Máy lọc không khí có thực sự hiệu quả? 10 người thì 9 người không chắc về câu trả lời

Xuất hiện trên thị trường từ khá lâu nhưng những năm gần đây, khi chất lượng không khí suy giảm nghiêm trọng thì máy lọc không khí mới được nhiều người biết tới và quan tâm.

Các máy lọc không khí đều hoạt động dựa trên việc áp dụng 1 trong 2 cơ chế: Lọc không khí thụ động hoặc chủ động. Một số loại máy còn có thể áp dụng đồng thời cả hai cơ chế để tăng cường hiệu quả lọc không khí.

Cụ thể với chế độ lọc thụ động, bên trong máy lọc không khí sẽ có quạt và lưới lọc. Với chế độ lọc chủ động, các chi tiết này sẽ được thay bằng bộ phận tạo phản ứng như tạo ion, phát tia UV, tạo phản ứng quang hóa. Với những máy áp dụng đồng thời cả 2 sẽ có cả quạt, lưới lọc và bộ phận tạo phản ứng.

Khi bấm nút khởi động, quạt hút của máy lọc không khí sẽ tiến hành hút không khí và đưa qua màng lọc. Tại đây, bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn, virus,… sẽ được giữ lại ở màng lọc. Cuối cùng, máy sẽ thổi không khí đã được làm sạch ra phòng.

Máy lọc không khí có thực sự hiệu quả?

Máy lọc không khí được quảng cáo là nâng cao chất lượng không khí, lọc bụi bẩn, vi khuẩn, giúp không khí trong nhà sạch và trong lành hơn. Nhưng thiết bị này có thực sự hiệu quả?

Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc, bởi không ít người không biết và hiểu quá nhiều về công dụng của máy lọc không khí. Họ mua thiết bị này đặt trong nhà chẳng qua là để yên tâm hơn trong thời buổi không khí ô nhiễm như hiện tại mà thôi.

Hơn nữa, nhiều người còn thắc mắc, tại sao đặt máy lọc không khí trong nhà nhưng vẫn thấy có bụi bám trên đồ vật, từ đó hoài nghi về tính hiệu quả của thiết bị này.

Thực ra, máy lọc không khí không phải là máy hút bụi, thiết bị này chủ yếu lọc các hạt bụi siêu mịn, kích thước 2,5 micromet (PM 2.5), có thể hút được khi máy lọc tạo luồng khí lưu thông, chứ không phải bụi thông thường cỡ lớn.

Máy lọc không khí có thực sự hiệu quả? 10 người thì 9 người không chắc về câu trả lời - 2

Còn về câu hỏi máy lọc không khí có thực sự hiệu quả không thì câu trả lời là có. Thiết bị này thực sự có tác dụng trong việc lọc bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc trong không khí. Đã có nhiều thí nghiệm chứng minh điều này. Hoặc dễ nhìn thấy nhất là sau một thời gian sử dụng, khi mở bên trong máy lọc không khí ra bạn sẽ thấy một lớp bụi dày bám trên màng lọc thô.

Tuy nhiên, việc làm sạch không khí đến mức độ nào còn tùy thuộc vào chất lượng của quạt và bộ lọc. Ngoài ra, vị trí đặt thiết bị và cách bố trí trong nhà cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả lọc không khí.

Làm thế nào để máy lọc không khí đạt được hiệu quả tốt nhất?

Đầu tiên, để máy lọc không khí đạt hiệu quả tốt nhất thì trước tiên bạn phải chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Cụ thể, bạn nên mua máy lọc không khí phù hợp với diện tích phòng, không nên chọn máy có công suất và lưu lượng gió quá thấp, nếu không sẽ làm giảm hiệu quả.

Nên mua máy lọc không khí theo vị trí địa lý. Ví dụ như với khu vực thành thị thì nên ưu tiên loại máy lọc có màng lọc bụi như PM 1.0, PM 2.5, PM 10,... Với địa hình vùng núi có độ ẩm thấp nên chọn loại máy có chức năng tạo ion.

Máy lọc không khí có thực sự hiệu quả? 10 người thì 9 người không chắc về câu trả lời - 3

Thứ hai, nên đặt máy lọc không khí ở các vị trí thông thoáng trong phòng, nơi không khí lưu thông tốt để tăng hiệu quả của thiết bị.

Thứ ba, không nên bật máy lọc không khí cả ngày. Việc này sẽ chỉ khiến màng lọc tích tụ nhiều bụi bẩn bên trong hơn, ảnh hưởng đường hút gió của quạt.

Lúc này, để lọc gió ở mức hiệu suất ban đầu, quạt phải tăng công suất để ngăn bụi bẩn tích tụ trong lõi lọc, khiến quạt kêu to hơn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn và hỏng nhanh hơn. Tốt hơn hết chỉ nên bật máy lọc không khí khoảng 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo tuổi thọ cho bộ lọc và độ bền cho thiết bị.

Máy lọc không khí có thực sự hiệu quả? 10 người thì 9 người không chắc về câu trả lời - 4

Thứ tư, nên mở hé cửa khi bật máy lọc không khí để đảm bảo việc thông gió trong nhà, giúp chất lượng không khí trong nhà tốt hơn. Sở dĩ như vậy vì máy lọc không khí chỉ có thể lọc sạch không khí ban đầu trong phòng, nhưng không thể lọc hoặc hấp thụ lượng CO2 dư thừa trong phòng cũng như không thể đưa không khí trong lành từ bên ngoài vào. Nếu sử dụng lâu dài sẽ chỉ gây ngột ngạt trong nhà và gây khó thở, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Hoặc bạn hãy đóng kín cửa trong nhà khi bật máy lọc không khí, nhưng nên chọn thiết bị thông minh, kết hợp ngữ cảnh, tự động tắt, mở máy khi mở, đóng cửa, như vậy sẽ đảm bảo được hiệu quả hoạt động của thiết bị hơn.

Thứ năm, sau một thời gian hoạt động người dùng cần vệ sinh màng lọc của máy để tránh bụi bẩn tích tụ lâu ngày ở bên trong. Nếu để quá lâu không vệ sinh sẽ vô tình biến máy lọc không khí thành nơi phát tán bụi do bên trong máy có quá nhiều bụi. Ngoài ra, màng lọc cũng sẽ thành nơi sinh sôi của nấm mốc và các loại vi khuẩn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong nhà.

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/co-nen-mua-may-loc-khong-khi-a44164.html