Chứng nhận RCS là gì? Tiêu chuẩn tuyên bố tái chế toàn cầu

Sử dụng các nguyên liệu, vật liệu tái chế có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu. Thực tế cho thấy đa phần khách hàng có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chứa vật liệu tái chế bởi tính an toàn, chất lượng và bảo vệ môi trường của chúng. Bởi vậy, những sản phẩm có thành phần tái chế cần được chứng nhận RCS để dễ dàng được nhận biết và tiêu thụ rộng rãi trên thế giới. Vậy chứng nhận RCS là gì? Cơ hội nào cho doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn tuyên bố tái chế toàn cầu? Hãy cùng Vinacontrol CE tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.

1. Tìm hiểu tiêu chuẩn RCS

1.1 Tiêu chuẩn RCS là gì?

RCS là viết tắt của Recycled Claim Standard - Tiêu chuẩn tuyên bố tái chế. Tiêu chuẩn quốc tế này được xây dựng và phát triển bởi Textile Exchange, một tổ chức phi lợi nhuận, nhằm áp dụng trong quá trình theo dõi nguyên liệu tái chế. RCS bao gồm một chuỗi tiêu chuẩn lưu giữ theo Tiêu chuẩn xác nhận quyền sở hữu nội dung (CSS) để có thể theo dõi nguyên liệu tái chế thông qua chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, thông qua chuỗi cung ứng, nguồn gốc nguyên liệu sẽ được truy xuất do nhóm công tác tính bền vững của OIA thực hiện. Điều đặc thù của tiêu chuẩn này chính là quá trình theo dõi sẽ được áp dụng từ khâu chọn nguyên liệu cho đến việc đưa sản phẩm ra thị trường.

Lưu ý: RCS không đề cập đến khía cạnh xã hội, môi trường, chất lượng hay tuân thủ pháp luật với quá trình chế biến, sản xuất. Tiêu chuẩn cũng không đảm bảo rằng các sản phẩm chỉ chứa hóa chất vô hại và cũng không đảm bảo việc sản xuất gắn có trách nhiệm xã hội, điều kiện làm việc tốt hoặc quản lý môi trường.

RCS là viết tắt của Recycled Claim Standard - Tiêu chuẩn tuyên bố tái chế

RCS là viết tắt của Recycled Claim Standard - Tiêu chuẩn tuyên bố tái chế

Xem thêm: Download xem trọn bộ tiêu chuẩn RCS PDF | Tải ngay

1.2 Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn công bố tái chế

Tiêu chuẩn tuyên bố tái chế được thiết kế để áp dụng đối với mọi sản phẩm có chứa ít nhất 5% Vật liệu tái chế. Những đối tượng sử dụng tiêu chuẩn bao gồm các nhà sản xuất, nhà tái chế và các tổ chức chứng nhận. Cụ thể, RCS được áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực sau:

Xem thêm: Chứng nhận hợp quy khăn giấy, giấy vệ sinh sản xuất trong nước và nhập khẩu

1.3 Những mục tiêu RCS hướng tới

RCS hướng tới thúc đẩy tiêu dùng bền vững, xây dựng mô hình sản xuất giảm tiêu thụ tài nguyên, tăng cường sử dụng vật liệu tái chế trong các sản phẩm và chuỗi cung ứng qua việc cung cấp các nội dung sau:

1.4 Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng RCS?

Thứ nhất, áp dụng RCS là tiền đề giúp doanh nghiệp đạt chứng nhận RCS

Thứ hai, với việc tuân thủ các nguyên tắc an toàn và chất lượng sản phẩm, tổ chức không ngừng duy trì và cải tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững

Thứ ba, đạt hiệu quả trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Thứ tư, doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn toàn bộ quá trình trong tất cả các khâu từ đầu vào nguyên liệu đến đầu ra cuối cùng của sản phẩm.

Logo RCS được sử dụng cho sản phẩm may mặc

Logo RCS được sử dụng cho sản phẩm may mặc

2. Chứng nhận RCS là gì?

Chứng nhận RCS là chuỗi hoạt động đánh giá sản phẩm từ nguồn gốc cho đến thành phần, xác minh, kiểm tra chuỗi hành trình của sản phẩm dựa theo các tiêu chí của RCS. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận RCS nếu chứng minh được sự tuân thủ các yêu cầu tại tiêu chuẩn tuyên bố tái chế.

