Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Cổ Truyền Việt Nam

Đối với mỗi người dân Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là ngày lễ quan trọng mà còn mang trong mình nét đẹp truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng ngàn đời của dân tộc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Nguyên Đán là gì? Vậy hãy cùng tìm kiếm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt, diễn ra vào mùa xuân. Nguyên nghĩa của chữ “Tết” là từ “Tiết” - được dịch là “thời tiết” tức “bát tiết” và “khí tiết”. Trong khi đó, “Nguyên Đán” có gốc là chữ Hán với chữ “Nguyên” - sự khởi đầu, sơ khai và chữ “Đán” - buổi sáng sớm.

Theo đó, khi ghép các từ lại tạo thành “Tết Nguyên Đán” - có thể được hiểu là ngày bắt đầu của năm, tháng và mùa, mang một ý nghĩa thiêng liêng, báo hiệu những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới.

Bên cạnh đó, Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì? Tết Nguyên Đán còn được gọi với nhiều các tên khác nhau là Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết Cổ Truyền hay nói ngắn gọn hơn chỉ với một từ Tết.

Định nghĩa và nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Tết âm lịch là gì? Tết âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên Đán được biết đến là thời điểm đánh dấu một năm, một tháng và một chu kỳ mới.

Về nguồn gốc Tết Nguyên Đán ở Việt Nam xuất phát từ lúc nào đến nay vẫn chưa có tài liệu xác định rõ ràng. Theo nghiên cứu của nhà sử học Trần Văn Giáp, “Tết Nguyên Đán” đã xuất hiện thế kỷ I sau Công Nguyên. Thời điểm đó, nguồn gốc chữ Tết và nghĩa của từ “Tết Nguyên Đán” cũng đã được phổ biến. Trong khi đó, theo sự tích “bánh chưng, bánh dày” thì người Việt đã ăn Tết từ thời của các vua Hùng, tức trước thời điểm hơn 1000 năm Bắc Thuộc.

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, thể hiện cuộc sống trường tồn, khao khát về sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Không những thế, Tết Nguyên Đán còn chứa đựng nhiều ý nghĩa về tâm linh, văn hóa và tín ngưỡng của người Việt, cụ thể là:

Tết Nguyên Đán là sự bắt đầu, khởi nguồn, thời khắc giao thoa của đất trời, cây cỏ và con người. Vào đúng thời khắc giao thừa, năm cũ qua đi đại diện cho một chu kỳ kết thúc, từ đây chu trình mới bắt đầu với sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở việc 4 mùa luân phiên thay đổi. Nhờ đó, Thiên - Địa - Nhân bắt đầu hoạt động, phát triển trong một chu kỳ mới với mong ước những điều tốt đẹp, may mắn và an lành.

Với mỗi người dân Việt Nam, Tết là dịp để những người con xa xứ có cơ hội về nhà đoàn tụ, sum vầy cùng với người thân và gia đình bên mâm cỗ ấm cúng. Đây cũng chính là nguồn động lực, thôi thúc mọi người cố gắng hoàn thành mọi công việc, dự án,... trước Tết đến để đón năm mới an vui. Không chỉ vậy, ngày Tết theo tín ngưỡng của người Việt còn là ngày để mọi người thăm hỏi họ hàng gần xa, xóm làng, thầy cô, bạn bè,... tạo dựng mối quan hệ khăng khít với nhau.

Ngày Tết vui vẻ, gia đình sum vầy cũng là lúc con cháu làm tròn đạo hiếu đối với ông bà, tổ tiên. Trong 3 ngày Tết, đèn nhang trên bàn thờ gia tiên luôn sáng rỡ, tỏa hương ấm áp, con cháu khấn vái, chuẩn bị đồ cúng, dâng lên mâm ngũ quả,... thể hiện lòng thành, tưởng nhớ, quý trọng đối với nguồn cội, dòng họ. Thờ cúng ông bà, tổ tiên mỗi dịp Tết đến, xuân về là nét đẹp văn hóa đặc trưng của Việt Nam đồng thời thể hiện truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán

Thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên là ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của Tết Nguyên Đán.

