Chi tiết cách đọc điện trở 4, 5 vạch màu điện trở dán SMD

cách đọc điện trở
cách đọc điện trở

Bảng màu điện trở

Trước tiên muốn đọc được giá trị điện trở bằng vạch màu thì chúng ta cần phải biến bảng màu quy định giá trị điện trở để dựa vào bảng màu này chúng ta mới đọc được giá trị của 1 con điện trở.

Bảng màu điện trở
Bảng màu điện trở

Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng mầu, điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng mầu.

Cách đọc điện trở màu
Cách đọc điện trở màu

Cách đọc điện trở 4 vòng ( vạch) mầu

Điện trở 4 vạch màu
Điện trở 4 vạch màu

- Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.

- Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3

- Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị .

- Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.

- Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3).

- Có thể tính vòng số 3 là số con số không “0” thêm vào.

- Mầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.

Cách đọc trị số điện trở 5 vòng (vạch) mầu :

Điện trở 5 vạch màu
Điện trở 5 vạch màu

- Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số có nhiều mầu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác định đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.

- Đối diện vòng cuối là vòng số 1.

- Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.

- Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4).

- Có thể tính vòng số 4 là số con số không “0” thêm vào.

Cách đọc trị số điện trở dán ( SMD)

Điện trở dán ( SMD)
Điện trở dán ( SMD)

- Mã 3 chữ số

Điện trở SMD tiêu chuẩn được thể hiện bằng mã 3 chữ số. Hai số đầu tiên sẽ cho biết giá trị thông dụng, và số thứ ba số mũ của mười, có nghĩa là hai chữ số đầu tiên sẽ nhân với số mũ của 10. Điện trở dưới 10Ω không có hệ số nhân, ký tự ‘R’ được sử dụng để chỉ vị trí của dấu thập phân.

Ví dụ mã gồm 3 chữ số:

220 = 22 x 10^0=22Ω

471 = 47 x 10^1=470Ω

102 = 10 x 10^2=1000Ω hoặc 1kΩ

3R3 = 3,3Ω

- Mã gồm 4 chữ số

Mã 4 chữ số tương tự như mã ba chữ số trước đó, sự khác biệt duy nhất là ba chữ số đầu tiên sẽ cho chúng ta biết giá trị của trở, và số thứ tư là số mũ của 10 hay có thể hiểu có bao nhiêu số 0 để thêm phía sau 3 chữ số đầu tiên. Điện trở dưới 100Ω được biểu thị thêm chữ ‘R’, cho biết vị trí của dấu thập phân.

Ví dụ mã gồm 4 chữ số:

4700 = 470 x 10^0= 470Ω

2001 = 200 x 10^1= 2000Ω hoặc 2kΩ

1002 = 100 x 10^2 = 10000Ω hoặc 10kΩ

15R0 = 15.0Ω

- Mã EIA-96

Gần đây, một hệ thống mã hóa mới (EIA-96) đã xuất hiện trên điện trở SMD 1%. Nó bao gồm một mã gồm ba ký tự: 2 số đầu tiên sẽ cho chúng ta biết giá trị điện trở (xem bảng tra cứu bên dưới) và ký tự thứ ba (một chữ cái) sẽ cho biết số nhân.

Ví dụ về mã EIA-96:

01Y = 100 x 0,01 = 1Ω 68X = 499 x 0,1 = 49,9Ω 76X = 604 x 0,1 = 60,4Ω 01A = 100 x 1 = 100Ω 29B = 196 x 10 = 1,96kΩ 01C = 100 x 100 = 10kΩ

Ghi chú:

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/bang-mau-dien-tro-5-vach-a46661.html