Người nổi tiếng ở Bình Định là ai?

Bình Định được mệnh danh là đất Võ, nơi sản sinh ra những vị anh hùng dân tộc. Người Bình Định vốn mộc mạc, cần cù, giản dị, nhân ái, kiên cường, dũng cảm và đặc biệt rất khảng khái, hào hiệp. Chính những phẩm chất tuyệt vời đó đã hun đúc nên tinh thần thượng võ của vùng đất này. Không chỉ vậy, Bình Định cũng là cái nôi nuôi dưỡng những nhà thơ, nhà văn tài năng của đất nước. Lorca Việt Nam cùng bạn điểm tên những người nổi tiếng ở Bình Định nhé!

Người nổi tiếng ở Bình Định là ai?

Vua Quang Trung (1753- 1792) là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn, sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.

Vua Quang Trung là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi. Trong thời gian nắm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách xây dựng đất nước, ghi dấu những chiến công trong lĩnh vực quân sự. Không những chiến thắng trong các cuộc nội chiến, nhắc đến vua Quang Trung, không thể không nhắc đến chiến thắng đại phá quân Thanh năm 1789, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Và chiến thắng quân Xiêm La với trận Rạch Gầm- Xoài Mút vang danh sử sách năm 1785.

Vua Quang Trung được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam. Cùng với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, vua Quang Trung đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Đây là cột mốc lịch sử đánh dấu sự chấm dứt của cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Mà đứng đầu là vua Lê chúa Trịnh đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở đàng Trong.

Khi những kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt của vua Quang Trung đang được thực hiện và thu được những kết quả bước đầu thì nhà vua đột ngột qua đời ở tuổi 40.

Người nổi tiếng ở Bình Định là ai?

2. Mai Xuân Thưởng

Mai Xuân Thưởng (1860-1887) là sĩ phu và là lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ 19 ở Bình Định.

Ông sinh ra tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Năm 1878, Mai Xuân Thưởng thi đỗ tú tài. Năm 1885, thi đỗ cử nhân. Sau đó, ông trở về Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ ở Hòn Sưng. Tháng 9 năm đó, Mai Xuân Thưởng được lên làm Nguyên soái lãnh đạo nghĩa quân. Ông đã cho quân giao chiến với đối phương nhiều trận tái Cẩm Vân, Phủ Thiện, Hòn Kho,…

Cùng giúp sức với Mai Xuân Thưởng còn có các nghĩa sĩ như Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì,… cùng với hàng ngàn sĩ phu và nhân dân các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Năm 1887, Mai Xuân Thưởng nạp mình cho giặc để cứu mẹ và dân lành. Ông bị triều đình Đồng Khánh lột áo mão cử nhân và hành quyết

Tăng Bạt Hổ (1859-1906) quê ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Tăng Bạt Hổ tham gia phong trào Cần Vương cùng với Mai Xuân Thưởng từ năm 1885-1887. Sau khi phong trào tan rã, ông ra nước ngoài theo nghề hàng hải, đi lại được nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,… Do đó, ông có điều kiện quan sát văn minh của ngoại quốc.

Năm 1903, ông trở về nước, tình nguyện đưa đường cho cụ Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính sang Nhật, tổ chức phong trào Đông du. Năm 1905, ông đem bài văn “Khuyên thanh niên du học” của Phan Bội Châu về nước, truyền bá, cổ động trong nước. Ông còn cải trang làm nghề thầy thuốc đi liên lạc khắp nơi tìm đồng chí.

Năm 1906, ông từ miền Nam ra Huế, mắc bệnh nặng và qua đời.

Người nổi tiếng ở Bình Định là ai?

Ngô Mây- người anh hùng đánh bom cảm tử, là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, đặc biệt đối với người dân Bình Định.

Ngô Mây sinh năm 1924 tại thôn Viên Triêm, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Năm 1946, Ngô Mây xin mẹ đi bộ đội, anh gia nhập đại đội Quyết tử quân.

Mùa hè năm 1947, quân Pháp đánh mạnh ở An Khê. Đại đội của Ngô Mây được lệnh chặn đánh địch tại đèo An Khê. Tuy nhiên sự chênh lệch về vũ khí, trang thiết bị cũng như lực lượng, kinh nghiệm chiến đấu, nhiệm vụ này là bất khả thi. Trong tình thế đó, đại đội mở một cuộc lựa chọn người tình nguyện ôm bom xả thân diệt địch. Hơn 40 chiến sĩ xung phong nhận nhiệm vụ, trong đó có Ngô Mây. Sau khi cân nhắc, ban chỉ huy đại đội đã trao cho anh nhiệm vụ vinh quang đó.

Ngày 24/10/1947, trong trận chiến đấu với địch tại rừng Suối Vôi, Ngô Mây đã ôm bom lao vào giữa đội hình của chúng, tiêu diệt hơn một trung đội lính lê dương, mở đường cho toàn đại đội xông lên đánh tan cuộc tiến công của chúng.

Tiếng bom Ngô Mây làm rung chuyển tinh thần quân viễn chinh Pháp và cổ vũ mạnh mẽ ý chí chiến đấu của bộ đội liên khu 5. Làm bùng lên phong trào giết giặc lập công khắp mặt trận nam Trung bộ.

Người nổi tiếng ở Bình Định là ai?

Đào Tấn (1845-1907) tự là Chí Thúc, hiệu Mai Táng và Mộng Mai. Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Vinh Thanh, Tuy Phước, Bình Định.

Đào Tấn là học trò của tú tài Nguyễn Diêu, một nhà soạn tuồng nổi tiếng. Đào Tấn chịu ảnh hưởng trực tiếp của thầy, học tập viết tuồng từ hồi còn rất trẻ.

Năm 22 tuổi, ông đậu cử nhân. Năm 26 tuổi, làm hiệu thư trong Nội các Huế, chuyên soạn thảo kịch bản tuồng cho Hoàng gia theo lệnh Tự Đức. Năm 1874, ông được bổ nhiệm là tri phủ Quảng Trạch, sau thăng đến Phủ doãn Thừa Thiên vào năm 1878. Mặc dù làm quan cho triều đại phong kiến nhưng Đào Tấn vẫn ngấm ngầm giúp đỡ hoạt động chống Pháp của Phan Bội Châu.

Đào Tấn được xem là ông tổ của ngành hát bội, là người viết nhiều vở tuồng và thành công nhất ở thể loại này. Ông để lại gia tài văn hóa đồ sộ với hàng chục vở tuồng lớn như Tam nữ đồ vương, Sơn Hậu, Đào Phi Phụng,…

Người nổi tiếng ở Bình Định là ai?

Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam.

Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu. Ông còn có bút danh khác là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, ông được sinh ra tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới. Thơ Xuân Diệu thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”.

Người nổi tiếng ở Bình Định là ai?

Yến Lan (1916-1998) tên thật là Lâm Thanh Lang, là một nhà thơ, nhà viết kịch Việt Nam.

Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên và Quách Tấn hợp thành Bàn thành tứ hữu, nổi tiếng trên thi đàn lúc đó. Là một trong những người đi đầu trong trường phái Thơ loạn.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông là Ủy viên văn hóa Cứu quốc Bình Định (1947 - 1949); là Ủy viên văn hóa kháng chiến Nam Trung bộ, trưởng đoàn kịch Kháng chiến. Từ 1950 đến 1954 ông làm công tác văn hóa văn nghệ ở Bình Định. Sau 1954, Yến Lan tập kết ra Bắc, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957, làm việc tại Nhà xuất bản Văn học và tham gia phong trào Nhân văn - Giai phẩm. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, ông trở về công tác tại Hội văn nghệ Bình Định và mất tại đây ngày 5 tháng 10 năm 1998. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Ngoài những anh hùng lịch sử, nhà hoạt động cách mạng, nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng trên, Bình Định còn rất nhiều những nhân vật nổi tiếng khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Gần đây có người đẹp Ý Nhi đăng quang hoa hậu Thế giới người Việt, tuy nhiên, thay vì nổi tiếng, Ý Nhi đang gặp phải rất nhiều tai tiếng vì những phát ngôn của mình.

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/nhung-nguoi-noi-tieng-o-binh-dinh-a55008.html