Chuẩn giao tiếp Thuderbolt xuất hiện ngàng càng nhiều trên dòng sản phẩm laptop nhất là mẫu mỏng nhẹ với ưu điểm công nghệ ấn tượng bên trong cùng sự gọn gàng khi chỉ cần 1 dây tín hiệu mang lại nhiều tác dụng. Nhưng chi tiết về công nghệ Thuderbolt là gì thì có nhiều khách hàng quan tâm để chọn mua cùng sản phẩm. Hãy cùng Phúc Anh tìm hiểu ngay trong bài viết này
Thunderbolt là chuẩn giao thức kết nối giao tiếp bằng phần cứng do Apple và Intel phát triển, được giới thiệu lần đầu năm 2011 là sự kết hợp của hai giao thức khác là PCI Express (truyền tải dữ liệu) và DisplayPort (truyền tải hình ảnh), sử dụng chuẩn kết nối USB Type C phổ biến hiện nay.
- Băng thông cực cao: ở phiên bản mới nhất Thunderbolt 4 đạt tới tới 40Gbps để kết nối, dẫn truyền dữ liệu giữa những thiết bị một cách nhanh chóng và có thể kết nối nhiều thiết bị với nhau dễ dàng qua 1 dây tín hiệu duy nhất
- Kết nối đa năng: tương thích với nhiều chuẩn kết nối gồm các phiên bản trước của Thunderbolt, USB, DisplayPort và PCle và nhất là các đầu chân cắm USB type C tiêu chuẩn giúp khách hàng không bị gặp trở ngại gì khi cần tăng cường khả năng mở rộng kết nối của Laptop, Desktop với các tùy chọn đế cắm và thiết bị cắm ngoài
- Khả năng cung cấp năng lượng linh hoạt: có thể đáp ứng cấp nguồn cho thiết bị kết nối cùng thoongq au 1 dây cắm nhỏ gọn tiện dụng mà vẫn đảm bảo khả năng sạc hiệu quả cùng việc lưu chuyển dữ liệu dễ dàng
Phiên bản đầu tiên được tích hợp trong cổng kết nối Mini DisplayPort sở hữu 4 kênh DisplayPort 5.4Gbps, 2 kênh được sử dụng để truyền dữ liệu và 2 kênh còn lại để nhận dữ liệu, nhờ đó tạo ra 1 kênh truyền 10Gbps, 1 kênh nhận 10Gbps mang lại tốc độ truyền tải vượt trội trong thời điểm ra mắt năm 2011.
Phiên bản này tăng gấp đôi tốc độ truyền bằng cách cho phép 4 kênh được kết nối theo cùng một hướng. Về về ngoại hình vẫn sử dụng chân nối mini DisplayPort (mini DP).
Đây là phiên bản đang phổ biến mang đến nhiều cải tiến quan trọng: tăng gấp đôi băng thông so với phiên bản trước, bằng cách tăng gấp 2 số kênh DisplayPort có sẵn và sử dụng chuẩn PCI Express 3.0 cung cấp băng thông lên đến 40Gbps.
Đặc biệt hỗ trợ chuẩn USB 3.1 và sử dụng USB Type-C thay vì đầu nối mini DisplayPort ở các đời trước mang lại tương thích cực cao cùng các thiết bị chuẩn USB 3.x.
Bên cạnh đó ThunderBolt 3 cho phép tạo mạng Ethernet 10G và có thể cung cấp tới 100W mà không cần nguồn điện bên ngoài.
Về việc cắm mở rộng màn hình thì nếu như Thunderbolt 1 và 2 cho phép kết nối tối đa 7 thiết bị trên mỗi cổng, con số này trên ThunderBolt 3 đã giảm xuống còn 6 thiết bị nhưng có tốc độ truyền tải cực cao và sử dụng tối đa hai màn hình video cùng một lúc.
Phiên bản mới nhất đến thời điểm hiện tại có cùng băng thông tốc độ cao 40Gbps như Thunderbolt 3. Nhưng yêu cầu dữ liệu PCIe tối thiểu đã tăng từ 16Gbps lên 32Gbps giúp các thiết bị PCIe gắn ngoài tốc độ cao như bộ lưu trữ và đồ họa ngoài có thể thấy tốc độ truyền và hiệu suất tăng đáng kể.
Ngoài ra còn có thêm các điểm nhấn chính:
- Bảo mật. Bảo vệ DMA dựa trên VT-d giúp ngăn chặn các mối nguy bảo mật bằng cách ánh xạ lại những yêu cầu từ các thiết bị bên ngoài và kiểm tra quyền phù hợp.
- Mở lại máy từ trạng thái ngủ: Tính năng này cho phép đưa PC ra khỏi chế độ ngủ đông với các thiết bị ngoại vi được kết nối thông qua một đế cắm.
Đặc biệt với lượng truyền tải băng thông dồi dào thì Thunderbolt 4 đảm bảo hỗ trợ một màn hình 8K hoặc hai màn hình 4K.
Với ưu thế công nghệ đỉnh cao được tích hợp bên trong Thunderbolt nhất là lợi thế để có thể giảm được đáng kể độ dày trên các sản phẩm laptop thì đây sẽ là cổng kết nối cần phải khi chọn mua laptop cho nhu cầu di chuyển nhiều, nhỏ gọn tối đa mà vẫn có số lượng cổng kết nối đa dạng.
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/thunderbolt-la-gi-a34991.html