Cấu hình cài Win 10 – Cách kiểm tra cấu hình máy để cài Windows 10

Các tính năng nổi bật của Windows 10

Windows 10 là một trong những hệ điều hành của Microsoft, là một phần của họ hệ điều hành Windows NT, được phát hành chính thức vào ngày 29 tháng 7 năm 2015. Giao diện của hệ điều hành Windows 10 là sự kết hợp giữa 2 hệ điều hành Windows 7 và Windows 8.1.

Đây là một hệ điều hành với nhiều tiện ích mà bạn khó có thể bỏ qua bởi nó có các ưu điểm sau:

Tuy nhiên, hệ điều hành Windows 10 cũng có một số nhược điểm cần khắc phục như không tương thích với những máy tính có cấu hình yếu, nếu cố tình cài vào máy tính có cấu hình yếu sẽ dẫn đến tính trang giật, lag, đơ.

Cấu hình máy tính tối thiểu để có thể cài Windows 10

Như đã phân tích, Windows 10 có khả năng tương thích phần cứng cao nên không chỉ những máy tính mới, đời cao mới có thể cài đặt hẹ điều hành này, những máy tính đời cũ hoàn toàn có thể chạy được Win 10 một cách mượt mà nếu bạn chú ý tuân theo cấu hình tối thiểu để cài đặt Win 10 sau đây:

· Cấu hình máy tính tối thiểu cho Windows10 32-bit.

Vi xử lý: 1 gigahertz (GHz) hoặc hơn.

RAM: 1 GB.

Ổ đĩa cài đặt trống: 16 GB.

Card đồ họa: DirectX 9 hoặc cao hơn với WDDM 1.0.

Độ phân giải màn hình: 800×600.

· Cấu hình yêu cầu cho Windows10 64-bit.

Vi xử lý: 1 gigahertz (GHz) hoặc hơn

RAM: 2 GB

Ổ đĩa cài đặt trống: 20 GB

Card đồ họa: DirectX 9 hoặc cao hơn với WDDM 1.0

Độ phân giải màn hình: 800×600

Trên đây là cấu hình máy tính tối thiểu có thể cài đặt Windows 10, tuy nhiên, để hệ điều hành có thể chạy mượt mà và hoạt động tốt nhất, máy tính của bạn nên có các thông số cấu hình như sau:

Khi bạn muốn nâng cấp hệ điều hành của máy tính lên hệ điều hành Windows 10, việc thực hiện các thao tác để kiểm tra xem máy tính của bạn đang dùng có cấu hình mạnh hay yếu là một yêu cầu bắt buộc. Phần tiếp theo sẽ hướng dẫn các bạn các thao tác để kiểm tra cấu hình máy tính.

Cách kiểm tra cấu hình máy tính

Có nhiều cách để kiểm tra được cấu hình máy tính như sau:

Cách 1: Là cách đơn giản nhất để kiểm tra cấu hình máy tính có mạnh hay không đó là sử dụng Proterties trong My Computer.

cau-hinh-cai-win-10-cach-kiem-tra-cau-hinh-may-de-cai-windows-10

Vô cùng đơn giản và dễ thao tác, bạn chỉ cần nhấp chuột phải vào biểu tượng My Computer sau đó bấm chọn mục Proterties ở cuối.

Tại giao diện cửa sổ mới hiện ra sẽ là bảng cấu hình máy tính cơ bản bao gồm có các thông số quan trọng như: CPU, RAM, hệ điều hành và cho biết Window bạn đang cài đã active chưa,…

Trong đó, bạn cần quan tâm tới những thông số để biết cấu hình mạnh hay yếu bao gồm:

Rating: Điểm đánh giá windows qua việc kiểm tra cấu hình máy tính của bạn

Processor: mã chip và xung nhịp của vi xử lý được gắn trong máy tính của bạn

Installer Memory ( RAM): Dung lượng RAM máy tính

System Type: cho biết hệ điều hành của máy tính sử dụng là 64bit hay 32 bit

Pen and touch: Máy tính của bạn có hỗ trợ bút cảm ứng hay không?

Cách 2: Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh msinfo 32

Cách 1 tuy đơn giản nhưng lại không hiển thị được nhiều thông số máy tính. Nếu cần kiểm tra cấu hình cụ thể hơn, bạn mở cửa sổ Run bằng cách nhấn tổ hợp phím: Windows + R (hoặc mở menu Start ở góc trái màn hình, nhập Run vào ô tìm kiếm và click đúp vào kết quả Run hiện ra).

Cấu hình cài Win 10 - Cách kiểm tra cấu hình máy để cài Windows 10

Tại cửa sổ giao diện Run, bạn thực hiện nhập msinfo 32 và nhấn Enter để xem thông tin máy tính.

Cấu hình cài Win 10 - Cách kiểm tra cấu hình máy để cài Windows 10

Tại đây, cửa sổ System Information sẽ hiển thị tất cả các thông số, thông tin phần cứng, phần mềm quan trọng của máy:

Cấu hình cài Win 10 - Cách kiểm tra cấu hình máy để cài Windows 10

Cửa sổ System Infomation hiện ra, sẽ cho phép bạn hiểu rất nhiều thông tin như của máy tính như:

OS Name: Thông tin hệ điều hành

Version: Phiên bản hệ điều hành

Other OS Description: Mô tả hệ điều hành khác, nếu máy tính có cài 2 hệ điều hành trở lên

OS Manufacturer: Nhà sản xuất hệ điều hành

System Name: Tên tài khoản windows cá nhân.

