Kéo dãn cơ liên quan đến việc chuyển động lặp đi lặp lại nhẹ nhàng theo mức độ tăng dần, cho phép cơ bắp dãn ra và tối ưu hoá lưu lượng máu đến khu vực này. Bước khởi động ban đầu giúp ích trong việc hạn chế chấn thương khi tập luyện và ngăn ngừa to bắp chân khi chạy.
Để tránh to bắp chân, bạn nên ưu tiên kiểu chạy bền trên địa hình phẳng, rèn luyện sức bền thay vì chạy nước rút. Điều này có tác dụng giảm áp lực lên cơ bắp chân, đồng thời giúp tiêu mỡ và tạo đôi chân thon gọn như mong muốn.
Vậy sử dụng máy chạy bộ có to chân không? Chạy trên máy chạy bộ sẽ làm giảm sự tham gia của cơ bắp chân. Hơn nữa, bạn có thể điều khiển được các yếu tố như độ dốc, quãng đường trong tập luyện.
Bên cạnh yếu tố tập luyện, chế độ ăn uống giàu đạm, nhiều năng lượng và nghỉ ngơi phù hợp cũng tạo điều kiện để cơ bắp phục hồi và phát triển tối đa.
Do đó, để bắp chân chanh chóng thon gọn khi tham gia bộ môn chạy bộ, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ và nhiều chất béo không tốt.
Trong trường hợp nếu bạn là người không quan trọng việc chạy bộ có làm to bắp chân hay không, thậm chí bạn còn muốn xây dựng cơ bắp cho đôi chân để trông mạnh mẽ hơn thì bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc sau.
Chạy nước rút với cường độ cao sẽ kích thích cơ bắp chân phát triển tối đa. Khi tập luyện, bạn nên kết hợp với phương pháp chạy bộ ngắt quãng, tức là xen kẽ giữa 30 giây chạy nước rút và 30 giây đi bộ. Lặp lại như vậy trong 10 - 15 phút.
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/chay-bo-co-lam-to-bap-chan-khong-a32737.html