Quá trình chuyển giao từ thế hệ Gen Y (thế hệ ra đời từ thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990) sang Gen Z ngày càng xuất hiện nhiều bất cập khiến cho một bộ phận các bạn trẻ Gen Z không hoàn toàn thích nghi được.
Thuộc thế hệ được sinh ra vào khoảng năm 1997 và 2012, những bạn trẻ Gen Z này ở độ tuổi 20, và những người lớn nhất đang ở độ tuổi 25.
Tương tự như thuật ngữ "thế hệ Gen Y đời đầu" dùng để chỉ những người thuộc thế hệ Gen Y lớn tuổi, chúng ta gọi họ là những Gen Z "đời đầu".
Đóng vai trò là lớp người đi trước của Gen Z, nhóm này nằm ở giữa thế hệ Gen Z mới bước sang tuổi 21 và thế hệ Gen Y đã trưởng thành. Cũng như thế hệ Millennials đời đầu, họ là những người duy nhất trong thế hệ của mình thường xuyên làm việc tại văn phòng, trước khi bước vào thời đại làm việc từ xa.
Trong khi Gen Z đang trở thành thế hệ được trang bị đầy đủ kiến thức nhất, thì lớp bạn trẻ Gen Z đời đầu là những người cuối cùng được học đại học theo cách truyền thống mà chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Sau khi tốt nghiệp, họ chủ yếu được làm việc ở môi trường trực tiếp, nhưng sau đó đại dịch ập đến, họ phải dần quen với làm việc từ xa.
Vậy, Gen Z "đời đầu" thực sự là những người như thế nào?
Khoảng một tuần trước, Tiara Williams, một chuyên gia tài chính 25 tuổi, đã tìm kiếm thời gian kết thúc của thế hệ Gen Y. Cô ấy tìm thấy rất nhiều câu trả lời khác nhau trên các trang web khác nhau - đó cũng là điều đặc trưng của thế hệ Gen Z đời đầu. Williams cho biết: "Tôi không rõ mình thực sự thuộc về thế hệ nào, có lẽ tôi đang bị kẹt ở giữa hai thế hệ".
Hadley McCormick, nhân viên tiếp thị 25 tuổi ở Illinois (Mỹ), nghĩ rằng mình không hoàn toàn là một Gen Z, cô ấy cho rằng mình thuộc thế hệ Gen Y. Cô chia sẻ: "Chúng tôi đang đứng giữa ranh giới của cả hai thế hệ". Cô nhận thấy bản thân có một số sở thích giống với gần với thế hệ Gen Y hơn, nhưng bên cạnh đó cô cũng nghĩ mình thuộc về Gen Z.
Trong một báo cáo xu hướng năm 2020, WGSN - một công ty dự đoán và phân tích xu hướng, gọi những người thuộc Gen Z "đời đầu" và Gen Y "đời cuối" là: Zennials, như là những người thuộc thế hệ "ở giữa".
Nhà tâm lý học Jean Twenge - tác giả của cuốn sách iGen: Thế hệ trẻ không hạnh phúc trong kỷ nguyên số hóa, cho biết việc phân chia thế hệ này không có cơ sở rõ ràng. Twenge cho biết: "Chắc chắn là một người sinh năm 1995 sẽ có trải nghiệm khác so với người sinh năm 2010".
Zennials thuộc thế hệ kỹ thuật số, nhưng chiếc điện thoại thông minh họ sở hữu lại có tuổi đời lớn hơn so với những người trẻ hơn.
Chắc hẳn hiếm có Gen Z đời đầu nào được tiếp xúc với mạng Internet từ sớm, nhưng điều này không đồng nghĩa rằng toàn bộ Gen Z đều như vậy.
"Sự khác biệt nằm ở việc những Gen Zers ra đời vào những năm cuối của thập niên 90 thường sẽ sở hữu chiếc smartphone đầu tiên của họ vào khoảng giữa thời gian học cấp 2," Twenge cho biết.
Hadley McCormick kể rằng cô có một chiếc điện thoại nắp trượt, khi lật lên sẽ xuất hiện bàn phím. Cô chia sẻ rằng mình có được chiếc iPhone đầu tiên của mình vào năm cô 14 hoặc 15 tuổi.
Williams chia sẻ cô sử dụng Internet vào năm lớp 10. "Khi tôi vẫn còn là một đứa trẻ, chúng tôi có căn phòng máy tính, và cả gia đình chúng tôi có một cái. Chúng tôi sẽ chơi những trò chơi có sẵn, như là đánh bài chẳng hạn", Williams cho biết.
