Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Nguyên nhân là gì?

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn. Trẻ sơ sinh có thể gặp các vấn đề trong việc ngậm bắt vú và học cách bú mẹ, và những trẻ lớn hơn đã bú mẹ tốt trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng có thể đột ngột ngừng bú. Vậy trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao?

Theo ThS.BS Nguyễn Thu Vân, Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh cho biết “Việc bé không chịu bú mẹ hoặc bỏ bú đều là tình trạng thường gặp và là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên hãy kiên nhẫn và có thể tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ để hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sẽ được suôn sẻ và tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.”

Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao

Nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu bú vú mẹ?

Trong nhiều trường hợp, dù mẹ “mát sữa” nhưng em bé vẫn nhất định không chịu bú mẹ. Vấn đề có thể nằm ở phía người mẹ, cũng có thể đến từ em bé. Theo các chuyên gia, các nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ có thể kể đến như:

1. Bé ngậm bắt vú không tốt

Bé ngậm bắt vú không tốt: ngậm bắt vú là hành động mà miệng bé mở rộng để tự cảm nhận bầu vú của mẹ và ngậm lấy bầu vú để bú. Nhiều người sẽ nghĩ đây là hành động tự nhiên và bé có thể thực hiện nó tốt, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bé ngậm bắt vú không tốt.

Trong trường hợp bé ngậm bắt vú sai cách có thể gây ra những hậu quả như trẻ không bú đủ sữa nên cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc. Bên cạnh đó việc ngậm bắt vú không tốt có thể gây tổn thương đến núm vú của người mẹ làm nứt núm vú và gây đau. Vì vậy việc ngậm bắt vú là kỹ năng mà mẹ và bé cần tập luyện cùng nhau.

Nếu ngậm bắt vú không tốt là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Theo ThS.BS Nguyễn Thu Vân, mẹ có thể điều chỉnh tư thế để giúp trẻ có thể ngậm bắt vú tốt hơn bằng cách thực hiện các bước sau:

Nếu bé ngậm bắt vú tốt, một lúc sau mẹ sẽ cảm nhận được phản xạ xuống sữa, sữa sẽ được tiết ra liên tục và tự nhiên. Bé sẽ bú một cách rất dễ dàng.

Hướng dẫn cho bé bú đúng chuẩn

2. Bé sinh non

Bé sinh non cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ. Sữa mẹ rất quan trọng trong sự phát triển của bé, đặc biệt đối với những trẻ sinh non. Tuy nhiên tùy vào tuổi thai và sức khỏe tổng thể của trẻ lúc đó sẽ quyết định việc bé đã sẵn sàng bú mẹ hay không. Với các trường hợp trẻ sinh non cần chăm sóc đặc biệt, sữa mẹ sẽ được nuôi dưỡng thông qua ống thông dạ dày và trẻ sẽ được xuất viện khi đã tăng cân tốt, phát triển khỏe mạnh và có thể thể bú mẹ hoặc bú bình.

3. Bạn có núm vú phẳng hoặc ngược

Hầu hết trẻ sơ sinh có thể bú tốt ngay cả khi núm vú của mẹ phẳng hoặc tụt vào trong. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ khó ngậm vú mẹ. Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? nếu gặp phải tình huống này, mẹ hoàn toàn có thể cho con bú, tuy nhiên cần thêm một chút kiên trì. Khi có đầu ti phẳng hoặc tụt vào trong, mẹ nên áp dụng các phương pháp kích thích núm vú bằng cách mát xa nhẹ nhàng. Sau đó xếp các ngón tay thành hình chữ C hoặc hình chữ U để nhẹ nhàng ép vào vú và đẩy đầu ti nhô lên, giúp bé dễ dàng bé mẹ hơn.

4. Em bé của bạn bị thương tích hoặc dị tật khi sinh

Trong một số trường hợp hy hữu em bé có thể gặp một số chấn thương trong quá trình chào đời và bé sẽ cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ. Bên cạnh đó những em bé không may có những khiếm khuyết hoặc mắc bệnh lý dị tật bẩm sinh có thể từ chối việc bú mẹ.

