Căn lề văn bản hành chính theo Nghị định 30? Cách căn chỉnh văn bản chuẩn trên Word
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP định nghĩa văn bản hành chính như sau:
“Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, quy định căn lề văn bản hành chính như sau:
Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy A4 (210 mm x 297 mm) theo chiều dài của khổ A4.
Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản hành chính có thể được trình bày theo chiều rộng.
Ngoài ra, theo Nghị định 30 thì việc căn chỉnh, căn lề văn bản hành chính được thực hiện theo quy định sau đây (cách căn chỉnh văn bản chuẩn):
- Căn lề trên: Cách mép trên từ 20 - 25mm (2cm - 2.5cm).
- Căn lề dưới: Cách mép dưới từ 20 - 25mm (2cm - 2.5cm).
- Căn lề trái: Cách mép trái từ 30 - 35 mm (3cm - 3.5cm).
- Căn lề phải: Cách mép phải từ 15 - 20 mm (1.5cm - 2cm).
Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.
Ngoài việc đảm bảo quy định căn lề thì phần nội dung cần phải đảm bảo giãn dòng chuẩn trong văn bản hành chính.
Nội dung văn bản hành chính được canh đều cả hai lề, khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1,5 lines.
Để thực hiện căn chỉnh văn bản, người dùng mở Word 2013, sau đó chọn Page Layout và nhấn vào nút mũi tên như hình bên dưới.
Lúc này sẽ hiện lên Page Setup, tại thẻ Margins người dùng chọn căn lề theo hướng dẫn.
Sau khi căn chỉnh lề văn bản xong thì nhấn OK.
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính sau đây:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Số, ký hiệu của văn bản.
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản.
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
- Nơi nhận.
Ngoài các thành phần này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác như:
- Phụ lục.
- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
Xem thêm:
>> Hướng dẫn đóng dấu giáp lai, dấu chữ ký đúng quy định
>> Tổng hợp biểu mẫu văn bản hành chính
>> Quy tắc viết hoa trong văn bản hành chính
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/canh-le-chuan-trong-word-a38117.html