Trong quá trình đánh giá, toàn chuỗi hành trình sản phẩm sẽ được kiểm tra và đánh giá một cách minh bạch về nguồn gốc. Mỗi giai đoạn sản xuất đều phải được chứng nhận bắt đầu từ giai đoạn tái chế và kết thúc tại người phân phối cuối. Các địa điểm thu thập tài liệu và nồng độ vật liệu phải tự khai báo, thu thập tài liệu và truy cập tại chỗ.

Chứng nhận RCS có hai nhãn sản phẩm là:

Toàn chuỗi hành trình sản phẩm sẽ được kiểm tra, đánh giá một cách minh bạch

Toàn chuỗi hành trình sản phẩm sẽ được kiểm tra, đánh giá một cách minh bạch

3. Lợi ích khi đạt được chứng nhận RCS

Doanh nghiệp đạt được các chứng nhận RCS nhận được các lợi ích lớn sau:

Xem thêm: Cấp chứng nhận ISO 14001 hệ thống quản lý môi trường| Tư vấn miễn phí

4. Quy trình cấp chứng nhận RCS

Doanh nghiệp thực hiện các bước sau để được chứng nhận RCS hiệu quả.

► Bước 1: Đăng ký chứng nhận RCS

Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận RCS với tổ chức chứng nhận (bên thứ 3). Sau khi nhận được yêu cầu, chuyên gia sẽ đánh giá dự án dựa trên thông tin được cung cấp trong ứng dụng và sẽ chuẩn bị các đề xuất về chi phí cùng đầu mục công việc tương ứng.

Doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng dịch vụ với bên chứng nhận để tiến hành các bước đánh giá tiếp theo. Sau khi hoàn thành ký kết, chuyên viên chỉ định sẽ hướng dẫn doanh nghiệp xuyên suốt quá trình đánh giá.

► Bước 2: Thu thập dữ liệu

Doanh nghiệp tập hợp dữ liệu sơ bộ theo hướng dẫn và gửi tài liệu đến để chuyên gia đánh giá xem xét dữ liệu sản phẩm, tài liệu doanh nghiệp, quy trình sản xuất, xây dựng sản phẩm, thử nghiệm, … Ngoài ra, chuyên gia sẽ tư vấn cho doanh nghiệp để hoàn thiện hơn trong việc áp dụng tiêu chuẩn và khắc phục các điểm chưa đúng trong các khâu hoạt động theo tiêu chí của RCS.

► Bước 3: Dự thảo Báo cáo đánh giá

Báo cáo đánh giá chi tiết những phát hiện của kiểm toán, bao gồm phân tích dữ liệu, không phù hợp và cơ hội cải thiện.

► Bước 4: Đánh giá ngang hàng nội bộ

Một chuyên gia đánh giá khác sẽ xem xét báo cáo, thực hiện bất kỳ sửa đổi hoặc thay đổi cần thiết nào trước khi báo cáo được gửi cho doanh nghiệp.

► Bước 5: Hành động khắc phục

Doanh nghiệp tiến hành khắc phục và trao đổi cụ thể với chuyên viên để hoàn thiện các điểm chưa đạt.

► Bước 6: Đưa ra quyết định chứng nhận

Tiến hành đánh giá kỹ thuật cuối cùng về báo cáo đánh giá và đưa ra quyết định chứng nhận cuối cùng.

► Bước 7: Cấp chứng chỉ RCS

Kết quả đánh giá và hồ sơ doanh nghiệp đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ nhận được logo và được liệt kê trong Cơ sở dữ liệu chứng nhận sản phẩm xanh trên trang web của tổ chức chứng nhận.

► Bước 8: Bảo trì và gia hạn chứng nhận

Chứng chỉ yêu cầu được đánh giá giám sát định kỳ hàng năm để chứng nhận được duy trì.

Mẫu giấy chứng nhận RCS công bố tái chế

Mẫu giấy chứng nhận RCS công bố tái chế

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tiêu chuẩn và chứng nhận RCS. Hy vọng với những nội dung trên, doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan nhất về tiêu chuẩn công bố tái chế quốc tế và nắm rõ các bước áp dụng, chứng nhận hiệu quả.

*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/rcs-la-gi-a51276.html