ĐỒNG HỒ CƠ LÀ GÌ? CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỒNG HỒ MÁY CƠ LÀ GÌ?

ĐỒNG HỒ CƠ LÀ GÌ? CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỒNG HỒ MÁY CƠ

Đồng hồ cơ là gì? Đó là những chiếc đồng hồ được vận hành bằng bộ máy cơ, trong đó, bộ máy cơ được tạo ra từ những linh kiện hoàn toàn cơ khí (không chứa linh kiện điện tử), chuyển động nhờ nguồn năng lượng cơ học do dây cót sinh ra.

ĐỒNG HỒ CƠ LÀ GÌ? CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỒNG HỒ MÁY CƠ LÀ GÌ?

Bộ máy đồng hồ cơ (automatic) đang hoạt động, phần đang rung lắc liên tục chính là Bộ Dao Động, nơi chính yếu tạo ra độ chính xác của đồng hồ cơ

Còn đồng hồ máy cơ là gì? Đồng hồ máy cơ là cách gọi khác của đồng hồ cơ. Trong tiếng Anh, đồng hồ cơ được gọi là Mechanical Watch, bộ máy cơ được gọi là Mechanical Watch Movement.

Vậy có bao nhiêu loại đồng hồ cơ? Về cơ bản, có 2 loại đồng hồ cơ (được phân biệt qua cơ chế bộ máy) là: đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay (Hand Winding/ Hand-Wound/Manual Wind) và đồng hồ cơ tự động lên dây cót (Automatic/Self-Winding).Xem thêm: TOP ĐỒNG HỒ NỮ HOT NHẤT 2020

CẤU TẠO VÀ CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỒNG HỒ CƠ

CẤU TẠO VÀ CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỒNG HỒ CƠĐồng hồ cơ là đồng hồ có cơ cấu gồm các linh kiện cơ khí, hoạt động bằng nguồn năng lượng cơ học

Lịch sử của đồng hồ cơ bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 15, trong các loại đồng hồ to lớn cồng kềnh lắp trong các cung điện, càng về sau kích cỡ càng thu gọn lại. Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 thì đã gần hoàn thiện như ngày nay.

Thế kỷ 20 cũng là thời điểm đánh dấu thời đại của đồng hồ đeo tay, bộ máy nhỏ hơn, mỏng hơn, phát triển cơ chế tự động lên dây. Kèm theo sự bùng nổ dữ dội của đồng hồ cơ đeo tay, khả năng chịu nước, chịu sốc, kính chịu nứt vỡ, vỏ chống gỉ … cũng nhanh chóng ngày càng tốt hơn.

Đồng hồ cơ gồm phần vỏ đồng hồ và phần máy cơ. Tất nhiên, ở đây chúng ta sẽ chỉ nói về bộ máy, đó là thứ chính yếu tạo ra sự khác biệt giữa đồng hồ cơ với đồng hồ pin (đồng hồ thạch anh/đồng hồ quartz).

Xem thêm : Đồng hồ nữ thương hiệu nổi tiếng đẹp, phong cách, thời trang

CẤU TẠO VÀ CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐỒNG HỒ CƠ

Cấu tạo của máy đồng hồ cơ rất phức tạp nhưng về cơ bản thì hầu như tất cả các loại máy đồng hồ cơ sẽ có những linh kiện chính yếu và hoạt động như sau:

Sơ đồ tối giản các thành phần chính yếu của đồng hồ cơ

1- Dây Cót: tiếp nhận năng lượng (do tay lên dây cót hoặc bánh đà tự động lên dây khi đeo) và tích trữ năng lượng, năng lượng tích trữ trong cót sẽ chuyển dần đến các bánh răng truyền động và bánh răng truyền động sẽ chuyển đến các bộ phận khác.

2- Các Bánh Răng Truyền Động: nhóm linh kiện chịu trách nhiệm truyền năng lượng từ cót đến các bộ phận khác.

3- Bộ Hồi: nhóm linh kiện tiếp nhận năng lượng từ bánh răng truyền động chuyển đến Bộ Dao Động và tiếp nhận năng lượng đã được phân bổ đều đặn trả về từ Bộ Dao Động để truyền cho Nhóm Bánh Răng Giờ Phút Giây. Các linh kiện chính gồm Ngựa, Bánh Xe Gai,…

4- Bộ Dao Động: nhóm linh kiện chịu trách nhiệm điều tiết (chia đều năng lượng “vô trật tự” từ cót thành “lượng vừa đủ”) để xoay các kim sao cho kim chuyển động đều đặn mỗi một phần nhỏ của giây. Các linh kiện chính gồm: Bánh Lắc, Dây Tóc…

