Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo tại nhà CHUẨN XÁC nhất

Chỉ số huyết áp là thông số phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Vì thế việc đo huyết áp và đặc biệt là đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà ngày càng phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu cách đo và đọc các chỉ số huyết áp trên máy đo chuẩn xác nhất nhé!

1Chỉ số huyết áp là gì? Phân loại các chỉ số đo

Chỉ số huyết áp là thuật ngữ dùng để mô tả sức mạnh mà máu đẩy vào hai bên động mạch khi nó được bơm đi khắp cơ thể bạn.

Huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg) và được đưa ra dưới dạng 2 số:

Con số cao nhất luôn là huyết áp tâm thu và nó luôn được lên ra đầu tiên. Ví dụ: huyết áp được cho là "120 trên 80" hoặc 120/80mmHg có nghĩa là huyết áp tâm thu là 120mmHg và huyết áp tâm trương là 80mmHg.

Chỉ số huyết áp gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

Chỉ số huyết áp gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

2Các mức huyết áp và huyết áp bình thường theo độ tuổi

Các mức huyết áp

Dưới đây là bảng các mức huyết áp theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) Huyết áp tối ưu Dưới 120 Dưới 80 Huyết áp bình thường 120 - 129 Dưới 80 Huyết áp cao nhẹ 130 - 139 80 - 89 Huyết áp cao tương đối Cao hơn 140 Cao hơn 90 Huyết áp cao nghiêm trọng Cao hơn 180 Cao hơn 120

Các mức huyết áp

Các mức huyết áp

Huyết áp bình thường theo độ tuổi

Độ tuổi Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi 60 - 90 20 - 60 Trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi 87 - 105 53 - 66 Trẻ mới biết đi 95 - 105 55 - 66 Trẻ mẫu giáo 95 - 110 56 - 70 Trẻ từ 6 tuổi 97 - 112 57 - 71 Thanh niên (19-40 tuổi) 95 - 135 60 - 80 Thanh niên (41-60 tuổi) 110 - 145 70 - 90 Người trên 60 tuổi 95 - 145 70 - 90

Huyết áp bình thường theo độ tuổi

Huyết áp bình thường theo độ tuổi

3 Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo

Cách đọc các chỉ số huyết áp

Dù là máy đo huyết áp điện tử ở cổ tay hay bắp tay, thì cách đọc các chỉ số trên máy thường không khác gì nhau. Bạn cần lưu ý đến 2 chỉ số huyết áp sau:

Ngoài ra, ở một số máy đo huyết áp còn thể hiện thêm chỉ số đo nhịp tim, kí hiệu là Pulse.

Cách đọc các chỉ số huyết áp

Cách đọc các chỉ số huyết áp

Cách đo huyết áp ngay tại nhà

Trước khi đo, bạn cần điều chỉnh tư thế đo huyết áp phù hợp. Người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn hoặc mặt phẳng, khuỷu tay để ngang mức với tim (để cao hay thấp hơn đều gây ảnh hưởng kết quả đo), lưng thẳng và tựa lưng vào ghế, bàn chân chạm hoàn toàn xuống đất, hai chân không bắt chéo nhau; cánh tay nên được bộc lộ hết, tức là để trần, không có tay áo phủ ở bên ngoài.

Tiếp đến, bạn bắt đầu tiến hành đo huyết áp theo các bước sau:

Ở lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau. Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút.

Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.

Cách đo huyết áp ngay tại nhà

Cách đo huyết áp ngay tại nhà

4Những sai lầm phổ biến khiến đo huyết áp cho kết quả sai

Việc đo huyết áp ngay tại nhà hằng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình sức khỏe của mình nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số sai lầm sau để đảm bảo kết quả đo chính xác nhất

Những sai lầm phổ biến khiến đo huyết áp cho kết quả sai

Những sai lầm phổ biến khiến đo huyết áp cho kết quả sai

5Các dấu hiệu huyết áp cần gặp bác sĩ

Nếu chỉ số huyết áp của bạn đột ngột vượt quá 180/120 mmHg, hãy đợi 5 phút và kiểm tra lại. Nếu chỉ số của bạn vẫn cao bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Bạn có thể đang trải qua tình trạng tăng huyết áp.

Nếu huyết áp của bạn cao hơn 180/120 mmHg và đồng thời xảy ra dấu hiệu tổn thương cơ quan như đau ngực, khó thở, đau lưng, thay đổi thị lực, khó nói, hãy lập tức gọi cấp cứu hoặc liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Dấu hiệu huyết áp cần gặp bác sĩ

Dấu hiệu huyết áp cần gặp bác sĩ

6Giải đáp một số thắc mắc về chỉ số huyết áp

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Huyết áp của mỗi người có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố tiêu biểu như:

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Chỉ số nào quan trọng hơn?

Thông thường, mọi người sẽ chú ý nhiều hơn đến huyết áp tâm thu (số đầu tiên) vì đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch đối với những người trên 50 tuổi.

Ở hầu hết mọi người, huyết áp tâm thu tăng dần theo tuổi tác do độ cứng của các động mạch lớn ngày càng tăng. Về lâu dài, sự tích tụ của mảng bám sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và mạch máu.

Tuy nhiên, chỉ số huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương tăng cao đều có thể được sử dụng để chẩn đoán huyết áp cao. Theo các nghiên cứu gần đây, nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ tăng gấp đôi với mỗi 20 mmHg tâm thu hoặc 10 mmHg tâm trương vượt quá mức bình thường.[1]

Thông thường, mọi người sẽ chú ý nhiều hơn đến huyết áp tâm thu (số đầu tiên)

Thông thường, mọi người sẽ chú ý nhiều hơn đến huyết áp tâm thu (số đầu tiên)

Nên đo huyết áp bao nhiêu lâu một lần?

Đo huyết áp khi nào và tần suất ra sao sẽ phụ thuộc vào tình trạng huyết áp và sức khỏe hiện tại của bạn. Nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá của bạn về tần suất đo huyết áp phù hợp sức khỏe với bạn.

Thời gian đầu, bạn có thể đo và theo dõi huyết áp thường xuyên (1 lần/ngày), sau đó ít thường xuyên hơn nhưng đều đặn (2-3 lần/tuần).

Nếu huyết áp bạn đã ổn định, bạn có thể chỉ cần đo huyết áp từ 4 đến 6 tháng một lần.

Thời gian đầu, bạn có thể đo và theo dõi huyết áp thường xuyên

Thời gian đầu, bạn có thể đo và theo dõi huyết áp thường xuyên

Bạn có thể đo huyết áp ở đâu?

Nếu bạn đã được chẩn đoán bị huyết áp cao hoặc thấp, hoặc bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến huyết áp, bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn.

Bạn có thể kiểm tra huyết áp tại một số nơi, bao gồm:

Bạn có thể đo huyết áp ngay tại nhà với máy đo cá nhân

Bạn có thể đo huyết áp ngay tại nhà với máy đo cá nhân

Cách chọn máy đo huyết áp tại nhà

Nếu muốn kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà, bạn có thể mua máy đo huyết áp kỹ thuật số. Bạn có thể lưu ý một số điểm sau để tìm mua được máy đo huyết áp chất lượng:

Cách chọn máy đo huyết áp tại nhà

Cách chọn máy đo huyết áp tại nhà

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về chỉ số huyết áp cũng như cách đo và đọc các chỉ số này trên máy đo huyết áp tại nhà. Hãy chia sẻ thông tin này đến nhiều người hơn bạn nhé!

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/dia-tren-may-do-huyet-ap-la-gi-a47773.html