Phần cứng máy tính là gì? Các phần cứng máy tính cơ bản

Phần cứng máy tính là gì? Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm của máy tính là gì? Chắc chắn bạn đọc sẽ không thể bỏ qua bài viết ngay sau đây đã tổng hợp đầy đủ kiến thức xoay quanh phần cứng là gì. Chắc chắn sẽ rất bổ ích với những bạn đọc đang có dự định xây dựng 1 hệ thống máy tính cho công việc và giải trí.

Phần cứng máy tính là gì? Các phần cứng máy tính cơ bản
Phần cứng máy tính là gì? Các phần cứng máy tính cơ bản

1. Phần cứng máy tính là gì?

Phần cứng máy tính là gì? Trả lời cho câu hỏi này thì phần cứng máy tính hay Hardware được hiểu đơn giản là những thiết bị hay linh kiện vật lý bên trong và bên ngoài máy tính mà người dùng có thể nhìn thấy và cầm nắm được.

Phần cứng máy tính chính là các bộ phận vật lý kết hợp với nhau để tạo thành một chiếc máy tính hoàn thiện. Các loại phần cứng máy tính thông dụng có thể kể tên như:

Hardware được hiểu đơn giản là những thiết bị hay linh kiện vật lý bên trong và bên ngoài máy tính
Hardware được hiểu đơn giản là những thiết bị hay linh kiện vật lý bên trong và bên ngoài máy tính có thể cầm nắm

2. Các yếu tố quan trọng của phần cứng máy tính là gì?

Trả lời xong câu hỏi phần cứng của máy tính là gì, bạn đọc có thể tham khảo các yếu tố quan trọng của phần cứng trong phần nội dung tiếp theo:

2.1 Bộ vi xử lý trung tâm (CPU)

Bộ xử lý trung tâm (CPU) là một phần cốt lõi trong hệ thống máy tính, giúp thực hiện và phân tích các câu lệnh bằng cách thực hiện các phép toán, so sánh và logic. Ngoài ra, CPU còn có chức năng xử lý các yêu cầu nhập hoặc xuất dữ liệu cơ bản từ người dùng.

CPU là một tấm vi mạch rất nhỏ chứa một tấm wafer silicon bên trong, bọc một con chip được sản xuất từ gốm và gắn vào bảng mạch.

Xung nhịp CPU biểu thị số chu kỳ mà CPU của bạn thực hiện mỗi giây, được đo bằng GHz (Gigahertz).. Giá trị này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh. Lấy ví dụ, Một CPU có tốc độ xung nhịp 3.2 GHz đồng nghĩa với việc bộ xử lý trung tâm sẽ thực hiện 3.2 tỷ chu kỳ mỗi giây.

(CPU) là một phần cốt lõi trong hệ thống máy tính, giúp thực hiện và phân tích các câu lệnh
CPU là một phần cốt lõi trong hệ thống máy tính, giúp thực hiện và phân tích các câu lệnh của phần mềm

Tần Số Turbo Có Nghĩa Là Gì?

Hiện nay mỗi sản phẩm CPU sẽ có 2 thông số quan trọng là tần số Turbo tối đatần số cơ bản của Bộ xử lý:

gif-mui-tenTìm hiểu thêm: CPU server là gì? Sự khác biệt của CPU server với CPU thông thường

2.2 Bộ nguồn máy tính (PSU)

PSU là viết tắt của power supply unit chỉ chung bộ phận nguồn máy tính. Bộ nguồn máy tính có vai trò chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC) để phục vụ các hoạt động của hệ thống máy tính.

Trong hệ thống máy tính, PSU giống như một trái tim, bơm máu(cung cấp điện năng) tới các bộ phận trên cơ thể ( CPU, Ram, Card màn hình…). Vì vậy một bộ nguồn tốt sẽ là một bộ nguồn có thể cung cấp dòng điện ổn định với điện áp hợp lý cho toàn bộ hoạt động của cả hệ thống máy tính.

Bộ nguồn máy tính có ba loại công suất như sau:

ộ nguồn máy tính có vai trò chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều
Bộ nguồn máy tính có vai trò chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều phục vụ hoạt động các phần cứng khác

Các loại bộ nguồn máy tính thông dụng hiện nay dựa trên thiết kế cáp nối:

2.3 Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Ram)

RAM là viết tắt của cụm từ Random Access Memory là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. RAM giúp lưu trữ thông tin hiện hành để bộ xử lý CPU có thể truy xuất và xử lý. Tuy nhiên RAM sẽ mất dữ liệu đang lưu trữ tạm thời khi ngừng cung cấp nguồn điện cho nó. Nếu xảy ra tình trạng máy tính bị sập nguồn, reboot thì dữ liệu trên RAM sẽ bị mất sạch.

Các thông tin được lưu trữ trên bộ nhớ RAM được chia thành từng vị trí khác nhau và mỗi vị trí đều có một địa chỉ riêng biệt. Tốc độ truy xuất dữ liệu từng vị trí trên RAM là tương đương nhau. Khi dung lượng của RAM càng lớn thì khả năng xử lý các tác vụ càng được nâng cao.

RAM giúp lưu trữ thông tin hiện hành để bộ xử lý CPU có thể truy xuất và xử lý
RAM giúp lưu trữ thông tin hiện hành để bộ xử lý CPU có thể truy xuất và xử lý

RAM có 2 loại chính là RAM tĩnh và RAM động.