5. Sữa về chậm

Có nhiều trước hợp, bé rất hứng thú với việc bú mẹ, tuy nhiên vì sữa mẹ về ít, không đủ cho nhu cầu khiến bé chờ đợi và không còn hứng thú với việc bú mẹ.

Tham khảo: Những cách tăng lượng sữa mẹ hiệu quả

6. Bé bị đau

Với trường hợp mẹ sinh khó hoặc bé sinh non có thể sẽ bị đau khi chào đời vì rong trường hợp sinh khó hoặc sinh non, trẻ có thể bị đau sau khi lọt lòng mẹ do chấn thương xương đòn, bị bầm, trật khớp… Khi mẹ bế cho bú, bé sẽ càng đau và phản ứng bằng cách quấy khóc, không chịu bú. Nên đưa con đi khám, bác sĩ sẽ có cách điều trị và hướng dẫn bạn tư thế giúp bé bú không bị đau.

7. Ác cảm với đầu ti

Một số trẻ khi mẹ cố gắng đưa đầu ti vào sẽ có hành động ngậm chặt miệng lại và không hợp tác với việc bú mẹ. Điều này có thể xảy ra khi ở những lần cho bú trước đó mẹ đã vô tình đưa đầu ti vào quá sâu khiến bé gặp khó khăn khi bú và thở.

8. Khó thở khi bú

Một số trẻ gặp vấn đề khi xoay xở với việc ngậm đầu ti, nuốt sữa và thở khi bú mẹ. Vì vậy mà dần dần bé sẽ có cảm giác không thích bú mẹ nữa.

9. Quen bú bình

Khi mẹ đi làm trở lại, bé sẽ được làm quen với việc bú bình. Khi bé không bú mẹ thường xuyên, sữa mẹ sẽ không còn tiết nhiều như trước đây nữa nên bé sẽ thích bú bình hơn.

10. Sữa có mùi lạ

Nếu thức ăn của mẹ có những món cay, nhiều gia vị, dầu mỡ hoặc mẹ hút thuốc lá thì có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa, khiến bé có thể bỏ bú vì mùi vị thay đổi.

11. Trẻ ốm

Trẻ trong giai đoạn mọc răng thường sốt, nứt nướu, hay quấy khóc và mệt mỏi… Trẻ có thể đột ngột bỏ bú ở giai đoạn này. Tình trạng này sẽ tốt hơn khi bé khỏi ốm và cơ thể khỏe mạnh bình thường.

Nguyên nhân bé không chịu bú mẹ

Nguyên nhân bé không chịu bú mẹ khi đã bú tốt một thời gian?

Em bé của bạn đang bú mẹ tốt tự dưng lại không bú nữa thì phải làm sao? Theo ThS.BS Nguyễn Thu Vân “Trường hợp bé đã bú tốt một thời gian sau đó làm biếng bú mẹ thì chúng ta cần tìm nguyên nhân. Trẻ trong giai đoạn đầu đời sẽ có những hoạt động chính là bú và ngủ. Khi bé đói và có nhu cầu ăn thì bé thường thể hiện bằng việc khóc. Bên cạnh đó nếu bé đang bắt đầu học lật thì bé sẽ hơi lơ là đến việc bú mẹ.”

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khiến bé bỏ bú mẹ như sữa mẹ có mùi, vị lạ khiến bé không thích, hoặc bé gặp vấn đề về tiêu hóa, bị nấm lưỡi hoặc do cơ thể thiếu chất. Việc cơ thể thiếu một số chất như sắt, selen hoặc kẽm… có thể làm giảm sự kích thích vị giác của trẻ và khiến trẻ không chịu bú mẹ.

Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao là điều mà các bậc làm cha mẹ luôn trăn trở. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho trẻ, trẻ cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ trong giai đoạn đầu đời. Vì vậy khi trẻ không chịu bú mẹ, bố mẹ cần tìm nguyên nhân và giải quyết tình trạng này. Dưới đây là một số mẹo áp dụng trong trường hợp bé không chịu bú mẹ, bao gồm:

Chế độ ăn của mẹ đóng vai trò quan trọng
Chế độ ăn của mẹ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Bé không chịu bú mẹ có nguy hiểm không?