Common Sense Media đưa ra một bản báo cáo vào năm 2019, dựa trên khảo sát trên 1600 trẻ từ 8 tuổi đến 18 tuổi, cho thấy rằng 53% trẻ em có smartphone khi 11 tuổi và ở tuổi 12, con số này là 69%.
Điện thoại iPhone có lẽ đã rất phổ biến với Gen Z sinh sau năm 2000, nhưng nó thậm chí còn không tồn tại cho tới khi những Gen Z đầu tiên lên 10 - 11 tuổi. Chiếc iPhone đầu tiên ra mắt vào tháng 1 năm 2007. Cuộc khảo sát của The Common Sense cho thấy vào năm 19% trẻ 8 tuổi có một chiếc điện thoại vào năm 2019, còn năm 2015 là 11%.
Báo cáo của WGSN đã lý giải rằng những Gen Z "đời đầu" vẫn còn quá trẻ để cảm nhận được sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 lên cơ hội việc làm và tài chính của họ, nhưng họ cũng đủ lớn để có thể thấy nó ảnh hưởng tới cha mẹ hoặc anh em của mình như thế nào.
"Họ lớn lên khi chứng kiến cuộc khủng hoảng tác động lên những tầng lớp lớn tuổi hơn," bản báo cáo cho biết, "Họ biết kinh tế có thể xuống dốc một lần nữa cho dù nền kinh tế đã phục hồi".
Và điều đó thực sự đã xảy ra: Cuộc suy thoái do sự xuất hiện của virus corona, dù ngắn hạn, nhưng đã ảnh hưởng tới những Gen Z "đời đầu" vào những năm đầu tiên họ đi làm.
Nếu những Gen Z "đời đầu" được sinh ra vào năm 1997, thì những người theo học chương trình bốn năm liên tục sẽ tốt nghiệp vào năm 2018 và 2019.
Đối với họ, việc học đại học trực tuyến chỉ là khả năng nhỏ. Trong năm 2019, chỉ 17% sinh viên học cao học tham dự qua những chương trình học trực tuyến. Nhưng điều này lại được bình thường hóa vào các năm tiếp theo khi các trường đại học phải tạm thời đóng cửa và Gen Z đã bị buộc phải trải nghiệm việc học đại học trong bốn bức tường phòng ngủ.
Mặc dù nhiều trường đại học không còn phải học trực tuyến nữa, nhưng Gen Z trẻ hơn sẽ phải đối mặt với những hậu quả của đại dịch trong lớp học, như là đeo khẩu trang trong khi học hay là giữ các tiêu chuẩn giãn cách.
Đại dịch đã làm gián đoạn môi trường làm việc và các Gen Z "đời đầu" đều hiểu rõ điều đó. Cùng với lực lượng lao động khác, họ cũng phải thích nghi với công việc từ xa - hiện là tiêu chuẩn cho các Gen Z tốt nghiệp vào năm 2020.
McCormick, nhân viên tiếp thị, cho biết: "Mọi công việc mà tôi từng thực tập hay những công việc hồi đại học đều là trực tiếp. Tôi đã bắt đầu công việc hiện tại của mình vào tuần mà đại dịch đóng cửa tất cả mọi thứ và giờ chuẩn bị quay lại làm việc trực tiếp".
"Tôi nghĩ thế hệ chúng ta lớn lên với những suy nghĩ, tư tưởng khác biệt về môi trường và công việc, cùng với văn hóa đã không ngừng thay đổi kể từ khi đại dịch bắt đầu. Làm việc trực tuyến không tồn tại hồi chúng tôi học đại học", McCormick nói.
McCormick - một người "vừa hướng nội vừa hướng ngoại" - nói rằng mặc dù cô thích sự linh hoạt trong công việc, nhưng cô cũng yêu thích những mối quan hệ mình đã tạo dựng khi làm việc trực tiếp.
Theo đó, McCormick mô tả lối làm việc của Gen Y như là những buổi họp và kết bạn với đồng nghiệp. Như Rebecca Knight của Insider đã đưa tin, ở thời kỳ mới của công việc trực tuyến, bạn bè công sở không còn tồn tại, đặc biệt là với Gen Z.
"Kể từ khi bắt đầu công việc, bạn bè thân thiết của tôi là đồng nghiệp của tôi," McCormick nói. "Đó là những người thường ngày dễ gần và dễ gặp nhất, và hẹn hò ăn uống sau khi tan ca".
Williams, chuyên gia dịch vụ tài chính, cho rằng cô đã bỏ lỡ hai năm để gặp gỡ mọi người và những cơ hội đi cùng với những kết nối đó.