5- Nhóm Bánh Răng Giờ Phút Giây (và nhiều bánh răng chức năng khác): các linh kiện nhận năng lượng đã được chia thành các phần “đều nhau” từ Hồi và chuyển động “đều đặn”, năng lượng truyền dần từ Bánh Răng Giây đến Bánh Răng Phút rồi tới Bánh Răng Giờ,… từ đó ta có được Giờ, Phút, Giây, Lịch…

Dây cót là các cuộn thép lò xo, nhận năng lượng cơ từ bên ngoài, tích trữ và truyền dần cho các linh kiện khác, từ đó đồng hồ hoạt động

CÁC LINH KIỆN MÁY CƠ KHÁC

+ Khung nền, cầu: linh kiện có tác dụng như khung nẹp, hộp cố định lại các linh kiện khác.

+ Các linh kiện hỗ trợ như: Chân Kính (Jewel), ốc, bi trượt, nẹp, càng đẩy, … tùy theo tính năng. Chúng có thể cung cấp các tính năng hỗ trợ cho các linh kiện khác như chống ma sát, neo giữ, trượt, …

CẤU TẠO VÀ CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐỒNG HỒ CƠ

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ĐỒNG HỒ CƠ

Khi đề cập đến đồng hồ cơ, người ta thường chỉ hiểu rằng đó là đồng hồ đeo tay máy cơ, hiếm khi chỉ đồng hồ bỏ túi máy cơ và gần như không bao giờ nói về các loại đồng hồ để bàn, đồng hồ tủ, đồng hồ treo tường … máy cơ.

Đồng hồ cơ đeo tay hiện nay được chia làm 2 loại chính (dựa trên máy) gồm: Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic (tự động lên dây khi đeo). Đồng hồ lên dây cót bằng tay yêu cầu phải vặn núm 15-20 vòng mỗi ngày để lên dây cót; Đồng hồ Automatic khi đeo hơn 8 tiếng ngày sẽ tự sinh ra đủ năng lượng chạy khoảng 1 ngày.

Đối với các loại đồng hồ Nắp Đáy có lộ máy, có thể phân biệt Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic bằng các tìm Bánh Đà (Bánh Bán Nguyệt hoặc Góc Tư), khi lắc nhẹ đồng hồ Bánh Đà sẽ xoay, đó là Đồng hồ Automatic. Nếu không có Bánh Đà, đó là Đồng hồ lên dây cót bằng tay.

Phân biệt máy cơ lên dây cót bằng tay và máy cơ tự động lên dây (Automatic)

Bản thân Đồng hồ Automatic còn được chia nhỏ thành 2 loại nữa đó là: Tự Động (chỉ đeo mới chạy) và Bán Tự Động (đeo hoặc lên dây thủ công đều chạy). Hiện nay, trên thị trường hầu hết Đồng hồ Automatic đều là “Bán Tự Động”.

“Ở Việt Nam khi đề cập đến đồng hồ cơ, phần lớn người ta sẽ hiểu đó là Đồng hồ Automatic/Đồng hồ tự động chứ ít nghĩ đến đồng hồ lên dây cót bằng tay. Lý do vì nhu cầu Đồng hồ lên dây cót bằng tay rất nhỏ, phải vặn cót thủ công nên dùng không tiện như Đồng hồ Automatic đeo là chạy.”Xem thêm : PHONG CÁCH ĐỒNG HỒ ĐEO TAY THỜI TRANG DÀNH CHO NAM GIỚI KHÔNG THỂ BỎ QUA!

CƠ CHẾ LÊN DÂY CÓT: SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐỒNG HỒ LÊN DÂY CÓT BẰNG TAY VÀ ĐỒNG HỒ AUTOMATIC

Mô tả sơ lược các bước sinh năng lượng hoạt động của Đồng hồ lên dây cót bằng tay:

Tay vặn núm theo chiều kim đồng hồ -> Tích Cót -> Bánh Răng, Bánh Lắc … chuyển động -> Đồng hồ hoạt động

Mô tả sơ lược các bước sinh năng lượng hoạt động của Đồng hồ Automatic:

Tay đeo đồng hồ chuyển động -> Bánh Đà chuyển động -> Tích Cót -> Bánh Răng, Bánh Lắc … chuyển động -> Đồng hồ hoạt động

Tuy nhiên, phần lớn Đồng hồ Automatic hiện đại đều có tính năng Lên Dây Thủ Công (Bán Tự Động), vì thế chúng sẽ sinh ra năng lượng và hoạt động như sau:

Tay đeo đồng hồ chuyển động để làm Bánh Đà chuyển động/Tay vặn núm theo chiều kim đồng hồ -> Tích Cót -> Bánh Răng, Bánh Lắc … chuyển động -> Đồng hồ hoạt động

Bộ máy của đồng hồ Automatic hiện đại phần lớn đều là “Bán Tự Động”, vừa có Bánh Đà tự lên dây khi đeo, vừa lên dây thủ công được

CÁC ĐẶC ĐIỂM, TÍNH NĂNG CƠ BẢN CỦA ĐỒNG HỒ CƠ

Nhìn chung, đặc điểm nhận dạng của đồng hồ cơ như sau: kim trôi (kim chạy như lướt chứ không nhích từng nấc); áp tai vào mặt đồng hồ sẽ nghe thấy tiếng tick toc đều đặn, nhiều mẫu cho thấy máy cơ ở mặt đáy hoặc là cả mặt số, hoàn toàn không cần thay pin.

