PC là một thuật ngữ khá là quen thuộc và rất hay thường gặp trong cuộc sống hằng ngày hiện nay. Nhiều người thường hiểu PC là máy tính để bàn, liệu có đúng như vậy. Vậy PC là viết tắt của từ gì? Bản chất thực sự PC có phải máy tính để bàn hay không? Hãy cùng Ben Computer tham khảo ngay tại bài viết này nhé.
PC là viết tắt của từ gì?
1. PC là viết tắt của từ gì?
PC là viết tắt của cụm từ Personal Computer - có nghĩa là máy tính cá nhân. Máy tính cá nhân là một công cụ đắc lực, giúp con người có thể lưu trữ các dữ liệu lớn, truy cập internet và tận dụng vào cả mục đích giải trí. Xuất phát từ tên Tiếng Anh là Personal Computer nên máy tính được người Việt Nam gọi tắt là PC để ngắn gọn và đơn giản hóa cách gọi.
PC là viết tắt của từ gì?
PC bao gồm hai loại là: máy tính để bàn (desktop) và máy tính xách tay (laptop). Máy tính để bàn là loại máy được lắp cố định, sử dụng tại chỗ, các bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong các quán điện tử. Còn laptop hay máy tính xách tay là loại máy tính nhỏ gọn, có thể di chuyển đến bất cứ mọi nơi.
Hiện nay, đa số mọi người đều gọi máy tính để bàn là PC để phân biệt với máy tính xách tay. Bởi vậy, khi nhắc đến PC, hầu hết mọi người đều nghĩ đến máy tính để bàn.
2. Cấu tạo của PC gồm những gì?
- Thùng máy (Case)
Đây là bộ phận gắn liền với máy tính để bàn. Trên thùng máy sẽ được thiết kế có các lỗ thông hơi tỏa nhiệt và một số khe, ổ cắm để gắn dây cáp hay USB,… Một vài case sẽ được lắp đặt thêm cả bộ đèn phát sáng phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng.
Kích thước của thùng máy rất đa dạng, độ lớn sẽ tùy thuộc vào các linh kiện được trang bị bên trong. Bởi vậy, nhiều người cho rằng thùng máy to, máy tính sẽ hoạt động mạnh hơn là quan niệm không đúng. Công suất của máy là do bo mạch chủ bên trong quyết định.
Thùng máy PC
- Bo mạch chủ (Mainboard): Bo mạch chủ có vai trò rất quan trọng, giống như một bộ máy quản lý, kết nối các thành phần khác giúp máy hoạt động.
Bo mạch chủ máy tính
- Nguồn (PSU): đây là một bộ phận khá quan trọng của máy tính, phối hợp cùng với bo mạch chủ, cung cấp năng lượng để các linh kiện máy tính có thể vận hành đúng chức năng của mình.
Nguồn máy tính
- RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên): khả năng ghi nhớ những dữ liệu, thuật toán đang được sử dụng trên máy tính chính là nhờ RAM. RAM lớn thì các bạn sẽ sử dụng được nhiều tab cùng một lúc trên máy tính hơn mà không sợ quá tải.
RAM máy tính
- CPU (bộ vi xử lý): hiệu suất, khả năng xử lý nhanh hay chậm của máy tính chính là nhờ vào CPU. Hiện nay, 2 loại chip được sử dụng phổ biến nhất là Intel và AMD.
CPU của máy tính
- Ổ cứng (Hard disk): khả năng lưu trữ dữ liệu, thông tin tuyệt vời của máy tính chính là nhờ vào ổ cứng. Âm thanh, hình ảnh, tài liệu, phần mềm, thông tin cá nhân,…mọi thứ đều được ổ cứng của máy tính lưu lại. Chỉ cần ổ cứng không gặp vấn đề gì thì dữ liệu của bạn luôn được đảm bảo.
Ổ cứng
- Các thiết bị bên ngoài như: màn hình, chuột, bàn phím, máy in, USB, loa… Ngoài những thành phần trên thì máy tính còn có một số linh kiện khác để kết nối người dùng với hệ thống máy tính như chuột để điều khiển, bàn phím để đánh máy, loa truyền tải âm thanh,…
Các thiết bị ngoại vi
3. Ưu điểm nổi bật của PC
- Phục vụ nhu cầu giải trí và làm việc: máy tính có thể nói là một công cụ giải trí tuyệt vời nhất khi bạn có thể xem phim, nghe nhạc, chơi game, đọc tin tức,… trên màn hình rộng mà không hề giới hạn. Chỉ cần có một chiếc máy tính và kết nối mạng, bạn dường như có thể khám phá cả thế giới.
PC phục vụ nhu cầu giải trí và làm việc
- Khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu cao: Việc lưu trữ, ghi chép thông tin thủ công trên giấy tờ cồng kềnh khó kiểm soát đã hoàn toàn được xử lý bởi một chiếc máy tính. Tất cả những tài liệu, hình ảnh, âm thanh bạn đều có thể lưu thành file và đặt tên trên máy tính, vừa đơn giản lại tiện cho việc tìm kiếm lại sau này.
Khả năng xử lý dữ liệu cao
- Độ chính xác cao: Máy tính là một sản phẩm thông minh, có thể giúp con người xử lý rất nhiều thuật toán phức tạp mà vẫn đảm bảo được độ chính xác. Một khi các bạn đã sử dụng máy tính để tính toán, kiểm kê lại thì kết quả đạt được sẽ không bao giờ sai.
Độ chính xác tuyệt đối
4. Nên mua máy tính để bàn hay laptop?
Về cơ bản, các tính năng chính của máy tính để bàn và laptop không có sự khác biệt quá nhiều. Tuy nhiên, có thể phân tích những ưu điểm và nhược điểm của hai loại máy này như sau:
Máy tính để bàn
- Ưu điểm: Hoạt động với công suất cao, tốc độ xử lý nhanh và chính xác, đáp ứng được những yêu cầu từ cơ bản đến phức tạp của những công việc liên quan đến đồ họa.
- Nhược điểm: Không thể mang vác khi di chuyển, chỉ có thể dùng cố định tại một vị trí.
Máy tính để bàn
Laptop (Máy tính xách tay)
- Ưu điểm: Xử lý được các tác vụ cơ bản liên quan đến văn phòng, trường học. Bên cạnh đó, laptop khá gọn, nhẹ, dễ dàng mang theo phục vụ công việc mọi lúc mọi nơi.
- Nhược điểm: Nếu muốn xử lý đồ họa một cách mượt mà, nhanh chóng thì laptop còn khá yếu, không thể so sánh được với máy tính để bàn.
Laptop
Việc lựa chọn máy tính để bàn hay laptop đều phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như tính chất công việc của các bạn. Nếu không phải di chuyển nhiều và thường xuyên xử lý những công việc đòi hỏi hiệu suất cao thì nên mua máy tính để bàn. Còn nếu phải di chuyển thường xuyên và nhu cầu sử dụng ở mức cơ bản những tính năng về hành chính, trường học,… thì laptop sẽ là một sự lựa chọn thông minh hơn.
Kết luận: Hy vọng với những thông tin mà Ben Computer cung cấp ở trên đây đã giúp bạn hiểu rõ PC là viết tắt của từ gì. Đồng thời hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như những ưu điểm của PC. Nếu có bất cứ thắc mắc hay thông tin cần góp ý, hãy comment xuống phía dưới để chia sẻ cùng Ben Computer nhé!
Xem thêm: Hệ điều hành là gì? Các Hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay