Major là gì? Trong tiếng Anh từ “Major” được hiểu theo từ loại như sau:
- Danh từ: Major có nghĩa là chuyên ngành, chuyên đề, người có địa vị cao hơn (trong một lĩnh vực nào đó) hoặc những nhân vật chủ yếu, tài năng/địa vị ưu việt hơn so với những người khác.
- Tính từ: Major cũng là một tính từ, nó có nghĩa trong tiếng Việt tức là lớn hơn, nhiều hơn, trọng đại, chính, chủ yếu; hoặc trong gia đình “major” được dùng trong trường hợp có 2 anh em cùng trường. Chẳng hạn ta có thể lấy ví dụ như “a major part” tức là phần lớn, phần thiết yếu, quan trọng (trong một tổng thể nào đó).
- Nội động từ: Đây cũng là một động từ được dùng phổ biến nhất trong học tập, “major” với chức năng là động từ sẽ mang ý nghĩa là chọn chuyên đề hoặc đỗ đạt một ngành hoặc môn học nào đó, ví du như “to major in history” nghĩa là chộn chuyên đề về môn sử, đỗ đạt về ngành sử học
Thông thường, thuật ngữ “Major” được sử dụng trong sẽ được sử dụng trong học tập, giảng đường với ý nghĩa là chuyên ngành chính mà một sinh viên theo học. Khi nói về “major”, ngoại trừ trong văn nói hoặc các cuộc đối thoại hàng ngày thì mục đích của câu chuyện có từ “major” thường là một chuyên ngành học tập tại trường Đại học, Cao đẳng.
Việc lựa chọn ngành học trang bị nền tảng sự nghiệp tương lai là quyết định quan trọng của mỗi người. Chắc chắn rằng phần lớn chúng ta ai cũng sẽ có nhiều hơn một sở thích và đam mê. Vậy trước ngưỡng cửa cuộc đời thì nên quyết định lựa chọn theo chuyên ngành cho hợp lý?
Major: Có lẽ không cần giải thích thêm về thuật ngữ này nữa, “Major” đơn giản là ngành học. Trong các trường Đại học quốc tế sẽ có rất nhiều chuyên ngành để bạn lựa chọn kể cả khối ngành tự nhiên hay khối ngành xã hội. Ở nền giáo dục Mỹ, bạn không cần phải xác định chuyên ngành học trong năm 1 và năm 2. Cuối năm 2 và đầu năm 3 mới là lúc bạn phải đưa ra lựa chọn ngành học cho mình. Điều này khác hẳn so với chương trình giáo dục tại Việt Nam khi mà ở nhiều trường Đại học, sinh viên đã phải lựa chọn theo chuyên ngành nào ngay từ năm nhất.
Kiến thức trong 2 năm đầu tiên của Đại học là lượng kiến thức đại cương, kiến thức mang tính chất nền tảng. Đây là cơ sở để bạn tìm ra và phát hiện mình thật sự đam mê điều gì và thế mạnh của mình sẽ giúp ích trong lĩnh vực nào. Khi đã suy nghĩ cẩn thận (trong tận 2 năm) và xác định đúng chuyên ngành thì chắc chắn rằng bạn sẽ ít cảm thấy chán nản và bị chùn chân hơn nếu gặp khó khăn trong quá trình học tập. Nhờ đó mà bạn có thể hoàn thành đúng được lộ trình đào tạo mà nhà trường thiết kế. Một major sẽ yêu cầu trung bình khoảng 8 môn học trong khi đó minor chỉ yêu cầu học 4 môn. Thật tự hào và hãnh diện khi thấy cái tên chuyên ngành đi cùng mình suốt bao năm tháng trên tấm bằng Đại học khi tốt nghiệp đúng không nào.
Thông thường sinh viên sẽ có xu hướng phân vân trong hàng ngàn sự lựa chọn. Không ít bạn sinh viên cũng quyết định chọn “Double Major”.
Vậy double major là gì? đây là chương trình học song song 2 ngành một lúc. Khi bạn tốt nghiệp thì bạn sẽ nhận được 2 bằng cử nhân và có được 2 khối lượng kiến thức bổ trợ nhau trong quá trình làm việc và hộc tập. Ví dụ bạn có thể chọn 2 ngành tương quan nhau như Computer Science (Khoa học máy tính) và Mathematics (Toán học) khi quyết định theo con đường double major. Cũng có nhiều trường hợp sinh viên sẽ không chọn 2 ngành có leien quan đế nhau như Computer Science và Business Management (Quản trị kinh doanh) nhằm mục đích tạo lợi thế khi viết CV và khi đi xin việc. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa rằng chương trình học của bạn cũng nặng hơn và học phí thì cũng tăng lên nên hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định học song song 2 chuyên ngành.
Thay vì chọn học double major, nhiều sinh viên sẽ chọn học minor. Nếu bạn không biết nên lựa chọcn chuyên ngành nào bậc Đại học khi đi du học tại Mỹ hay quá băn khoăn giữa 2 ngành học khách nhau hay chỉ đơn giản là bạn thích học 1 chuyên ngành hơn thay vì học cả 2 thì ngành học phụ minor sẽ chính là câu trả lời và sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn.