Thời gian hoạt động sau khi đầy cót (Thời Gian Trữ Cót - Power Reserve) trung bình của phần lớn đồng hồ cơ khoảng 40 giờ, mẫu cao cấp có thể từ 80 giờ đến cả tháng. Hết thời gian này nếu không được đeo/lên dây, đồng hồ sẽ đứng máy. Đồng hồ càng đầy cót thì càng chạy chính xác.

Sản phẩm của tên tuổi có uy tín thường có sai số nằm trong khoảng -20 đến +40 giây mỗi ngày. Đồng hồ càng đắt tiền thì sai số hầu như sẽ nhỏ, nếu đạt tiêu chuẩn độ chính xác cao (Chronometer) hoặc tinh chỉnh công phu có thể sẽ sai chỉ vài ba giây mỗi ngày.

ĐỒNG HỒ CƠ LÀ GÌ? CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỒNG HỒ MÁY CƠ LÀ GÌ? 2

Phần lớn linh kiện máy cơ được làm từ kim loại, trong đó, một số linh kiện kim loại sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi từ trường. Bởi thế, chúng ta nên giữ cho đồng hồ cơ tuyệt đối tránh xa khỏi các nguồn từ trường mạnh như nam châm, loa, thiết bị điện tử, thiết bị y tế… nếu không đồng hồ sẽ chạy sai “khủng khiếp”.

Do được tổ hợp từ rất nhiều linh kiện nhỏ bé, đồng hồ cơ cũng rất nhạy cảm trước các cú sốc, rung lắc mạnh liên tục. Tốt nhất, bạn không nên đeo đồng hồ khi dùng cưa điện, búa khoan, … và giữ cho chúng không bị va đập, rơi rớt.

Cuối cùng, bởi vì được làm từ kim loại, vật chất có tính vĩnh cửu nếu được giữ gìn và bảo dưỡng kỹ, đồng hồ cơ là thứ có thể tồn tại rất lâu dài, truyền đời cho con cháu nhiều thế hệ

CÁCH LÊN DÂY CÓT ĐỒNG HỒ CƠ

Đối với Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic có tính năng lên dây thủ công: vặn núm chỉnh khi nó đang đóng kín theo chiều kim đồng hồ 15-20 vòng mỗi ngày hoặc vặn cho đến khi thấy chặt/nghe tiếng rẹt rẹt thì ngừng.

Đối với tất cả Đồng hồ Automatic: đeo ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Đeo càng nhiều giờ càng tốt, Đồng hồ Automatic đều có cơ chế trượt chống căng đứt cót nên bạn không cần phải lo về vấn đề này.

ĐỒNG HỒ CƠ LÀ GÌ? CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỒNG HỒ MÁY CƠ LÀ GÌ? 3

Đồng hồ cơ, máy cơ, bánh răng, dây cót và nhiều thứ nhỏ bé khác đã tạo ra cỗ máy thời gian, chính chất cổ điển đó đã làm bao thế hệ say như điếu đổ (ảnh minh họa là Melbourne Watch Company Flinders)

Cửa hàng đồng hồ HÙNG THỊNH PHÁTChuyên phân phối chính hãng đồng hồ của các thương hiệu lớn như ORIENT, CITIZEN, CASIO, OLYMPIA STAR, OLYMPIANUS, SUNRISE, AOLIX, NEOS,..Ở đây chúng tôi có đầy đủ giấy tờ chứng nhận nhà phân phối hàng chính hãng nên quý khách hàng có thể yên tâm mua hàng ở đồng hồ Hùng Thịnh Phát.Mẫu mã vô cùng đa dạng cũng là ưu điểm của chúng tôi khi quý khách hàng có thể lựa chọn cho mình mẫu đồng hồ phù hợp và ưng ý nhất, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất.Không chỉ là bán đồng hồ, Hùng Thịnh Phát còn mang cả đam mê, nhiệt huyết, sự chân thành gửi đến khách hàng.-Hotline: 0909.351.625Địa chỉ: F7/19 Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/dong-ho-may-co-la-gi-a35767.html