Mọi người thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm Mbps với MBps. Về bản chất, đây đều là những đơn vị đo lường tốc độ mạng Internet được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực viễn thông hiện nay. Tuy nhiên, chúng là hai đơn vị khác nhau và bạn cần phân biệt một cách rõ ràng để tránh nhầm lẫn trong quá trình đọc thông số. Vậy, Mbps là gì? MBps là gì? Làm sao để chọn được gói cước wifi tốc độ phù hợp với nhu cầu của bạn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây!
Mbps (hay Mb/s) là từ viết tắt của Megabit per second, dịch là Megabit trên giây. Đây là một đơn vị đo lường tốc độ truyền dữ liệu, được tính bằng số Megabit truyền đi trong mỗi giây. Thông thường, đơn vị này sẽ được ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, hay cụ thể là dùng để đo băng thông mạng của các dịch vụ internet dân dụng.
1 Mbps = 1.000 Kbps trên giây (kilobit) = 1.000.000 bit trên giây (bps).
MBps (MB/s) được viết tắt từ cụm Megabyte per second, tức megabyte trên giây. Đây là đơn vị đo lường tốc độ truyền tải dữ liệu, được tính bằng số Bytes truyền đi trong mỗi giây. Cụ thể, thông số này sẽ cho biết tốc độ internet hiển thị trên những công cụ upload, download.
1 MBps sẽ gần bằng 8 Mbps.
Nhiều người thường nhầm lẫn Mbps và MBps là một. Tuy nhiên, chúng thực chất là hai đơn vị đo lường hoàn toàn khác nhau. Mbps sẽ đo lường dung lượng dữ liệu với đơn vị bit, và ngược lại MBps sẽ đo lường dung lượng của dữ liệu Byte.
Bạn không thể thay thế 2 đơn vị này cho nhau. Bởi lẽ, bit và Byte là 2 mức dung lượng khác nhau. Nói tóm lại, MBps và Mbps là 2 khái niệm khác biệt hoàn toàn, cả về thông số hiển thị lẫn ký hiệu.
Cụ thể, 1 Byte sẽ bằng 8 bit (1 Byte = 8 bit), tức là 1 MBps bằng với 8 Mbps (1 MBps = 8 Mbps).
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu như internet của bạn có tốc độ truyền dữ liệu là 1000 Mbps (tức là 1 Gigabit trên mỗi giây), thì bạn sẽ cần đến 8 giây để tải xuống thành công 1 tập tin với dung lượng 1GB khi sử dụng internet đó.
MBps thường được sử dụng trong các thiết bị máy tính cá nhân, đơn lẻ để hiển thị tốc độ truyền tải dữ liệu (move, copy…) bên trong ổ cứng nội bộ. Còn trong các mạng máy tính và internet, MBps sẽ đại diện cho tốc độ đường truyền giữa các điểm nút với nhau bên trong mạng.
Hiện nay, các nhà mạng sẽ sử dụng tốc độ mạng với đơn vị Mbps. Tuy nhiên, bạn sẽ nhìn thấy đơn vị MBps được sử dụng để cho biết tốc độ download tại các chương trình, phần mềm download phổ biến như Internet Download Manager.
1 Megabyte/s (1 MBps) = 1024 Kilobytes/s (1024 KBps) = 1024 x 1024 Bytes/s = 1024 x 1024 x 8 bits/s.
Sau khi nắm rõ Mbps là gì, MBps là gì và cách phân biệt 2 đơn vị đo lường này, chúng ta sẽ tiếp tục giải đáp câu hỏi “Tốc độ mạng đạt bao nhiêu Mbps mới gọi là nhanh?”.
Tốc độ internet càng cao, càng nhanh thì trải nghiệm của người dùng sẽ càng tốt. Bởi lẽ, điều này giúp cho mọi thao tác, tiến trình đều hoạt động một cách trơn tru, mượt mà và ổn định. Bạn sẽ không cần phải chờ đợi mòn mỏi để tải về một file phương tiện nào đó, hay khó chịu vì tình trạng giật lag khi chơi game, lướt web và giải trí…
Tuy nhiên, tốc độ mạng đạt bao nhiêu thì mới gọi là nhanh? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng của bạn.
Bạn sẽ cần một kết nối ổn định với nhiều Mbps hơn nếu phải thường xuyên download dữ liệu hoặc tải lên các hình ảnh, video có dung lượng lớn hoặc độ phân giải cao. Ngược lại, đối với những ai chỉ kết nối mạng để lướt web, đọc tin tức, gửi email hay truy cập vào các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, mức Mbps cần thiết sẽ thấp hơn rất nhiều.
Trước đây, băng thông tối thiểu cho công nghệ cáp đồng - ADSL chỉ đạt 3Mbps. Tuy nhiên, sau khi công nghệ cáp quang xuất hiện và được ứng dụng mạnh mẽ, hầu hết các nhà mạng đều đã nâng cấp dịch vụ và cung cấp gói cước internet với băng thông tối thiểu là 15Mbps.
