TDS là thuật ngữ thường xuất hiện trong ngành công nghệ xử lý nước. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những điều cần biết về chỉ số TDS cũng như cách đọc chỉ số TDS để các bạn có thể tham khảo và áp dụng.
TDS là viết tắt của cụm từ Total Dissolved Solids, được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “Tổng chất rắn hòa tan” bao gồm cả khoáng chất, muối, kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước. TDS bao gồm hàm lượng của các chất hữu cơ, vô cơ và thành phần chủ yếu là các canxi, magie, kali, sunfat,… và thường xuất hiện ở nguồn nước tại các giếng thường hoặc giếng khoan. Ở các thành phố lớn, TDS được sinh ra trong quá trình tuần hoàn nước. Nước càng chứa nhiều ion thì chỉ số TDS thể hiện càng cao.
Chỉ số TDS được thể hiện thông qua thiết bị đo nồng độ chất rắn hòa tan trong nước, đó là bút thử nước TDS. Bút thử nước TDS có thiết kế nhỏ gọn, thao tác đơn giản và cho ra kết quả nhanh nên trở thành vật dụng hữu ích để đo đạc nồng độ khoáng TDS trong nước.
Bút thử nước TDS hoạt động dựa trên cơ sở kiểm tra nồng độ khoáng có trong nước uống của bạn, cảnh báo hàm lượng kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến với cơ thể.
Dùng bút thử nước để xem chỉ số TDS
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO và của chung các quốc gia trên thế giới, chỉ số TDS không được vượt quá 500mg/l đối với nguồn nước ăn uống và quá 1000mg/l đối với nguồn nước sinh hoạt. Cách đọc chỉ số TDS được thể hiện cụ thể như sau:
TDS < 5 PPM: Là nước tinh khiết, không chứa bất kỳ chất rắn hòa tan nào. Nước này không có giá trị bổ sung khoáng chất mà chỉ cung cấp nước sạch để chúng ta sử dụng.
TDS > 5 PPM: Là loại nước có chứa chất rắn hòa tan. Các thành phần các chất rắn đó có chất rắn được coi là có lợi và phù hợp để sử dụng.
Từ 50 PPM - 150 PPM: Chỉ số TDS này đã được WHO cho là mức tốt nhất cho sức khỏe. Ở mức này nước uống gần như không chứa các chất hòa tan có hại nào. Sử dụng nước uống có mức TDS dưới 100mg/L còn có thể giúp ích cho tình trạng sức khỏe của bạn và một số người có vấn đề về thận.
Từ 170 PPM - 400 PPM: Được xem là nước cứng và chỉ được sử dụng trong sinh hoạt, không nên sử dụng để ăn uống.
Hướng dẫn đọc chỉ số TDS
Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn một số thông tin cần thiết về chỉ số TDS và cách đọc chỉ số TDS, hy vọng các bạn có thể tham khảo và áp dụng cho nguồn nước nhà mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ website: sunny-eco.vn để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/cach-doc-chi-so-tds-a35779.html