Chat GPT là gì? Cách đăng ký, cài đặt và sử dụng ChatGPT.

I. Thông tin về ChatGPT

1. ChatGPT là gì?

ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một chatbot được OpenAI phát triển dựa trên mô hình Transformer của Google. Đây là một AI (trí thông minh nhân tạo) hỗ trợ bạn trong việc tạo ra các cuộc trò chuyện tự động và trả lời câu hỏi về đa dạng các chủ đề, lĩnh vực khác nhau.

ChatGPT đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau, trong đó GPT-1 là đời đầu. GPT-1 có kích thước và độ phức tạp khá nhỏ so với các phiên bản sau này. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu đánh giá mức độ thông minh của AI bằng các siêu tham số (Hyper Parameters), tức AI hiểu văn bản được dùng trong huấn luyện sâu tới bao nhiêu tầng ý nghĩa.

Để huấn luyện GPT, các nhà khoa học tại OpenAI đã thu thập một lượng lớn văn bản chữ viết bởi con người, nguồn từ Wikipedia, Bách khoa toàn thư, các tờ báo lớn và các nguồn thông tin công khai khác, với khối lượng có thể lên tới hàng trăm triệu văn bản.

Sau đó, họ tiến hành làm sạch và lựa chọn nội dung trước khi đưa cho mô hình AI đọc và huấn luyện nhiều lần. Khi đọc khối dữ liệu này, mô hình AI sẽ tìm hiểu được các tầng ý nghĩa đằng sau những từ và câu, và càng đọc nhiều lần thì sẽ càng nâng cao được tầng ý nghĩa của nó.

Mỗi khi AI nhận ra thêm các tầng ý nghĩa mới, thì Parameters (tham số) trong đó cũng tăng lên. Ví dụ, GPT-1 có khoảng 117 triệu Parameters, GPT-2 (năm 2019) với số lượng Parameters là 1,5 tỉ, còn GPT-3 (năm 2020) với số lượng Parameters lên tới 175 tỉ. Trong số này, GPT-3 là lõi của ChatGPT đang sử dụng hiện nay.

ChatGPT - Trợ lý trò chuyện AI hoàn hảo

ChatGPT được xem như một trong những mô hình ngôn ngữ tiên tiến nhất hiện nay với khả năng tự động học và làm việc với các loại dữ liệu lớn. Nó được trang bị với các tính năng nổi bật như tự động hoá cuộc trò chuyện, trả lời câu hỏi, tạo ra các câu trả lời tự động và cải thiện khả năng tự học của mô hình.

Mọi câu hỏi, thắc mắc dù là ở bất kỳ lĩnh vực nào của bạn đều sẽ được ChatGPT trả lời lưu loát, đầy đủ chỉ trong tích tắc. ChatGPT cân tất các công việc sáng tạo, nghệ thuật như làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế và thậm chí là tạo lập hay sửa lỗi trong lập trình.

Tuy nhiên, điểm yếu của ChatGPT là dữ liệu của chatbot này chỉ được cập nhật đến hết năm 2021. ChatGPT cũng chỉ hoạt động theo dạng ngoại tuyến (offline), nói cách khác chúng không thể cập nhật dữ liệu thực giống như Google Assistant hay Siri.

2. Chat GPT dùng để làm gì?

Vậy "người bạn" ChatGPT có thể làm những gì mà có thể lại tạo nên cơn bão lớn trong giới công nghệ trên toàn cầu? Cùng TGDĐ điểm qua ngay những khả năng và chức năng hot hit của "em nó" nhé!

II. Hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT

1. Cách đăng ký tài khoản ChatGPT trên máy tính

Hướng dẫn nhanh

Truy cập trang web ChatGPT > chọn Sign Up > nhập email đăng ký > đặt mật khẩu > chọn Open Gmail để xác minh email > Chọn Verify email address > cập nhật thông tin cá nhân > xác minh số điện thoại tại Việt Nam

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Truy cập vào trang web https://chat.openai.com/auth/login

Bước 2: Chọn Sign Up

Bước 1: Chọn mục Sign Up

Bước 3: Nhập email dùng để đăng ký tài khoản và nhấn Continue

Bước 2: Nhập email dùng để đăng ký ChatGPT

Bước 4: Nhập mật khẩu cho tài khoản của bạn và nhấn Continue

Bước 3: Đặt mật khẩu cho tài khoản

Bước 5: Nhấn Open Gmail để tiến hành xác minh địa chỉ email dùng để đăng ký

Bước 4: Nhấn Open Gmail để tiến hành xác minh địa chỉ email

Bước 6: Chọn Verify email address trong email của Open AI trong hộp thư đến

Bước 6: Chọn Verify email address

Bước 7: Cập nhật thông tin cá nhân và nhập số điện thoại tại Việt Nam của bạn để xác minh

