Top 12 các loại Nấm Độc thường gặp ở Việt Nam & Thế giới

Các loại nấm độc tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung vô cùng đa dạng. Khi so sánh với các loại ngộ độc khác, ngộ độc nấm có số ca ít hơn nhưng tỷ lệ tử vong lại cao hơn hẳn. Vì thế, các bạn phải nhận biết được đâu là các loại nấm ăn được và đâu là các loại nấm độc để tránh những sự cố đáng tiếc. Bài viết dưới đây, Thảo Tâm An chia sẻ đến bạn đọc 12 loại nấm độc thường gặp, mọi người hãy chú ý để tránh xa nhé!

Nấm độc tán trắng - Thường gặp trong các loại nấm độc

Loại nấm độc tán trắng - tên khoa học là Amanita Verna. Bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh loài nấm độc này mọc đơn chiếc hoặc thành cụm trên mặt đất trong rừng. Nấm độc tán trắng “có mặt” ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt là ở châu u, châu Mỹ và Canada. Tại Việt Nam, nấm tán trắng thường gặp ở các tỉnh phía Bắc. Cụ thể như: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, …

Mũ nấm có màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, dính chặt vào phần cuốn. Khi còn non thì mũ nấm tròn như hình trứng. Lúc trưởng thành, mũ nấm phẳng lì, có đường kính từ 5 đến 10 cm. Đến khi về già, mép mũ sẽ cụp xuống.

Vì nấm sở hữu vẻ bề ngoài rất mập, trắng nên thường nhầm lẫn với các loại nấm ăn được. Nấm độc tán trắng có mùi thơm dụ nhưng độc tính lại rất cao.

Nấm độc tán trắng - Thường gặp trong các loại nấm độc

Nấm đông trùng hạ thảo trên ve sầu

Nấm đông trùng hạ thảo ve sâu về cơ bản thì tương tự như những loại nấm đông trùng thảo khác. Nếu đó sự kết hợp giữa bào tử nấm thuộc chi Cordyceps lây sang ấu trùng ve sầu.thì đông trùng hạ thảo ve sầu là một loại thảo dược có giá trị dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên, nếu đó là sự kết hợp giữa loại nấm Gyromitrin kí sinh trên ấu trùng ve sầu thay vì mang lại lợi ích cho người sử dụng thì loại nấm mọc trên thân ve này lại vô cùng độc hại.

Nhiều người vì nhầm lẫn mà đã bị ngộ độc khi sử dụng ve sầu nhiễm nấm độc. Sau khi sử dụng cơ thể sẽ có những triệu chứng như run và mất ý thức, nôn ói, co giật chân tay, … Thậm chí trong một vài trường hợp còn dẫn đến tử vong.

Như vậy, không phải các loại nấm trên xác ve sầu đều là nấm đông trùng hạ thảo ve sầu. Là một người tiêu dùng thông minh bạn nên thận trọng khi lựa chọn dược liệu để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nấm đông trùng hạ thảo ve sầu

Nấm tán bay

Tên khoa học của loại nấm độc này là Amanita Muscaria. Giống nấm này có vẻ ngoài đẹp như những cây nấm trong truyện cổ tích. Mũ nấm màu đỏ, có các đốm trắng trông rất bắt mắt.

Người hoặc động vật vô tình ăn phải loại nấm này sẽ bị trúng độc, và nguy cơ tử vong rất cao. Tách nhân gây độc của nấm chính là axit ibotenic và muscimol. Hai động tố này có khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng, ảo giác, buồn nôn, buồn ngủ.

Nấm độc tán bay với màu sắc sặc sỡ

Nấm độc trắng hình nón

Có thể nói, hình dáng và độc tố của nấm độc trắng hình nón tương tự như nấm độc tán trắng. Nấm độc trắng hình nón mọc từng cụm hoặc đơn chiếc trên bề mặt đất ở trong các rừng.

Mũ nấm màu trắng, bề mặt nhẵn bóng. Lúc còn non thì đầu nấm có hình trứng, phần mép khum đính chặt vào cuống. Đến khi trưởng thành hì mũ nấm sẽ khum thành hình nón, đường kính khoảng 4 đến 10 cam. Nét đặc trưng của loại nấm độc này là mùi rất khó chịu.

Nấm độc trắng hình nón mọc thành cụm trên mặt đất

Nấm đôi cánh thiên thần

Loại nấm độc này có tên gọi khoa học là Pleurocybella Porrigens. Nấm đôi cánh thiên thần thường mọc nhiều ở Bắc bán cầu. Thời gian trước đây nấm đôi cánh thiên thần được xem là thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng điều này đã hoàn toàn thay đổi khi vào năm 2004, có gần 60 người Nhật Bản đã bị ngộ độc vì ăn chúng. Trong đó, có 17 người đã tử vong chỉ trong 6 tuần sau đó.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định hết các chất độc có trong nấm. Chỉ biết rằng một loại axit amin trong nấm đã tiêu diệt tế bào não độc vật khi thí nghiệm. Nhiều ý kiến cho rằng, có khả năng trong nấm có nồng độ xyanua cao vượt mức cho phép.

