lúc phỏng vấn cần giữ bình tĩnh và tự tin để có thể thoải mái trả lời được các câu hỏi mà thầy, cô đưa ra.
Bên cạnh đó cần ý tứ, lịch sự trong cách di chuyển, nói chuyện với những người xung quanh. Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn cần thoải mái, trả lời bằng sự chân thật và bám sát vào câu hỏi để không bị lạc đề.
Sau khi phỏng vấn
Sau khi phỏng vấn xong, bạn có thể xin ý kiến phản hồi và nhận xét của thầy, cô phỏng vấn để có thể rút ra được những điều còn thiếu sót trong buổi phỏng vấn. Và đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn sau có thể làm tốt hơn.
Dù kết quả như thế nào thì cũng không nên dằn vặt bản thân vì những gì đã xảy ra. Cần giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái và lạc quan để có thể tiếp tục học tập và cố gắng phát triển bản thân.
Những câu hỏi phỏng vấn về học tập luôn là yếu tố giúp tạo được sự liên kết giữa thầy cô cùng với học sinh, sinh viên của mình. Hãy tìm hiểu thêm về nhiều dạng câu hỏi khác để mối quan hệ trong trường lớp càng thêm thân thiện, khắng khít.
Xem thêm
- Phải làm gì khi bị thầy cô ghét - Cách lấy lại thiện cảm với thầy cô giáo
- Cách tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, sinh viên