Hệ thống quản lý môi trường (EMS) là gì? | Hướng dẫn áp dụng

Phát triển kinh tế xanh là hướng đi tất yếu đối với nền kinh tế thế giới của chúng ta trong tương lai. Đây được xem là một mô hình tăng trưởng kinh tế mà ở đó mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) được xem là một công cụ hữu ích cho nền kinh tế xanh. Theo đó, việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đang ngày càng phổ biến giữa các nhà máy, doanh nghiệp trên toàn cầu.

1. Hệ thống quản lý môi trường là gì?

1.1 Hệ thống quản lý môi trường

Hệ thống quản lý môi trường - Environmental management system (EMS) là một tập hợp các quy trình và thực tiễn cho phép một tổ chức giảm đi các tác động của môi trường và tăng hiệu quả hoạt động một cách đồng thời. Hệ thống quản lý môi trường được mô tả chi tiết tại tiêu chuẩn ISO 14001. EMS như một khung nguyên tắc giúp tổ chức đạt được các lợi ích kinh tê lẫn mục tiêu môi trường thông qua việc xem xét, đánh giá và cải thiện hiệu suất môi trường nhất quán.

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

✍ Xem thêm: Tải tài liệu ISO 14001 bản PDF Tiếng Việt mới nhất

1.2 Đối tượng áp dụng hệ thống quản lý môi trường?

Hệ thống EMS có thể được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức với các quy mô khác nhau trong phạm vi xác định. Đặc biệt EMS cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực, sản phẩm được đánh giá là có ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái toàn cầu.

Căn cứ theo các mục tiêu của tổ chức tại thời điểm đó mà hệ thống quản lý môi trường cần điều chỉnh để phù hợp.

1.3 Các yếu tố cơ bản của EMS

Công nghiệp xanh với hệ thống EMS theo tiêu chuẩn ISO 14001

Công nghiệp xanh với hệ thống EMS theo tiêu chuẩn ISO 14001

✍ Xem thêm: Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ ISO 14001 | Khóa học mới nhất

2. Lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

Thực tiễn, đa số Chính phủ các nước trên toàn cầu đều có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề bảo vệ môi trường. Cụ thể đã có nhiều điều luật được ban hành, quy định nhằm hạn chế những tác động xấu do hoạt động sản xuất, xả thải,… Bên cạnh đó, không ít các chính sách miễn trừ, ưu đãi dành cho những tổ chức áp dụng các biện pháp môi trường. Chính vì vậy, việc xây dựng và áp dụng hiệu quả EMS đã và đang đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể:

EMS giúp tổ chức đạt được các lợi ích kinh tê lẫn mục tiêu môi trường

EMS giúp tổ chức đạt được các lợi ích kinh tê lẫn mục tiêu môi trường

✍ Xem thêm: Cấp Chứng nhận ISO 14001 quản lý môi trường | Tư vấn xây dựng EMS

3. Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý môi trường tại doanh nghiệp

► Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường

Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng áp dụng hiệu quả một EMS. Một chính sách cần phải phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Ngoài ra cần lưu ý xem xét chính sách thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.

► Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng EMS

Bước lập kế hoạch (Plan) được lấy từ chu trình PDCA. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra. Các công việc cần thực hiện gồm:

► Bước 3. Thực hiện và điều hành hệ thống quản lý môi trường

Giai đoạn thực hiện (Do) cung cấp các công cụ, các quy trình và các nguồn lực cần thiết để vận hành EMS một cách bền vững.

Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục. Các công việc cần thực hiện gồm:

► Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục

Đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác. Giai đoạn thể hiện bước Kiểm tra (Check) trong chu trình PDCA. Các công việc cần thực hiện gồm:

► Bước 5: Xem xét của lãnh đạo

Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới EMS và thông báo các thông tin tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm:

Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp dụng hệ thống cũng như các kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần phải thay đổi những gì. Giai đoạn này là bước Đánh giá (Act) trong chu trình PDCA.

Áp dụng chu trình PDCA để xây dựng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường

Áp dụng chu trình PDCA để xây dựng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường

✍ Xem thêm: Tín chỉ carbon là gì? Hướng dẫn xây dựng tín chỉ carbon hiệu quả

4. Tư vấn chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

Vinacontrol CE là đơn vị tư vấn chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 hàng đầu tại Việt Nam. Xuyên suốt quá trình hoạt động, chúng tôi đã tiến hành tư vấn chứng nhận thành công cho hàng nghìn doanh nghiệp, đối tác trong nước và quốc tế. Vinacontrol CE tự tin và cam kết đem lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng bởi:

Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn chuyên sâu về chứng nhận ISO 14001 và hệ thống quản lý môi trường, xin vui lòng liên hệ Vinacontrol CE qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/ems-la-gi-a46532.html