Ung thư là gì? Mọi thứ về bệnh có tỷ lệ mắc cao trên thế giới

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, chiếm gần 10 triệu ca tử vong vào năm 2020.

ung thư

Ung thư là gì?

Từ “ung thư” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ “karkinos” có nghĩa là “con cua” và sau đó được dịch sang tiếng Latinh là “cancer”. Từ “cancer” trong tiếng Latinh có nghĩa là “khối u”.

Trong lịch sử, khái niệm về bệnh ung thư đã tồn tại từ rất lâu. Các tài liệu cổ đại của Ai Cập và Hy Lạp đã có những mô tả đầu tiên về dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư. Tuy nhiên, chỉ đến thế kỷ 19, khi các tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và y học bùng nổ, người ta mới bắt đầu hiểu rõ hơn về bệnh ung thư.

Bệnh ung thư là gì? Bệnh ung thư (còn được gọi là bệnh ác tính) là tình trạng mất kiểm soát trong quá trình phân chia và phát triển của các tế bào trong cơ thể. Các tế bào ung thư không tuân theo quy luật tự nhiên của cơ thể, không chết đi như các tế bào bình thường và không thể thực hiện chức năng bình thường cho cơ thể. Quá trình hình thành ung thư bắt đầu khi một hoặc nhiều tế bào bị biến đổi về mặt di truyền (đột biến) trong nhân tế bào. (1)

Đột biến có thể xảy ra do di truyền, tác động môi trường, lỗi trong quá trình sao chép vật chất di truyền, hoặc các yếu tố khác. Khi các tế bào ung thư bị biến đổi, chúng có thể tiếp tục phân chia một cách không kiểm soát, tạo thành một khối u ác tính. Các tế bào ung thư có thể phát triển, xâm lấn vào mô và các cơ quan xung quanh, gây cản trở, rối loạn về hoạt động và chức năng bình thường của cơ quan, bộ phận này.

Bên cạnh đó, các tế bào ung thư có thể đi theo hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết, lan đến các phần khác của cơ thể (gọi là di căn), gây ra các triệu chứng tại các cơ quan này và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cho người bệnh.

Bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể và có thể có nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là các loại ung thư dưới đây.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2020, số trường hợp chẩn đoán mắc ung thư cụ thể: (2)

Trong đó, các loại ung thư sau có số ca tử vong cao nhất:

Ngoài ra, ung thư cổ tử cung cũng là loại ung thư phổ biến. Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung cao.

Các dạng ung thư và tiền ung thư

Tổn thương tiền ung thư

Tổn thương tiền ung thư là một thuật ngữ y học chỉ những thay đổi bất thường của tế bào ở một cơ quan nào đó, có khả năng biến chuyển thành ung thư nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những tế bào bất thường này, còn được gọi là tế bào tiền ung thư, có một số biến đổi bất thường về cấu trúc hoặc chức năng, nhưng chưa phát triển thành các tế bào ung thư. Tổn thương tiền ung thư bao gồm loạn sản, chuyển sản, nghịch sản.

Tổn thương tiền ung thư có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như dạ dày, tử cung, vú, da, ruột… Mỗi loại tổn thương có những đặc điểm và nguyên nhân khác nhau. Ví dụ, tổn thương tiền ung thư dạ dày có thể do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) gây ra các biến đổi của lớp niêm mạc dạ dày qua nhiều giai đoạn như teo niêm mạc - chuyển sản - nghịch sản.

Để phát hiện tổn thương tiền ung thư, người bệnh cần được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cụ thể tùy từng cơ quan bị ảnh hưởng.

Ví dụ, để phát hiện tổn thương tiền ung thư dạ dày, người bệnh cần được làm nội soi dạ dày và sinh thiết để xem xét mô bệnh học của niêm mạc dạ dày. Để phát hiện tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, người bệnh cần được làm xét nghiệm Pap’ smear để tìm kiếm các tế bào bất thường ở cổ tử cung.

