Việc biết rõ nguyên nhân vì sao trần nhà bị thấm rất quan trọng vì có thể giúp chúng ta tìm ra phương pháp khắc phục phù hợp nhất và ngăn chặn việc tiếp tục bị thấm trong tương lai. Trần nhà bị thấm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
Trần nhà bị ẩm mốc
Trần nhà bị thấm nước lâu ngày gây ra ẩm nặng, phần trần ngả sang màu ố vàng với nhiều rêu mốc. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn có thể sinh ra vi khuẩn có hại cho sức khỏe gia chủ. Trường hợp trần nhà bị ngấm nước lâu ngày không được xử lý còn có thể dẫn đến hiện tượng thủng trần nhà.
Chống thấm trần nhà
Ngoài ra, chi phí cho việc chống thấm ngay từ ban đầu cũng rẻ hơn rất nhiều so với chi phí sửa chữa lại trần nhà đã bị thấm. Trần nhà được chống thấm kỹ càng cũng có vẻ ngoài chắc chắn hơn, nâng cao giá trị thẩm mỹ không gian sống.
Phương pháp thường xuyên được sử dụng để chống thấm trần nhà là chống thấm bằng nhựa đường. Thao tác chống thấm này được thực hiện bằng cách dán những tấm nhựa đường theo quy chuẩn:
Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Một lưu ý khi sử dụng phương pháp này đó là cần phải làm sạch bề mặt, tránh để lại dị vật gây khó khăn trong quá trình lót.
Chống thấm trần nhà bằng khò nóng là thao tác sử dụng màng khò nóng để ngăn lại ẩm mốc trên trần nhà. Loại màng khò nóng này còn có tên gọi là màng chống thấm khò nóng có chứa gốc Bitum và polymer APP. Với thành phần cấu tạo trên, màng khò nóng có thể chịu nhiệt tốt, chống thấm tốt và chống được cả những tia tử ngoại UV.
Chống thấm trần nhà bằng khò nóng
Tuổi thọ của lớp chống thấm bằng khò nóng khá cao. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là quy trình thi công phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và sự tỉ mỉ của người thợ.
Đây là phương pháp đảm bảo được tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Hiện nay, việc mua sơn chống thấm trần nhà cũng trở nên dễ dàng hơn với đa dạng chủng loại, màu sắc và thương hiệu. Một số thương hiệu nổi bật trong thị trường sơn chống thấm là Jotun, Dulux, Maxlite,…
Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm
Sử dụng sơn chống thấm trần nhà sẽ giúp ngôi nhà đẹp thêm nhưng độ bền không quá cao. Vậy nên, trong quá trình sử dụng, bạn nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sơn để dặm lại nếu cần.
Sika, hay Sikaproof Membrane, là dạng vật liệu chống thấm lỏng bitum polyme được cải tiến từ gốc nước. Phương pháp chống thấm trần nhà bằng Sika có thể được sử dụng cho nhiều công trình khác nhau, từ các lớp chống thấm của sàn mái phẳng, tường nhà đến ban công, tầng hầm.
Chống thấm trần nhà bằng Sika
Chi phí cho giải pháp chống thấm trần nhà bằng Sika khá thấp và quy trình thi công dễ dàng. Lớp phủ Sika cũng có độ bền và tuổi thọ cao, phù hợp với nhiều loại công trình xây dựng khác nhau.
Màng chống thấm tự dính có một lớp nhựa tên là High Density Etilen trên bề mặt của lớp màng chống thấm này. Lớp nhựa này sẽ giúp màng chống thấm tự dính chịu được nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng nhiều của nước ta.
Màng chống thấm tự dính thường dùng để chống thấm trần nhà
Phụ gia chống thấm có dạng lỏng, sau khi trộn thêm xi măng, bê tông sẽ cho ra một hỗn hợp hồ vữa kết dính cực tốt. Phần hồ vữa này có tính linh động và độ mềm dẻo cao, giúp hạn chế được hiện tượng rạn nứt bề mặt và ngăn ngừa khả năng bị thấm dột.
Chống thấm trần nhà bằng chất phụ gia 2 thành phần
Chống thấm trần nhà bằng chống thấm thuận là phương pháp xử lý bề mặt bề mặt trần nhà dựa trên chiều tác động của các dòng nước xâm nhập. Khi đã tìm ra được dòng nước gây thấm trần nhà, người thợ sẽ bắt đầu liên kết các vật liệu chống thấm cùng vào chiều đó.
Chống thấm trần nhà bằng chống thấm thuận
Những vật liệu chống thấm thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm các hóa chất tinh thể thẩm thấu có gốc nước, lưới sợi thủy tinh chống thấm, các loại phụ gia đi kèm và màng chống thấm đàn hồi.
Ngược lại với phương pháp vừa nêu trên, phương pháp chống thấm trần nhà bằng chống thấm ngược liên kết vật liệu chống thấm ngược lại với chiều của dòng nước xâm nhập. Vì thế, vật liệu chống thấm cũng cần có độ bám dính thật tốt và tốc độ thẩm thấu cũng phải nhanh.
Chống thấm trần nhà bằng chống thấm ngược
Người ta sẽ thường bơm dung dịch chống thấm vào bên trong trần bê tông khi thi công phương pháp chống thấm ngược. Điều này giúp ngăn chặn gần như hoàn toàn phần nước từ bề mặt mái và phần sân thượng.
Keo chống thấm cũng là một loại vật liệu thường được dùng để chống thấm trần nhà. Loại keo này được bán rộng rãi với mức giá phải chăng nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả chống thấm. Lưu ý trước khi thi công đó là bạn phải làm sạch phần lớp vảy trên trần nhà để đảm bảo keo dính chắc nhất có thể.
Keo chống thấm trần nhà
Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết Top 9 cách chống thấm trần nhà đơn giản, hiệu quả. Hi vọng thông qua bài viết của Space T, bạn đã có cho mình sự lựa chọn chống thấm trần nhà phù hợp với mình nhé!
Đừng quên, Space T là nền tảng kết nối gia chủ với đơn vị thiết kế thi công uy tín hoàn toàn miễn phí. Chỉ sau một bước để lại nhu cầu nội thất, bạn sẽ được kết nối với các nhà thầu và nhận ngay nhiều báo giá phù hợp với mọi yêu cầu về ngân sách, phong cách, loại công trình của bạn. Tìm hiểu về quy trình kết nối của Space T ngay!
Tham khảo ngay các sản phẩm nội thất, gia dụng, trang trí tại Space T Shop: 1. Bồn rửa tay 2. Bộ chăn ga gối cotton 3. Thảm tròn Space T Shop - Nền tảng mua sắm nội thất trực tuyến với đa dạng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, phong cách với mức giá vô cùng ưu đãi!
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/xu-ly-chong-tham-tran-nha-a32631.html