Phanh xe máy là một bộ phận quan trọng trong quá trình vận hành để sử dụng tiện lợi trong nhiều tình huống cũng như đảm bảo sự an toàn cho người dùng khi điều khiển xe. Vậy cụ thể phanh xe máy là gì? Cấu tạo công dụng và có mấy loại? Tìm hiểu qua bài viết sau của Shop2banh.vn để có được câu trả lời chính xác nhất nhé. Phanh xe máy là gì ?
Phanh xe là một thiết bị cơ học làm giảm chuyển động, gọi cách khác là hãm hoặc bộ phận giảm tốc cho xe. Vì vậy hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của xe khi di chuyển. Để hiểu rõ hơn về phanh chúng ta sẽ đi tiếp phần phân loại các loại phanh.
Cấu tạo công dụng của phanh xe máy ? Có mấy loại phanh xe máy hiện nay
Về cấu tạo, phanh xe máy có 2 loại: Phanh tang trống (phanh cơ, phanh guốc hoặc phanh đùm) và Phanh đĩa. Chi tiết thông tin từng loại phanh xe máy dưới đây
Phanh tang trống
Phanh tang trống hay còn được gọi là phanh cơ hoặc phanh đùm. Loại phanh này thường được trang bị trên các dòng xe số phân khúc giá rẻ hoặc những dòng xe máy đời cũ.
" data-src="https://cdn.myphamsakura.edu.vn/wp-content/uploads/2024/05/thang-xe-1.jpg" alt="Phanh xe máy là gì cấu tạo công dụng và có mấy loại - 2" />
Cấu tạo của phanh tang trống Phanh tang trống gồm các phần cơ bản như: trống phanh, guốc phanh, má phanh và các bộ phận truyền lực khác. Cụ thể:
- Trống phanh: Bộ phận này thường được làm bằng chất liệu gang, có hình trụ và chịu được mài mòn cũng như khả năng tản nhiệt tốt. Tuy nhiên, những loại phanh tang trống ngày nay dần dần được làm bằng hợp kim thép carbon để cho độ bền lâu hơn, khắc phục được nhược điểm dễ vỡ của gang. Phần trống phanh sẽ được gắn cố định vào trục xe và chuyển động theo vòng quay của bánh xe.
- Má phanh: Má phanh (lá bố) sẽ được dán hoặc vít cố định lên guốc phanh. Đây cũng là bộ phận dễ bị mài mòn nhất trong quá trình sử dụng xe.
- Guốc phanh: Thường được làm từ nhôm đúc và có trọng lượng nhẹ. Má phanh được cố định vào hai guốc phanh để tạo thành hình tròn nằm trong trống phanh.
Nguyên tắc vận hành của phanh tang trống Phanh tang trống sẽ được lắp trực tiếp lên trục của xe máy với hai bố thắng hình vòng cung được ghép lại với nhau. Khi bóp phanh, dây cáp sẽ tác động lên thanh điều chỉnh phanh, từ đó truyền lực tới ống phanh và pít-tông để ép chặt má phanh và trống phanh để tạo ra lực ma sát. Lúc này, bánh xe sẽ giảm tốc độ quay và cuối cùng dừng hẳn. Ưu điểm - Giá thành rẻ: Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế thấp. - Cấu tạo kín giúp phanh tang trống ít bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Hạn chế - Lực phanh không quá lớn. Do vậy, phanh tang trống thường được trang bị trên những loại xe có dung tích xy lanh thấp, thường dưới 150 cc. - Phanh tang trống không phù hợp để sử dụng nếu bạn chạy xe ở tốc độ cao vì lực hãm phanh không đủ mạnh khiến xe có thể dừng ngay tức thì. - So với phanh đĩa, phanh tang trống khó vệ sinh, bảo dưỡng hơn.
Phanh đĩa xe máy
Đây là loại phanh thường được sử dụng cho bánh trước của xe. Tuy nhiên, cũng có những mẫu xe được trang bị phanh đĩa cho cả hai bánh trước như Yamaha Exciter và Honda Winner…
Cấu tạo của phanh đĩa
- Đĩa phanh: Bộ phận này được gắn trực tiếp lên cụm moay-ơ của bánh xe và xẻ rãnh; hoặc đục lỗ để gia tăng sự tản nhiệt với mục đích làm giảm khả năng mài mòn của đĩa phanh và cho độ bền lâu hơn.
- Kẹp phanh: Kẹp phanh pít-tông được chia làm hai và bắt vít lại. Khi bạn bóp phanh, pít-tông của bộ kẹp sẽ tác động lên má phanh giúp kẹo chặt rô-tơ phanh để làm giảm tốc độ di chuyển của xe.
- Má phanh: Má phanh (lá bố) được cấu tạo bằng một tấm đệm với chất liệu thép cùng bề mặt phủ vật liệu ma sát. Phần mặt của má phanh được thiết kế với những rãnh xẻ giúp thoát bụi, cũng như làm giảm nhiệt trong quá trình xe vận hành.
- Pít-tông: Phanh đĩa sử dụng pít-tông để tạo lực đẩy cho má phanh. Cùng với đó, phần tay phanh và bàn đạp phanh sẽ được kết nối với pít-tông để đẩy dầu phanh đến heo dầu của xe thông qua bình chứa.