Nhiệt độ tủ đông là bao nhiêu thì thích hợp?

Nhiệt độ quá thấp làm cho thực phẩm đông đá “cứng ngắc” cũng như tiêu tốn điện năng không cần thiết. Ngược lại, nhiệt độ quá cao làm cho khí lạnh yếu không thể bảo quản được thức ăn dẫn đến thực phẩm bị hư và hôi thối thậm chí ngộ độc. Vậy nhiệt độ là bao nhiêu để phù hợp? Cùng nhau tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Nhiệt độ tủ đông là bao nhiêu thì thích hợp?

Mỗi ngăn đông hay ngăn mát của tủ đông đều có mức nhiệt riêng để phù hợp với nhu cầu. Khi mới mua tủ về thì hầu như tủ đều được cài đặt sẵn theo mặc định của nhà sản xuất. Tuy nhiên, nhiệt độ vẫn có thể thay đổi được với yêu cầu của từng gia đình. Khi ở mức thấp thì nhiệt độ trong tủ ấm hơn và ngược lại. Nhưng không phải lúc nào cũng là mức cao nhất cũng tốt, mà cần phải lựa chọn được nhiệt độ phù hợp.

Nhiệt độ tủ đông ngăn đông là <- 18 độ C

Ngăn đông là nơi bảo quản nhiều loại thực phẩm đông lạnh trong thời gian dài, nên chắc chắn nhiệt độ luôn giữ ở mức dưới 0 độ C. Tuy nhiên, mức độ dưới -18 độ C là mức nhiệt độ tốt nhất bảo quản các loại thực phẩm tươi ngon. Ở nhiệt độ này, thực phẩm được đông lạnh hoàn toàn, ngăn chặn được sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn.

Những loại thực phẩm cần bảo quản ngăn đông như:

Nhiệt độ tủ đông là bao nhiêu thì thích hợp? - Tin tức

Nhiệt độ tủ đông ngăn mát là 0 - 4 độ C

Với tủ đông 2 ngăn có ngăn mát, nhiệt độ tại đây là khoảng 0-10 độ C. Ngăn này có chức năng chính là lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ vừa phải cho mục đích sử dụng ngắn hạn.

Khi bảo quản thực phẩm trong ngăn mát nên hút chân không hoặc bọc túi bóng, cho vào hộp để tránh vi khuẩn bám vào và phát triển, ám mùi thực phẩm với nhau. Ngoài ra, làm như vậy cũng góp phần giúp tủ đông luôn sạch sẽ, không bị dính nước thực phẩm chảy ra.

Ngăn mát cũng bảo quản được đa dạng loại thực phẩm như:

Nhiệt độ tủ đông là bao nhiêu thì thích hợp? - Tin tức

Một số loại thực phẩm tránh để trong tủ đông nhiệt độ thấp

Không phải thực phẩm nào cũng có thể bảo quản ở tủ đông để sử dụng lâu hơn. Dưới đây là một số thực phẩm nên tránh cho vào tủ đông.

Một số lưu ý khi thay đổi nhiệt độ tủ đông

Ngoài những hướng dẫn trên, bạn cũng cần kết hợp với một số lưu ý dưới đây để nhiệt độ của tủ được đảm bảo và hiệu quả trong quá trình bảo quản thực phẩm.

Nên để nhiệt độ phù hợp, không quá cao, không quá thấp

Nhiệt độ quá cao, thực phẩm sẽ không đạt đến mức nhiệt độ tối ưu, vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển hơn gây hư hỏng thực phẩm. Nhiệt độ quá thấp khiến thực phẩm dễ bị hôi thối, úng nước đặc biệt là các loại rau củ. Hơn thế nữa, tủ “ngốn” nhiều điện khi chạy tối đa công suất để đạt được nhiệt độ lạnh như bạn cài đặt.

Tránh để thực phẩm quá nhiều hoặc quá ít trong tủ

Số lượng thực phẩm để lưu trữ cũng quyết định đến khả năng vận hành của tủ. Trường hợp thực phẩm quá ít trong khi tủ đông quá lớn sẽ làm cho tủ ngốn điện và làm giảm tuổi thọ. Nếu chỉ có nhu cầu bảo quản ít thực phẩm đông lạnh nên lựa chọn tủ có thể tích nhỏ.

Tuy nhiên khi bạn cố nhồi nhét thật nhiều sẽ làm cho tủ quá tải, không đủ làm lạnh. Chưa kể, thực phẩm xếp lung tung, chồng chéo lên nhau làm cho luồng không khí lạnh trong tủ không thể lưu thông được, dẫn đến thực phẩm lạnh không đồng đều, dễ gây hư hỏng.

Những điều nên và không nên khi sử dụng tủ đông

Sau đây là một số mẹo giúp cho bạn sử dụng tủ đông tiết kiệm điện, giữ thức ăn luôn tươi mới.

Nên làm

Ngăn giữ lạnh, bạn điều chỉnh tủ ở mức 7-8 độ C cũng đủ đảm bảo để bảo quản thức ăn và tiết kiệm điện.

Ngăn đông, nhiệt độ ở mức -18 độ C.

Khi không cần dự trữ thực phẩm vối số lượng nhiều, bạn nên đặt nhiệt độ ở mức trung bình, không nên quá thấp sẽ gây lãng phí điện.