System Type: cho biết hệ điều hành của máy tính sử dụng là Phiên bản 64bit hay 32 bit

System SKU: Mã sản phẩm của dòng laptop, máy tính đó. Mỗi thương hiệu máy tính sẽ có mã SKU khác nhau, nó có tác dụng giúp tìm kiếm phần cứng, phần mềm và driver phù hợp với máy tính đó.

Processor: Thông tin CPU, mã chip và xung nhịp của vi xử lý được gắn trong máy tính của bạn

BIOS Version/Date: Thông tin BIOS gồm có nhà sản xuất, mã sản phẩm và ngày sản xuất.

SMBIOS Version: Phiên bản BIOS

Embedded Controller Version: Phiên bản hệ thống nhúng trên máy tính.

BIOS Mode: Phần mềm giúp BIOS hoạt động

BaseBoard Manufacturer: Nhà sản xuất bo mạch chủ trên laptop

BaseBoard product: Mã bo mạch chủ

BaseBoard Version: Phiên bản bo mạch chủ.

Secure Boot State: Trạng thái khởi động an toàn

PCR7 Configuration: Những ràng buộc về cấu hình máy tính.

Windows Directory: Thư mục lưu trữ file cài đặt hệ điều hành, thường thì nó nằm trên ổ C.

System Directory: Thư mục hệ thống.

Hardware Abstraction layer: Giao diện phần cứng trên laptop.

Installed Physical Memory (RAM): Dung lượng RAM trên máy tính

Total Physical memory: Tổng dung lượng RAM có thể sử dụng tối đa.

Available Physical memory: Dung lượng bộ nhớ ảo còn trống, nếu con số này quá thấp bạn nên cân nhắc nâng cấp bộ nhớ để máy tính chạy nhanh hơn.

Total Virtual Memory: Dung lượng bộ nhớ ảo trên windows.

Available Virtual memory: Dung lượng bộ nhớ RAM ảo còn trống.

Page file Space: RAM ảo trên máy tính

Cách 3: Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh dxdiag

Cách 3: Xem thông tin máy tính với lệnh dxdiag

Bạn mở cửa sổ Run bằng cách nhấn tổ hợp phím: Windows + R (hoặc mở menu Start ở góc trái màn hình, nhập Run vào ô tìm kiếm và click đúp vào kết quả Run hiện ra).

Sau đó, tại cửa sổ Run, bạn thực hiện gõ lệnh dxdiag rồi nhấn Enter. Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ hiện ra. Tại mục System sẽ hiển thị thông số cấu hình máy tính của bạn:

Cấu hình cài Win 10 - Cách kiểm tra cấu hình máy để cài Windows 10

Current Date/Times: Thời gian hiện tại khi bạn truy cập dxdiag.

Computer Name: Tên máy tính.

Operating System: Hệ điều hành đang sử dụng.

Language: Ngôn ngữ sử dụng.

System Manufacturer: Nhà sản xuất, hãng sản xuất.

System Model: Mã hiệu, tên gọi của máy tính.

BIOS: Thông số của BIOS

Processor: Vi xử lý bao gồm mã, tên gọi cũng như tốc độ Ghz, số luồng hỗ trợ.

Memory: Dung lượng RAM.

Page file: Bộ nhớ ảo sử dụng ổ cứng của bạn

DirectX: Phiên bản directX đang sử dụng.

Tại mục display sẽ hiển thị các thông số về VGA onboard như sau:

Cấu hình cài Win 10 - Cách kiểm tra cấu hình máy để cài Windows 10

Name: Tên gọi mã của VGA tích hợp.

Manufacturer: Nhà sản xuất.

Chip Type: Loại vi xử lý sử dụng cho VGA.

DAC Type: Thiết bị chuyển tín hiệu từ số sang analogue.

Device Type: Kiểu thiết bị, hỗ trợ toàn màn hình.

Total Memory: Tổng dung lượng VGA tích hợp có

Display Memory: Dung lượng đã sử dụng cho bộ nhớ hiển thị.

Share Memory: Dung lượng còn lại của VGA tích hợp.

Current Display Mode: Độ phân giải máy tính đang để hiện tại.

Cách 4: Kiểm tra cấu hình máy tính laptop bằng phần mềm hỗ trợ CPU - Z

CPU-Z là một trong các phần mềm hỗ trợ tính năng kiểm tra các thông số cấu hình mý tính. Bạn thực hiện tìm và tải phần mềm CPU-Z về máy tính và cài đặt phần mềm. Tiếp theo, bạn mở phần mềm sau đó mở phần mềm này bằng cách chọn Run as administrator

Cấu hình cài Win 10 - Cách kiểm tra cấu hình máy để cài Windows 10

Mục CPU - vi xử lý sẽ hiển thị rất nhiều thông tin chi tiết và quan trọng của máy tính như sau:

Name: tên của chip xử lý

Packpage: là một thông số khá quan trọng khi muốn nâng cấp CPU của máy tính

Technology: kích thước Transistor. Transistor có kích thước càng nhỏ thì CPU chạy càng mát

Core Speed: tốc độ của CPU.

Core Voltage: điện áp cho nhân của CHIP.

Specification: tên đầy đủ của CPU

Revision: thông tin của phiên bản.

Instructions: thông số ghi các tập lệnh để Chip xử lý.

Trên đây là các cách để kiểm tra cấu hình máy tính mà laptop3mien, rất đơn giản và dễ thao tác, chúc các bạn thành công!

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/cau-hinh-win-10-a46635.html