Hiện nay, các nhà mạng thường cung cấp các gói cước với tốc độ Mbps phổ biến như:
Ngoài ra, khi bạn tìm mua các thiết bị mạng - switch chẳng hạn, bạn sẽ nhìn thấy thông số 10/100 Mbps - tức là cổng kết nối của thiết bị đó sẽ hỗ trợ tốt cho các kết nối Ethernet 10 cùng với 100Mbps.
Tốc độ đường truyền của gói cước Wifi càng cao thì quá trình tải dữ liệu sẽ càng diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện, thậm chí bạn còn có thể vừa xem phim, vừa tải file cần thiết về máy tính khi kết nối Wifi có tốc độ cao.
Tuy nhiên, mọi người thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn gói cước Wifi. Bởi lẽ, nếu lựa chọn gói cước có tốc độ cao nhưng nhu cầu sử dụng chỉ đơn giản là đọc báo, lướt web, bạn sẽ phí phạm một khoản tiền không cần thiết vì tốc độ cao sẽ đi kèm với giá cước cao. Ngược lại, việc chọn một gói cước có tốc độ thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn.
Vậy nên, bạn cần nghiên cứu kỹ và lựa chọn gói cước phù hợp với các gợi ý sau:
Tốc độ 1 - 6 Mbps đến từ công nghệ cáp đồng cũ và đây là tốc độ thấp nhất hiện nay. Khi sử dụng đường truyền có tốc độ từ 1 - 6 Mbps, bạn chỉ có thể thực hiện các tác vụ cơ bản như lướt web, gửi email, truy cập các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, nếu bạn chơi game với tốc độ này, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu vì sự giật lag của nó.
Ngoài ra, tốc độ 1 - 6Mbps chỉ sử dụng được cho 1 người, nếu có từ 3 người trở lên kết nối trong cùng một lúc thì chắc chắn là bạn chỉ có thể nhìn màn hình xoay tròn vì lag.
Đây là tốc độ Wifi phù hợp với những ai yêu thích xem phim hoặc theo dõi những chương trình giải trí. Ngoài ra, bạn cũng có thể chơi game với tốc độ này, dù không mang lại trải nghiệm mượt mà nhưng vẫn đủ để bạn không cảm thấy quá khó chịu vì bị gián đoạn nhiều.
Tuy nhiên, tốc độ này cũng chỉ phù hợp cho 1 - 2 người sử dụng. Nếu gia đình bạn có đông người hơn, bạn có thể tham khảo các mức tiếp theo.
15 - 30 Mbps là tốc độ phổ biến hàng đầu hiện nay. Đây là công nghệ đường truyền cáp quang và hiện đang được nhiều gia đình sử dụng nhất tại Việt Nam. Với tốc độ này, bạn sẽ thỏa sức lướt web, xem phim chơi game, tải và up tập tin hay thực hiện các tác vụ khác nhau một cách nhanh chóng, mượt mà.
Hiện nay, các đơn vị dịch vụ viễn thông tại Việt Nam thường cung cấp các gói cước từ 10 Mbps trở lên với giá chưa đến 200.000 VND/tháng cho các cá nhân, gia đình. Như vậy, chỉ với mức chi phí cực rẻ, bạn đã có thể sử dụng được đường truyền cáp quang với tốc độ ổn định và nhanh chóng.
Đây là tốc độ khá cao và nó cho phép bạn thực hiện đồng thời nhiều tác vụ từ cơ bản đến nâng cao một cách nhanh chóng, mượt mà. Hiện nay, các gia đình đông người, các công ty nhỏ hoặc những đơn vị kinh doanh online thường sử dụng mạng wifi với tốc độ từ 30 - 50 Mbps để đảm bảo kết nối ổn định cho tất cả các thành viên.
Để kiểm tra tốc độ Mbps, bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Cách đơn giản nhất là hãy đọc kỹ thông tin về gói cước mình đang sử dụng, hoặc gọi điện thoại đến tổng đài lắp đặt mạng wifi để được hỗ trợ. Ngoài ra, bạn cũng có thể ước tính tốc độ Mbps bằng cách theo dõi thời gian tải xuống một phần mềm, chương trình hay dữ liệu nào đó.
Hoặc, có một cách dễ dàng hơn mà bạn có thể tham khảo đó là truy cập vào các trang web hỗ trợ kiểm tra Mbps như Speedtest.net, Fast.com… hay các chương trình có sẵn trong máy tính như Command Prompt, PowerShell…
Ngoài tìm hiểu Mbps là gì, MBps là gì và các tốc độ Mbps phổ biến, chúng ta sẽ tiếp tục đến với một số đơn vị đo lường phố biến thường được sử dụng trong lĩnh vực viễn thông như:
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ Mbps là gì, phân biệt Mbps với MBps và cách lựa chọn tốc độ wifi phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, bạn nhé!
Xem thêm:
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/mbps-a38177.html