"Làm việc tại nhà rất hay", cô nói. "Ý tôi là tôi có thể làm bạn với chú chó của tôi cả ngày và tôi không cần phải mặc quần áo công sở. Khi làm việc trực tiếp, bạn được khen ngợi khi bạn làm tốt công việc - nhưng tôi nghĩ khi làm việc tại văn phòng, mọi người có thể chứng kiến được điều đó. Tôi nghĩ việc này sẽ truyền cảm hứng tốt hơn ở trên văn phòng."
Vào tháng 10/2021, Ryan Roslansky, Giám đốc điều hành của Linkedln, nói rằng Gen Z đang dẫn đầu trong số những người lao động nhảy việc. Thêm nữa, sự chuyển đổi công việc giữa các Gen Z trên Linkedln đã tăng 80% so với năm ngoái.
"Những người lao động trẻ có thể tự tìm kiếm cơ hội của mình, khác hoàn toàn so với 10 năm về trước, hay là chỉ mới 3 năm trước thôi vì thị trường lao động quá eo hẹp. Hiện nay có rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ", nhà tâm lý học Jean Twenge chia sẻ.
Lauren Stiller Rikleen - Chủ tịch Viện Lãnh đạo Chiến lược Rikleen, nói rằng các công việc từ xa mang lại cho Gen Z những ưu thế trong việc chủ động, đồng thời cuộc sống của họ bị cũng bị đảo lộn không ít trong khoảng thời gian dài.
"Họ đã tự mình tước đi phần lớn thời gian thích nghi với xã hội của mình. Điều đó kìm hãm khả năng tư duy của họ và trong hoàn cảnh đó họ phải bắt đầu xác định xem điều gì là quan trọng đối với bản thân mình", Lauren cho biết.
Williams, người đã đi làm trực tiếp trước khi đại dịch diễn ra và cũng đã làm việc từ xa, là một trong số những người nhảy việc như vậy. Cô ấy nói rằng khi bắt đầu tìm kiếm công việc mới, cô ấy nhận ra rằng mình có thể được tăng lương trong vòng từ ba đến năm năm bằng cách nhảy việc.
Cuộc khảo sát về Stress của Hiệp hội Tâm lý Mỹ vào năm 2020 cho thấy những người trưởng thành thuộc Gen Z, ở độ tuổi từ 18 - 23, có mức độ stress cao nhất so với các thế hệ khác. Khoảng 1/3 Gen Z trong cuộc khảo sát cho biết sức khỏe tâm thần của họ kém hơn so với năm trước và hơn 70% cảm thấy "đau khổ hoặc không hạnh phúc" trong vòng hai tuần qua.
Điều tra về sử dụng ma túy và sức khỏe tại Mỹ cho thấy, từ năm 2019 đến 2020, những người từ 21 đến 25 tuổi bị bệnh tâm thần đã tăng lên khoảng 7%.
"Ngày càng có nhiều bạn trẻ Gen Z mắc chứng trầm cảm và tự hủy hoại bản thân", Twenge cho biết. Dữ liệu từ cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ trầm cảm bắt đầu tăng theo thời gian ở các độ tuổi khác nhau. "Từ đó cho thấy, những người sinh ra ở đầu những năm 2000 có tỷ lệ trầm cảm so với những người sinh vào cuối những năm 1990, số liệu này tiếp tục gia tăng ở cả thanh thiếu niên".
Jason Dorsey, người điều hành Trung tâm Vận động Thế hệ - một công ty nghiên cứu ở Austin, Texas, từng chia sẻ rằng một thế hệ trở thành tâm điểm khi những người thuộc thế hệ đó bước sang tuổi 25, vì lúc đó họ đã đủ lớn để chủ động về mặt kinh tế.
Kể từ khi trở thành một thế hệ mới, Gen Z đã dẫn đầu xu hướng tiêu dùng, và hồi sinh những xu hướng đã cũ.
Trong hơn một thập kỷ nữa, những Gen Z "đời đầu" sẽ là nguồn lao động chủ lực. Theo báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ vào năm 2020, Gen Z kiếm được 7.000 tỷ USD trong số 2,5 tỷ người thuộc thế hệ mình. Người ta ước tính thu nhập đó sẽ tăng lên 17.000 tỷ USD vào năm 2025 và lên 33.000 tỷ USD vào năm 2030, chiến 27% thu nhập của thế giới và vượt qua con số của thế hệ Gen Y vào năm sau.
Dorsey dự đoán rằng với đà ảnh hưởng này, thế hệ Gen Z sẽ tiếp tục thay đổi và phát triển trong vòng 15 năm tới.
Bài: Lê Nguyễn Quỳnh Anh
Nguồn dịch: Insider
Thiết kế: Thủy Tiên
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/the-he-gen-z-tu-nam-nao-a32102.html