1. Đối với mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại một số lợi ích cho mẹ. Trong những tháng sau khi sinh, việc cho con bú sẽ làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh nếu việc cho con bú diễn ra thuận lợi.

Trong trường hợp bé không chịu bú mẹ, mẹ dễ bị giảm nguồn sữa và tắc sữa. Việc tắc tia sữa sẽ gây ra những cơn đau nhức, thậm chí nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm ngực và áp xe ngực.

2. Đối với bé

Nghiên cứu cho thấy rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhất định và giúp xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Trẻ không bú mẹ thường đối mặt với những vấn đề như cân nặng của bé không đạt chuẩn, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Giảm sự hứng thú của bé đối với sữa mẹ. (1)

Không bú mẹ và nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em: Một nghiên cứu phân tích tổng hợp nhằm đánh giá mối liên quan của việc không cho con bú và nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em - ASD. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy rằng không cho con bú là một yếu tố nguy cơ đối với ASD. Những kết quả này cho thấy tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ trong việc giảm nguy cơ mắc ASD ở trẻ em.

Các nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có tỷ lệ nhập viện thấp hơn và có xu hướng có sức khỏe tốt hơn. Điều này dẫn đến việc bé ít đến gặp bác sĩ nhi khoa vì bệnh tật. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể ngăn cản việc nuôi con bằng sữa mẹ vì dụ như trẻ bỏ bú hoặc mẹ gặp một số tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa, hoặc lịch làm việc của mẹ có những những hạn chế khiến việc cho con bú trở nên khó quản lý. Để giải quyết cho vấn đề trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Mẹ có thể tìm kiếm sự tư vấn của các bác sĩ để có biện pháp tốt nhất trong vấn đề này.

>>>Có thể bạn chưa biết: Tư thế cho bé bú bình đúng cách

Mẹ nên ăn gì để sữa về nhiều?

Các bà mẹ cho con bú tận hưởng rất nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt quan trọng nếu bà mẹ đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Giảm cân nhanh hơn sau khi sinh, giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng, hệ xương chắc khỏe hơn, ít chảy máu, đặc biệt quan trọng đối với bà mẹ có hàm lượng sắt thấp. Bên cạnh đó, việc có con bú còn kích thích tố đặc biệt giúp mẹ trở nên kiên nhẫn và đáng yêu, mối liên kết giữa hai mẹ con chặt chẽ hơn và tự hào cho bé một khởi đầu tốt nhất.

Vậy mẹ đang cho con bú nên ăn gì để sữa về nhiều? Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ đang nuôi con bú:

Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa caffein
Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa caffein trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Theo ThS.BS Nguyễn Thu Vân ”Hiện nay Khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Nếu sữa mẹ đủ, bạn không cần cho bé dùng thêm sữa công thức nữa. Không cho trẻ uống dịch gì khác ngoài sữa mẹ.”

“Để bé có giấc ngủ sâu, ít bị giật mình, ọ ẹ khi ngủ, bạn nên hạn chế tiếng ồn khi bé ngủ. Một số bé dễ giật mình, vặn mình liên tục, cần đi khám để BS bổ sung thêm Vitamin D và Calci.” Bác sĩ cho biết thêm.

Trung tâm Sơ sinh Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ các bác sĩ nhi giàu kinh nghiệm và luôn đặt y đức lên hàng đầu, cùng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tân tiến, hiện đại, hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tiêu chuẩn quốc tế giúp phụ huynh an tâm và bé yêu được đảm bảo điều kiện an toàn cao nhất.

Hy vọng bài viết đã giải đáp hết thắc mắc của độc giả về vấn đề “Trẻ sơ sinh không bú mẹ phải làm sao?“. Nuôi con bằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho hầu hết trẻ sơ sinh, giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của bé và cung cấp dinh dưỡng hoàn hảo cho bé.

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/be-khong-chiu-bu-binh-a39619.html