Tết được coi là thời điểm để mọi người ôn lại việc cũ, “làm mới” mọi điều. Chưa kể, nhiều người quan niệm rằng, Tết Nguyên Đán đến sẽ giúp xua đi những điều không tốt của năm cũ và gửi gắm ước vọng về năm mới tốt lành, sung túc và hạnh phúc. Chính vì thế, khi Tết đến gần, mọi nhà tất bật quét tước nhà cửa cho thật khang trang, sạch bóng để đó năm mới với nhiều tài lộc, may mắn. Hay vào những ngày đầu năm mới, nhiều người thường rủ nhau đi lễ chùa hay cúng vào ngày vía thần Tài (mùng 10 âm lịch) để cầu phúc, may mắn và tài lộc.

Tết được ví von như là ngày chúc mừng sinh nhật của tất cả mọi người, khi câu nói “mừng thêm tuổi mới” được ông bà, cha mẹ, cô chú, con cháu dành tặng cho nhau. Chưa kể, vào những ngày Tết, người lớn thường “lì xì” mừng tuổi cháu nhỏ với mong muốn các con mau ăn chóng lớn, học giỏi và ngoan ngoãn. Không những thế, tập tục mừng tuổi còn được con cháu mừng cho ông bà chúc các cụ khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi.

Để hiểu hơn về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, bạn đừng bỏ qua một số thông tin hữu ích khác dưới đây:

Tết Nguyên Đán được tính theo âm lịch - dựa trên chu kỳ của mặt trăng nên thường sẽ diễn ra muộn hơn Tết dương. Cùng với đó, theo quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21/01 và 19/02 dương lịch. Do đó, Tết thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 - giữa tháng 2 dương lịch, đồng thời dịp Tết Nguyên Đán thường diễn ra trong khoảng từ 7 - 8 ngày cuối năm cũ đến 7 ngày đầu năm mới theo âm lịch.

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán thường diễn ra trong khoảng trước 21/01 - 19/02 dương lịch.

Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 sẽ bắt đầu từ 10/02/2024 - 19/02/2024 dương lịch. Trong đó, mùng 1 Tết là vào thứ 7, ngày 10/02/2024 dương lịch, mùng 2 Tết vào chủ nhật, ngày 11/02/2024 dương lịch và mùng 3 Tết là thứ 2, ngày 12/02/2024 dương lịch, chi tiết tại:

Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết năm mới, Tết Ta,... Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam, thời điểm mọi người mong ước một năm mới an lành, hạnh phúc và nhiều may mắn.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp toàn bộ các thắc mắc xoay quanh vấn đề Tết Nguyên Đán là gì, từ ý nghĩa đến nguồn gốc. Mong rằng những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn hiểu hơn về Tết Cổ Truyền của dân tộc và chuẩn bị kế hoạch cho kỳ nghỉ lễ Tết sắp tới.

Đón trọn niềm vui dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 với Điện Máy Chợ Lớn - Mừng Tết lớn, khuyến mãi lớn.

Năm mới Giáp Thìn đến gần là thời điểm nhiều gia đình bắt đầu kế hoạch mua sắm, sửa sang lại nhà cửa khang trang đón một cái Tết đủ đầy, hạnh phúc. Đặc biệt, việc mua sắm các sản phẩm thông minh, đồ gia dụng, trang trí,... đang được nhiều người “săn đón”.

Hiểu được điều đó, Điện Máy Chợ Lớn mang đến nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho các dòng sản phẩm thuộc nhiều thương hiệu, ngành hàng liên quan đến điện máy, gia dụng, đồ công nghệ,... Hơn hết, Siêu Thị Nội Thất - Điện Máy Chợ Lớn cam kết sản phẩm 100% chính hãng, chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng.

> “Săn” ngay chương trình ưu đãi tại hệ thống siêu thị chính hãng của Điện Máy Chợ Lớn gần nhất (Xem chi tiết) hoặc truy cập https://dienmaycholon.com/ đặt hàng trực tuyến tiện lợi

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/tet-la-gi-a45637.html