Nếu muốn trữ đông/lạnh nhiều loại thức ăn khác nhau, bạn nên giữ khoảng cách giữa các hộp hay bao bì để khí lạnh được lưu thông tốt, hơi lạnh tỏa đều khắp tất cả, không làm giảm điện năng tiêu thụ.

Nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn hộp đựng thực phẩm bằng thép hoặc inox để bảo quản đồ ăn tươi sống như thịt, cá, tôm...Bên cạnh đó, khả năng dẫn lạnh của kim loại tốt hơn nhựa nhờ đó mà rút ngắn được thời gian làm lạnh, ít hao điện.

Bạn cũng cần thực hiện xả tuyết và rã đông, vệ sinh ngăn đựng trong ngăn mát/đông một vài tuần một lần để tăng khả năng làm lạnh của tủ đông và giúp tủ đông hoạt động hiệu quả và tiết kiệm. Bộ tản nhiệt của tủ đông cũng cần bạn làm sạch khoảng 1 tháng/1 lần để nâng cao tuổi thọ của tủ đông và hiệu quả làm lạnh.

Hơn nữa, bạn cần chú ý phần gioăng cao su ở cửa tủ để cao su giữ được độ bền, đóng khít cửa, không làm thất thoát hơi lạnh nhiều gây tốn điện năng.

Bạn không nên lưu trữ nhiều loại thực phẩm khác nhau trên một ngăn của tủ đông sẽ dẫn đến sự không phù hợp. Nếu nhu cầu thì bạn phải để thực phẩm có nhiệt độ đông cao hơn vào trước sau đó mới đến thực phẩm có nhiệt độ đông thấp hơn. Nếu có thể bạn dùng xốp để ngăn cách giữa chúng.

Không nên làm

Lắp đặt tủ đông tránh gần những thiết bị có khả năng phát ra sức nóng để tránh làm hỏng các thiết bị như: lò vi sóng…hoặc sản phẩm cần nguồn điện cao như: tủ lạnh, máy giặt…

Thói quen hay mở tủ thường xuyên, hơi lạnh thoát ra ngoài nhiều hơn.

Vệ sinh tủ đông đúng cách tại nhà

Người dùng cần vệ sinh định kỳ để tủ hoạt động hiệu quả và tránh phát sinh các loại vi khuẩn.

Ngắt điện của tủ đông

Đây là bước bắt buộc bạn phải thực hiện vì để hạn chế trường hợp cháy nổ, nguy hiểm cho chúng ta khi vệ sinh.

Nhiệt độ tủ đông là bao nhiêu thì thích hợp? - Tin tức

Đảm bảo đã lấy hết các loại thực phẩm ra khỏi tủ đông

Bước này, bạn lấy hết thực phẩm ra để thuận tiện sắp xếp, phân loại, kiểm tra lại loại thực phẩm nào sắp hết hạn, loại nào không sử dụng được nữa…cũng như đảm bảo sạch sẽ cho đủ để vệ sinh dễ dàng.

Tháo khay kệ trong tủ ra

Tháo hết tất cả kệ, khay trong tủ giúp bạn vệ sinh thuận lợi hơn. Nước ấm cũng giúp bạn làm sạch vết bẩn nhanh hơn. Bạn có thể dùng một ít nước rửa chén và miếng mút mềm lau sạch chúng. Sau khi rửa khay, bạn nên để chúng nơi khô ráo.

Rã đông tủ

Sau khi dọn sạch sẽ thực phẩm và khay, giỏ đựng ra bên ngoài, bạn cần để mở cửa tủ hết cỡ khoảng 30 phút để tuyết, đá dễ tan hơn và vệ sinh dễ dàng.

Vệ sinh lòng tủ đông

Bạn cần chú ý nếu lòng tủ ẩm ướt thì không lau bằng khăn ướt. Thay vào đó, bạn dùng xà phòng pha loãng để cọ rửa. Nếu bạn ghét mùa hóa chất, bạn có thể dùng một ít giấm pha loãng với nước ấm để lau lòng tủ. Giấm có khả năng diệt vi khuẩn và khử mùi sẽ khiến tủ sạch hơn. Sau khi, dùng nước xà phòng hoặc giấm lau tủ, bạn nên lau tủ lại một lần nữa bằng nước sạch.

Phần đệm cửa (gioăng cao su) rất dễ bị đóng bụi bẩn, nên bạn phải lau sạch. Hơn nữa, bạn tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy, nước sôi làm hư tủ hay các loại bàn chải để vệ sinh sẽ gây trầy xước tủ.

Vệ sinh phía ngoài tủ đông

Phía ngoài thì bạn chỉ cần dùng khăn mềm nhúng vào nước giấm pha loãng và lau sạch. Nếu là tủ kính, bạn lau bằng khăn giấy và nước chùi kính là được.

Vệ sinh lỗ thoát nước của tủ đông

Để tủ khô thoáng và lắp ráp khay kệ của tủ như ban đầu

Sau khi vệ sinh tủ xong, bạn mở cửa khoảng 30 phút để tủ thông thoáng rồi lắp đặt lại như ban đầu.

Lời kết

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết được nhiệt độ nào là phù hợp để điều chỉnh tủ đông. Nếu bạn đang trình trạng tủ quá lạnh, không lạnh, bảo quản thực phẩm không được lâu thì có thể tham khảo bài viết này để điều chỉnh mức nhiệt cho hợp lý.

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/nhiet-do-tu-dong-a32279.html