Nấm độc đôi cánh thiên thần
Nấm độc đôi cánh thiên thần

Nấm độc khía nâu xám

Mũ nấm độc khía có thể gây ngộ độc cho người dùng do ảnh hưởng của độc tố muscarin. Mũ nấm có dạng hình nón cho đến hình chuông, phần đỉnh nhọn. Mũ nấm có các sợi tơ từ sắc vàng đến nâu tỏa ra từ phần đỉnh xuống mép. Vì loại nấm này khá dễ để nhận biết nên ít bị nhầm lẫn với loại nấm ăn được.

Hình ảnh nấm độc khía nâu xám

Các loại nấm đỏ

Từ tên gọi các bạn đã có thể hình dung được hình dáng của loại nấm độc này. Quả nấm có màu đỏ rực, hoặc đỏ cam, đặc biệt là màu sắc này sẽ nhạt dần sau mưa. Mũ nấm có đường kính từ 10 đến 15cm, được phủ bởi các vảy màu trắng. Phần cuống và vòng của nấm có màu trắng hoặc vàng. Phần thân thì phòng dạng củ. Loài nấm này trông rất đẹp mắt, và không có mùi đặc biệt.

Hình ảnh nấm độc đỏ

Nấm Entoloma Sinuatum

Loại nấm độc này có phần mũ hình nón, cuộn nấm hình trụ, gần cuống màu trắng có màu nâu. Ta thường bắt gặp loại nấm này trên đất rừng, ven rừng vào những ngày xuân hoặc đầu mùa thu.

Đây là một trong loại nấm độc nhất hiện nay, tuyệt đối không được sử dụng. Nếu lỡ ăn phải nấm Entoloma Sinuatum quá trình ngộ độc sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Những triệu chứng tiêu biểu như đau bụng, tiêu chảy, rối loạn ý thức, rối loạn điện áp, … Tệ nhất là nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê.

Nấm Entoloma Sinuatum

Nấm Deadly Dapperling

Giống nấm độc này thuộc họ Lepiota, xuất hiện nhiều ở các khu rừng thông tại châu u và Bắc Mỹ. Vì nấm có chứa amatoxin nên khả năng gây tử vong do ngộ độc lên đến 80 - 90 %. Các triệu chứng khi ăn phải nấm Deadly Dapperling là đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Rất nhanh sau đó, bệnh nhân sẽ bị suy gan và dẫn đến tử vong.

Nấm Deadly Dapperling

Nấm phiến đốm chuông

Loại nấm này dù có kích thước nhưng nồng độ chất độc rất cao. Nếu chẳng may ăn nhầm nấu có thể dẫn đến ảo giác, lú lẫn, thậm chí là tử vong. Mũ nấm có hình chuông như tên gọi của mình, đường kính từ 2 đến 3.5 cm. Mặc dù nấm phiến đốm chuông không mùi nhưng lại chứa các chất gây ra ảo giác. Bạn dễ dàng bắt gặp nấm trên phân hoại mục tại các bãi cỏ từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm.

Nấm phiến đốm chuông

Nấm Webcap

Nấm Webcap hay còn được biết đến với tên gọi nấm Cortinar có tên khoa học là Cortinarius rubellus. Đây là một trong số nấm độc nhất hiện nay. Chỉ với một hàm lượng nhỏ của nấm cũng đủ khiến người trưởng thành tử vong.

Nếu được phát hiện ngộ độc kịp thời và cứu chữa thì có thể thoát chết. Nhưng người trúng độc buộc phải chạy thận suốt đời hoặc ghép thận. Hàm lượng chất độc nguy hiểm có trong nấm Webcap là orellanine. Loại độc tố này rất mạnh đến nay khoa học vẫn chưa có thuốc giải độc hiệu quả. Thế nên bạn đừng dại dột mà sử dụng loại nấm này nhé!

Nấm Webcap

Nấm độc xanh đen

Tương tự như những loại nấm độc khác, giống nấm này cũng mọc thành từng cụm hoặc đơn độc trên đất rừng và đồng bằng. Thời gian phát triển mạnh mẽ của nấm độc xanh đen là vào mùa hè. Nấm có chứa Amanitin và Phalloidin - hai chất độc có thể gây tử vong tại chỗ.

Triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi đã ăn nấm được 5 đến 12 giờ như sau: đại tiện ra máu, nôn, đau quặn ở bụng, thoái hóa mỡ ở gan. Nếu không phát hiện ra và kịp thời cấp cứu thì khả năng tử vong rất cao.

Nấm độc xanh đen

Hy vọng qua bài viết của Thảo Tâm An, giờ đây các bạn đã biết thêm các loại nấm độc thường gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Bạn đừng quên lưu lại những thông tin bổ ích này để chia sẻ cho người thân, bạn bè. Đặc biệt là xem lại khi phát hiện có những loại nấm dại mọc xung quanh nhà để nhận biết và tránh xa nhé!

Điểm: 4.78 (190 bình chọn)

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/hinh-anh-cac-loai-nam-a53205.html