Dây nối đất là tùy chọn và không bắt buộc phải có trong các hệ thống điện dù là điện công nghiệp hay điện dân dụng. Tuy nhiên đối với các hệ thống điện trung thế, cao thế thì thường có dây nối đất để đảm bảo an toàn cho mạng lưới điện, tránh hư hại từ các hiện tượng phóng điện, quá tải và rò rỉ điện.
Đối với hệ thống điện hạ thế và điện dân dụng, việc nối đất thiết bị hoặc nối đất cho mạch điện cũng cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khỏi bị điện giật khi sử dụng thiết bị.
Ở nước ngoài, quy định về dây nối đất là cần thiết và đã được quy định cụ thể.
Dây tiếp địa, dây tiếp đất hay dây nối đất là dây dẫn điện kết nối các thiết bị trong hệ thống điện với mặt đất, từ máy biến áp hoặc nguồn phát điện, máy biến áp, thiết bị ngắt mạch, đường dây truyền tải, tải (thiết bị điện)…
Mục đích của dây nối đất này là “giải phóng” năng lượng điện quá độ trong hệ thống điện hoặc điện bị rò rì từ các thiết bị điện trong quá trình sử dụng nhằm bảo vệ con người khỏi bị điện giật và ngăn chặn quá áp/ phóng điện gây hư hại các thiết bị trong hệ thống.
Dây nối đất là cần thiết trong mọi hệ thống điện, từ điện dân dụng, điện hạ thế, trung thế và cao thế.
Theo quy định của hầu hết các Quốc gia trên thế giới, màu dây trung tính là màu vàng sọc xanh lá.
Ở phạm vi điện dân dụng và điện công nghiệp (hạ thế), đã ghi nhận rất nhiều trường hợp tử vong do điện giật mặc dù nạn nhân chưa hề chạm tay trực tiếp vào các vật dẫn điện, ví dụ tử vong do chạm tay vào ốc vít thiết bị, chạm vào vỏ thiết bị, các bộ phận dẫn điện nằm bên ngoài thiết bị. Các thiết bị như tủ lạnh, điều hòa, bình nóng lạnh, lò vi sóng, máy in… là các thiết bị dân dụng rất dễ bị rò rỉ điện.
Thực tế cho thấy các thiết bị này rất dễ rò rỉ điện, có thể do nhiệt độ không khí ẩm cao, rò nước, hiện tượng tích điện trong quá trình sử dụng… Lượng điện rò rỉ này có thể gây giật khi tiếp xúc, thậm chí gây tử vong.
Để hạn chế vấn đề này, các thiết bị trên thường có 1 dây tiếp địa theo tiêu chuẩn. Dây này sẽ nối các bộ phận dẫn điện của thiết bị như ốc vít, vỏ kim loại… xuống đất nhằm “giải phóng” lượng điện bị rò rỉ. Nhờ vậy khi tiếp xúc với các thiết bị điện thì sẽ không bị giật do lượng điện rò rỉ được “giải phóng” liên tục.
Đối với các mạng lưới điện cao thế, dây tiếp địa có vai trò quan trọng gấp nhiều lần vì nó giúp bảo vệ toàn bộ hệ thống điện khỏi hư hại, gây mất an toàn an ninh mạng lưới điện ở quy mô cực lớn (tỉnh, khu vực, vùng, toàn quốc).
Tham khảo thêm: Các phương pháp nối đất.
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/day-te-la-gi-a33823.html