Hiểu được major là gì thì ta cũng phải hiểu minor nghĩa là chuyên ngành phụ trong chương trình học. Ngành học minor không liên quan ggif đến chuyên ngành chính major vì đây chỉ là ngành học thứ yếu, không bắt buộc. Bạn cũng sẽ không phải đến học quá nhiều lớp và chương trình học cũng sẽ nhẹ hơn so với chuyên ngành chính. Chuyên ngành phụ major sẽ chỉ được ghi trên bảng điểm. Chúng không được ghi trên tấm bằng tốt nghiệp của bạn, vì vậy đa số các bạn lựa chọn ngành học phụ đều vì sở thích cá nhân và chọn học những môn bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành chính. Đồng thời minor cũng là một lựa chọn khá tiết kiệm chi học phí của bạn vì nó chỉ rơi vào khoảng 3000 USD - 8000 USD. Tuy nhiên trước khi quyết định đăng ký học thêm 1 minor nữa thì hãy đảm bảo rằng kết quả học tập chuyên ngành chính của bạn phải thật tốt.
Cơ hội tiếp cận với nền giáo dục quốc tế không phải người nào cũng có thể, nếu bạn đang chuẩn bị có ý định theo học tại nước ngoài thì Timviec365 nghĩ bạn hãy nên tận dụng tốt cơ hội đó. Những kiến thức từ môn học phụ không chỉ là đam mê mà nó còn có thể giúp bạn thoành thành tốt những môn học trong chuyên ngành chính major. Chuyên ngành phụ minor sẽ giúp bạn có thêm động lực học tập và thoả mãn niềm đam mê của bản thân. Và biết đâu những môn học phụ sẽ giúp quãng thời gian thanh xuân của bạn có những trải nghiệm thật tuyệt vời ở Đại học? Kiến thức ấy cũng sẽ giúp bạn đánh bật các ứng viên khác trong cuộc chạy đua với ứng tuyển xin việc thì sao nhỉ?
Một chuyên gia tuyển dụng tại Mỹ cho rằng cách kế hợp chuyên ngành phụ tốt nhất là chọn các lĩnh vực kinh tế hoặc quản lý nếu như chuyên ngành chính của bạn nặng về kiến thức kỹ thuật và ngược lại . Chẳng hạn như một người có bằng cử nhân ngành Công nghệ thông mà học chuyên ngành phụ minor về tài chính hoặc kinh tế thì sẽ được rất nhiều nhà tuyển dụng “săn đón”.
Mặt khác, những bạn đang theo học các ngành major là khoa học công nghệ thì tiến sĩ Wagoner của ĐH Stanford cũng khuyên rằng nên học các minor về truyền thông và sáng tạo. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời bởi các chuyên ngành phụ này sẽ giúp sinh viên bù đắp các kỹ năng giao tiếp và có những suy nghĩ đột phá mới mẻ - đây là điều mà các sinh viên ngành khoa học công nghệ kỹ thuật còn thiếu.
Vậy lựa chọn tốt nhất khi kết hợp ngành học minor và major là gì? Bạn có thể lựa chọn những chuyên ngành bổ trợ hoặc có tính chất gần tương đồng như một số sự kết hợp tiêu biểu dưới đây:
- Major quản trị nguồn nhân lực + Minor ngành tâm lý học
- Major kỹ sư + minor ngành quản trị dự án
- Major về Luật + Minor là các ngành xã hội học và nhân quyền
- Major marketing + Minor kỹ năng viết,…
Một ngành học sẽ có rất nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau song bạn sẽ không thể nào nắm hết được tất cả mọi thứ chỉ trong 4 năm Đại học. Nếu bạn muốn học chuyên sâu hơn về một lĩnh vực cụ thể trong ngành học chính major thì bạn có thể lựa chọn học Concentration (trong tiếng anh có nghĩa là “sự tập trung”).
Ví dụ như, nếu bạn đang học chương trình về Environmental Science (Khoa học môi trường) mà bạn muốn nghiên cứu kỹ về biến đổi khí hậu thì nên chọn concentration là Climate Change hoặc renewable energy (năng lượng tái tạo) để đào sâu hơn lĩnh vực phát triển môi trường bền vững. Một ví dụ khác như bạn học business administration (quản trị kinh doanh) thì bạn cũng có thể chọn chuyên môn về economics (kinh tế) hoặc leadership (lãnh đạo) làm concentration.
Trước khi chọn học sâu lĩnh vực nào đó thì hãy xác định môi trường học chuyên ngành major là gì, sẽ bao gồm những kiến thức về mảng nào. Vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ chương trình học của nhà trường để biết được trong đó có những kiến thức chuyên sâu nào bạn muốn theo đuổi để có được một lĩnh vực concentration phù hợp nhất với mình. Từ đó bạn có thể học theo một lộ trình đào tạo hợp lý cho các mục đích nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Bài viết trên là tổng hợp các kiến thức giải đáp thắc mắc major là gì và các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn ngành học của các bạn sinh viên. Timviec365.vn mong rằng qua bài viết bạn có thể hiểu rõ hơn về các thuật ngữ major, minor, concentration trong lĩnh vực giáo dục học tập để có những hướng đi đúng đắn cho bản thân trong tương lai.
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/major-nghia-la-gi-a55199.html