Bước 7: Cập nhật thông tin cá nhân và xác minh số điện thoại

2. Cách đăng ký tài khoản ChatGPT trên điện thoại

Hướng dẫn nhanh

Tải và mở ứng dụng ChatGPT > chọn Sign up with email > nhập email đăng ký > nhấn Continue > đặt mật khẩu cho tài khoản, nhấn Continue > chọn Open Mail app để xác minh email > cập nhật thông tin > xác minh số điện thoại tại Việt Nam

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Tải và mở ứng dụng ChatGPT

Bước 1: Tải và mở ứng dụng ChatGPT

Bước 2: Chọn Sign up with email

Bước 2: Chọn Sign up with email

Bước 3: Nhập email dùng để đăng ký và nhấn Continue

Bước 3: Nhập email đăng ký

Bước 4: Đặt mật khẩu cho tài khoản và nhấn Continue

Bước 4: Đặt mật khẩu

Bước 5: Nhấn Open Mail app để tiến hành xác minh địa chỉ email

Bước 5: Nhấn Open Mail app để xác minh email

Bước 6: Nhập thông tin cá nhân và số điện thoại của bạn tại Việt Nam. Nhấn Continue để xác minh tài khoản

Bước 6: Cập nhật thông tin cá nhân và số điện thoại

Bước 7: Nhập mã gồm 6 chữ số được gửi đến số điện thoại của bạn để hoàn tất xác minh tài khoản

Bước 7: Xác minh số điện thoại để hoàn tất

III. Hướng dẫn đăng nhập tài khoản ChatGPT

1. Cách đăng nhập tài khoản ChatGPT trên máy tính

Hướng dẫn nhanh

Tại trang chủ, chọn Log in > nhập email > nhấn Continue > nhập mật khẩu > nhấn Continue

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Tại trang chủ ChatGPT, chọn Log in

Bước 1: Chọn Log in

Bước 2: Nhập email bạn dùng để đăng ký tài khoản và nhấn Continue

Bước 2: Nhập email

Bước 3: Nhập mật khẩu của tài khoản và nhấn Continue

Bước 3: Nhập mật khẩu

Bước 4: Quá trình đăng nhập hoàn tất, bạn giờ đã có thể trò chuyện cùng ChatGPT

Bước 4: Hoàn tất đăng nhập, sẵn sàng sử dụng

2. Cách đăng nhập tài khoản ChatGPT trên điện thoại

Hướng dẫn nhanh

Mở ứng dụng ChatGPT, chọn Log in > nhập email > nhấn Continue > nhập mật khẩu > nhấn Continue

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Mở ứng dụng ChatGPT, chọn Log in

Bước 1: Chọn Log in

Bước 2: Nhập email tài khoản và nhấn Continue

Bước 2: Nhập email

Bước 3: Nhập mật khẩu tài khoản, chọn Continue

Bước 3: Nhập mật khẩu

IV. Hướng dẫn sử dụng ChatGPT hiệu quả

1. Cách tạo mới & đặt câu hỏi cho ChatGPT

Đầu tiên, hãy đăng nhập vào tài khoản ChatGPT của bạn. Sau đó, tại giao diện chính của ChatGPT, hãy nhấn chọn New chat và tiến hành cuộc trò chuyện với ChatGPT ngay thôi nào!

Nhấn chọn New chat để tiến hành trò chuyện với ChatGPT

Bạn chỉ việc nhập câu hỏi vào khung chat, nhấn biểu tượng gửi tin nhắn và chờ trong giây lát và kết quả sẽ được hiển thị ngay. Để bạn dễ hình dung, mình sẽ đưa ra ví dụ ngay bên dưới nhé!

Nhập câu hỏi, nhấn biểu tượng gửi

Kết quả nhận được

2. Đặt câu lệnh Prompt chi tiết và rõ ràng

Prompt được hiểu là văn bản đầu vào được cung cấp cho ChatGPT để tạo phần tiếp theo của văn bản. Prompt càng chi tiết, cụ thể, rõ ràng, ChatGPT sẽ trả về những câu trả lời có ích hơn cho người dùng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tạo ra các prompt chính xác và cụ thể để tăng cường hiệu quả của ChatGPT.

Ví dụ:

Prompt 1: Hướng dẫn nấu món thịt ngon.

Prompt 1

Prompt 2: Hướng dẫn nấu món thịt kho tiêu ngon đơn giản.

Prompt 2

Dễ thấy, khi bạn dùng Prompt 2 bạn sẽ nhận được câu trả lời một cách chính xác, cụ thể, chi tiết và đúng với mong muốn của bản thân đồng thời nhanh chóng hơn so với Prompt 1.

Thêm một điểm lưu ý cho bạn, để tạo prompt hiệu quả, cần chú ý đến mục tiêu cụ thể, sử dụng ngữ pháp đúng và tránh sử dụng các từ mơ hồ, có nhiều nghĩa dễ gây hiểu nhầm. Việc viết prompt dưới dạng câu hỏi cũng giúp ChatGPT hiểu rõ yêu cầu và trả lời rõ ràng hơn.