Các thông số quan trọng về bộ nhớ Ram gồm:

Hiện chúng tôi đang cung cấp các sản phẩm như Ram cùng nhiều linh kiện khác, bạn có thể xem tại: Linh kiện thiết bị mạng

2.4 Ổ cứng lưu trữ

Đúng như tên gọi thì ổ cứng lưu trữ là linh kiện phần cứng được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong máy tính của bạn. Ổ cứng thường được tìm thấy trong khoang ổ đĩa và được kết nối với bo mạch chủ thông qua cáp ATA , SATA hoặc SCSI

Ổ cứng là linh kiện phần cứng được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong máy tính của bạn
Ổ cứng là linh kiện phần cứng được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong máy tính của bạn

Hiện nay ổ cứng lưu trữ có khá nhiều dòng khác nhau bao gồm: HDD, SSD, ổ cứng NAS.

gif-mui-ten Xem thêm: Tường lửa là gì - Những ứng dụng của tường lửa

2.5 Card màn hình

Card đồ họa (Graphics card) hay còn gọi là VGA ( Video Graphics Adaptor) là thiết bị phần cứng chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, cụ thể như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh xuất ra. Hiện nay card màn hình có 2 dạng chính:

Card tích hợp sẽ sử dụng sức mạnh của CPU cùng bộ nhớ RAM để hỗ trợ xử lý các tác vụ về đồ họa
Card tích hợp sẽ sử dụng sức mạnh của CPU cùng bộ nhớ RAM để hỗ trợ xử lý các tác vụ về đồ họa

Bảng so sánh giữa 2 loại card thông dụng

So sánh

Card Onboard

Card đồ họa rời

Ưu điểm

Điểm yếu

2.6 Ổ đĩa quang

Thiết bị đọc đĩa quang, hay còn gọi là ổ đĩa quang, hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng tia laser để quét trên bề mặt đĩa quang. Sau đó, tín hiệu được thu lại, giải mã và chuyển thành dữ liệu để sử dụng.

Dựa trên tên gọi, ổ đĩa quang có các dạng thông dụng như:

Thiết bị đọc đĩa quang, hay còn gọi là ổ đĩa quang, hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng tia laser để quét trên bề mặt đĩa quang
Thiết bị đọc đĩa quang, hay còn gọi là ổ đĩa quang, hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng tia laser để quét trên bề mặt đĩa quang

gif-mui-ten Tìm hiểu: Mô hình mạng máy tính, các mô hình mạng máy tính hiện nay

2.7 Card mạng

Card mạng hay card giao tiếp mạng (Network Interface Card), là một bản mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính. Chức năng chính của Card mạng là;

Card mạng có thể kết nối với Modem, bộ định tuyến Router theo hai hình thức là NIC có dây và NIC không dây.

2.8 Màn hình

Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và tạo nên cầu nối giao tiếp giữa người dùng với máy tính. Màn hình có các tỉ lệ hiển thị thông dụng như: Tỉ lệ 16:9, tỉ lệ 16:10, tỉ lệ 4:3.

Màn hình có các thông số quan trọng bạn đọc cần nắm rõ như:

Tần số quét biểu thị số chuyển động hình ảnh trong đơn vị một giây. Tần số quét càng cao thì việc theo dõi hay tương tác trên màn hình càng mượt mà hơn. Trải nghiệm tần số quét có thể thấy rõ ràng nếu bạn chơi các tựa game chuyên FPS.

Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và tương tác với người dùng

Công nghệ tấm nền: Hiện nay có 3 loại tấm nền IPS, VA và TN

Tấm nền TN

Tấm nền IPS

Tấm nền VA

Ưu điểm

Nhược điểm

Tiêu tốn nhiều điện năng

3. Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm của máy tính là gì?

Để hệ thống máy tính vận hành trơn tru và ổn định sẽ yêu cầu sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Dưới đây là bảng phân biệt phần cứng và phần mềm để giúp bạn đọc có sự phân biệt rõ ràng hơn về 2 khái niệm này:

Tiêu chí

Phần cứng máy tính

Phần mềm máy tính

Tính chất vật lý

Là những thiết bị vật lý hữu hình, có thể nhìn thấy và cầm nắm được.

Không thể cầm hay sờ được. Phần mềm là một tập hợp của các chuỗi câu lệnh để phân tích, xử lý dữ liệu.

Sản xuất

Sản xuất giống như các loại máy móc thông thường.

Thiết kế và phát triển bởi các kỹ sư thông tin.

Khả năng xâm nhập của virus

Không có khả năng bị virus xâm nhập.

Có thể bị virus tấn công và gây hư hỏng, dừng hoạt động

Cách vận hành

Vận hành dưới sự điều khiển của phần mềm.

Đưa ra câu lệnh hay chỉ thị cho phần cứng thực thi công việc

Cách khắc phục khi bị hư hỏng

Phải bảo dưỡng hoặc thay thế bằng một linh kiện hay thiết bị mới.

Khắc phục nhanh chóng nhờ có các bản sao lưu, bản vá lỗ hổng, bản vá chất lượng.

4. Tạm kết

Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ khái niệm và các linh kiện phần cứng máy tính quan trọng hiện nay. Hãy đón đọc bài viết tiếp theo của Việt Tuấn về kinh nghiệm nâng cấp phần cứng máy tính. Chắc chắn các thông tin sẽ cực kỳ bổ ích!

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/phan-cung-may-tinh-la-gi-a44319.html