Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút hoặc vắt ra như thế nào? Sau đây là những những cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra giúp bảo đảm độ tinh khiết và an toàn của nguồn sữa mẹ cho bé:
Nếu bạn băn khoăn cách bảo quản sữa mẹ đúng cách trong tủ lạnh là gì, hãy cùng Hello Bacsi khám phá câu trả lời.
Sau khi vắt sữa xong, để bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, bạn hãy cho sữa vào ngay trong túi hoặc bình trữ sữa. Kế đến, bạn dán nhãn bên ngoài dụng cụ trữ sữa, ghi ngày, giờ vắt, ghi tên của bé (nếu bạn gửi bé đi nhà trẻ).
Tiếp theo, bạn cất ngay sữa đã vắt vào tủ lạnh. Đây là phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn khoa học. Bạn có thể bảo quản sữa lên đến 48 giờ trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc làm lạnh nhanh sữa trong 30 phút rồi trữ đông ngay sau đó để bảo quản được lâu hơn.
Ngoài ra, nếu muốn bảo quản sữa mẹ đúng cách, bạn cần chia sữa vào các túi nhỏ với dung tích từ 80-120 ml. Điều này vừa giúp giảm thiểu thời gian làm lạnh, vừa hỗ trợ quá trình rã đông sữa nhanh hơn, đồng thời giúp hạn chế lãng phí khi ra đông một lượng lớn sữa nhưng không dùng hết. Nếu sữa mẹ được bảo quản đúng cách, sữa sẽ tinh khiết ở trạng thái đông.
Cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút trong trường hợp không có tủ lạnh là gì? Nếu nhà bạn không có tủ lạnh hoặc tủ đông để bảo quản sữa mẹ sau khi vắt, hoặc bạn không thể cất sữa đã vắt vào tủ lạnh ngay vì một lý do nào đó, hãy để sữa ở trong phòng có nhiệt độ khoảng 25°C. Tuy nhiên, cần lưu ý không để quá 6 giờ. Đồng thời, bạn nên để sữa ở nơi không có bức xạ, ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác.
Nếu nhà bạn bị cúp điện trong thời gian dài, bạn chắc chắn sẽ lo lắng về những túi sữa đang được trữ đông trong tủ lạnh. Lúc này, cách xử lý “chữa cháy” là hãy lấy các túi sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên.
Tốt nhất là bạn nên trữ và bảo quản sữa trong những túi riêng biệt sao cho mỗi túi chứa lượng sữa vừa đủ cho một lần bú của bé. Bạn có thể bắt đầu từ 60 đến 120 ml, hoặc có thể điều chỉnh lượng sữa phù hợp cho bé nếu cần.
Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc dự trữ các phần sữa ít hơn (từ 30 đến 60 ml), dành cho những trường hợp đột xuất hoặc bạn không có thời gian trữ sữa cho bé.
Ngoài ra, cần nhớ rằng, sữa mẹ nở ra khi đóng băng. Vì vậy, bạn đừng đổ đầy các bình/túi trữ sữa đến gần miệng để đảm bảo sữa mẹ bảo quản tốt nhất mà không bị tràn.
Sau khi đã biết được cách bảo quản sữa mẹ, bạn cần tìm hiểu về thời gian bảo quản sữa tương ứng với từng mức nhiệt độ. Dưới đây là những hướng dẫn chung mà bạn có thể tham khảo:
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/tu-lanh-bao-quan-sua-me-a38431.html