Cùng một prompt có thể cho ra nhiều phiên bản câu trả lời khác nhau khi sử dụng tính năng "Tạo lại câu trả lời" hay bạn có thể đưa ra những lệnh như "Còn gì khác nữa không" (What else).

Những chuyên gia công nghệ ở Việt Nam khuyên dùng ChatGPT bằng tiếng Anh vì mô hình này được huấn luyện nhiều trên dữ liệu tiếng Anh và bạn có thể tận dụng các mẫu câu lệnh tiếng Anh đã được chứng minh là mang lại hiệu quả.

3. Cung cấp bối cảnh cụ thể, mô tả rõ vai trò của ChatGPT

Khi bắt đầu cuộc hội thoại, ChatGPT sẽ không có bất kỳ thông tin nào về bối cảnh, tình huống, mục đích của việc mà bạn yêu cầu nó làm. Do đó, bạn cần cho ChatGPT biết rõ vai trò của nó trong đoạn prompt với cấu trúc đơn giản "Là một [nghề nghiệp / vai trò], bạn hãy…”.

ChatGPT có thể là người kể chuyện, đánh giá công nghệ, ngôi sao nổi tiếng, nhà tuyển dụng, nhà quảng cáo, giáo viên,... Nếu bạn cho ChatGPT biết rõ vai trò cụ thể, nó sẽ có thể giúp bạn tốt hơn.

Ví dụ: Prompt "Là một nhà tuyển dụng vị trí Marketing Intern, bạn sẽ có những yêu cầu nào cho ứng viên"

Prompt có mô tả rõ vai trò của ChatGPT

4. Yêu cầu trả lời theo văn phong và định dạng cụ thể

Một "tip" khác để sử dụng ChatGPT hiệu quả là hãy yêu cầu nó trả lời theo đúng văn phong hay một định dạng cụ thể nào đó. Thêm câu lệnh vào prompt, ví dụ như "Hãy sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu cho học sinh lớp 5", "Viết nội dung theo lối kể chuyện, vừa cung cấp thông tin vừa mang tính giải trí",... hay định dạng như "Viết dưới dạng gạch đầu dòng", "Sử dụng cấu trúc 5W - 1H",...

Ví dụ: Prompt "Giải thích về lượng tử. Hãy sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu cho học sinh lớp 5"

Prompt yêu cầu trả lời theo văn phong và định dạng cụ thể

5. Yêu cầu đưa ra câu trả lời với đa dạng góc nhìn, ý tưởng mới

Bạn cũng có thể dễ dàng khám phá được nhiều ý tưởng mới và có thể hiểu sâu sắc hơn về vấn đề của bản thân bằng cách đưa chủ đề và yêu cầu ChatGPT đưa ra các câu trả lời với nhiều góc nhìn, quan điểm khác nhau. Bật mí thêm, để có thể nhận được câu trả lời "ổn áp" bạn cũng nên đưa nhiều bối cảnh cụ thể cho ChatGPT nhé!

Thêm câu lệnh vào prompt, ví dụ như "Phân tích từ nhiều góc nhìn khác nhau bao gồm nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà xã hội học và người lao động", “Hãy ưu tiên các ý tưởng độc đáo, mới lạ”, “Nêu các quan điểm gây tranh cãi”,...

Song song với đó, để có thể nhận được câu trả lời chính xác hơn bạn cũng có thể thêm câu lệnh vào prompt như sau “Hãy đưa thêm ý kiến chuyên gia vào bài viết” hay “Hãy nghĩ ngược lại” nếu ChatGPT đưa ra đáp án sai,...

Ví dụ: Prompt "Chủ đề là quá trình quan trọng hơn hay kết quả quan trọng hơn. Với chủ đề này, hãy phân tích từ nhiều góc nhìn khác nhau bao gồm quản lý, nhân viên, khách hàng"

Prompt yêu cầu đưa ra câu trả lời với đa dạng góc nhìn

6. Yêu cầu ChatGPT phải tự đặt câu hỏi trước khi trả lời

Bạn có thể viết yêu cầu này trong prompt như “Bạn hãy luôn luôn đặt câu hỏi trước khi trả lời để có thể phân vùng tốt hơn về những gì người hỏi đang tìm kiếm. Bạn có đồng ý với điều này không?” Để từ đó, ChatGPT sẽ luôn trong tình trạng hỏi thêm thông tin để có thể đưa ra câu trả lời chính xác hơn.

Ví dụ: Prompt "Bạn là một chuyên gia về tài chính cá nhân. Bạn đã giúp mọi người tiết kiệm tiền trong 20 năm, từ thanh niên đến người lớn tuổi. Nhiệm vụ của bạn là đưa ra lời khuyên tốt nhất khi đề cập đến việc tiết kiệm tiền. Bạn hãy luôn luôn đặt câu hỏi trước khi trả lời để có thể phân vùng tốt hơn về những gì người hỏi đang tìm kiếm. Bạn có đồng ý với điều này không?"

Prompt yêu cầu ChatGPT phải tự đặt câu hỏi trước khi trả lời

(Sưu tầm)

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/cai-chat-gpt-a32536.html