Không phải tất cả các tổn thương tiền ung thư đều tiến triển thành ung thư. Quá trình tiến triển này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại tổn thương, tình trạng sức khỏe, lối sống và can thiệp điều trị. Khi phát hiện các tổn thương tiền ung thư, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi, thay đổi lối sống, sử dụng thuốc hoặc can thiệp y khoa cần thiết để loại bỏ tổn thương, ngăn chặn chúng tiến triển thành ung thư.

Để theo dõi các tổn thương tiền ung thư người bệnh cần tái khám đều đặn nhằm phát hiện sớm các bất thường và có can thiệp y tế phù hợp. Tổn thương tiền ung thư không phải là ung thư, nhưng có nguy cơ cao trở thành ung thư. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, một số loại ung thư có khả năng chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu để lâu không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, tổn thương tiền ung thư tiến triển thành ung thư, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng bất thường của cơ thể và đi khám sàng lọc định kỳ để phát hiện kịp thời các tổn thương tiền ung thư.

Ung thư biểu mô tại chỗ

Đôi khi loại này còn được gọi là ung thư giai đoạn 0. Đối với ung thư biểu mô tại chỗ, các tế bào bất thường chưa xâm lấn sang các mô xung quanh và chưa di căn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan xa. Tuy nhiên, ung thư biểu mô tại chỗ có thể tiến triển thành xâm lấn nên chúng cần được điều trị.

Các dạng ung thư

Để hiểu được các dạng ung thư, cần hiểu được phân loại mô học của cơ thể. Những nhóm tế bào có cấu trúc, chức năng và nguồn gốc phôi thai tương tự nhau được gọi là chung mô. Các mô của cơ thể có thể được chia thành bốn nhóm chính là: (3)

Ung thư biểu mô

Là loại ung thư phổ biến nhất, được hình thành từ các tế bào biểu mô. Một số loại ung thư biểu mô phổ biến:

ung thư tiêu hóa
Ung thư biểu mô thường xuất hiện ở đường tiêu hóa

Sarcoma

Loại ung thư hình thành từ mô cơ và mô liên kết như xương, mỡ, mạch bạch huyết, mạch máu, mô sợi (như dây chằng và gân)… Sarcoma bao gồm các loại:

Các loại ung thư khác

Dấu hiệu ung thư

Mỗi loại bệnh ung thư có các biểu hiện khác nhau và các biểu hiện cũng thay đổi tùy theo giai đoạn bệnh. Ung thư giai đoạn sớm rất hiếm khi biểu hiện triệu chứng, nếu có cũng không thật sự rõ ràng, người bệnh thường chỉ phát hiện tình cờ hoặc chủ động tầm soát.

Ở giai đoạn trễ hơn, ung thư có thể biểu hiện rõ ràng với các triệu chứng chung thường gặp nhất ở nhiều loại ung thư là: (4)

Trường hợp ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân còn xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

triệu chứng ung thư
Bệnh nhân ung thư thường trải qua cảm giác đau đớn, khó chịu trong người, sụt cân, mệt mỏi, suy nhược…

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư

Cho đến nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây ung thư, mà chỉ có thể xác định được các yếu tố nguy cơ. Ung thư hình thành từ một quá trình lâu dài gồm nhiều giai đoạn, từ các tế bào bình thường chịu các tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể, biến đổi thành tế bào bất thường có khả năng sinh sản vô tận. Sự tương tác giữa nhiều yếu tố gây ra các tổn thương trong nhân tế bào. Nguy cơ có thể đến từ yếu tố di truyền, hay các tác nhân bên ngoài từ môi trường sống. (5)

Nguy cơ liên quan đến di truyền và tuổi tác là các yếu tố không thể thay đổi, nguy cơ từ môi trường bên ngoài là các yếu tố có thể thay đổi.

Yếu tố di truyền

Những thay đổi di truyền có nguy cơ gây ung thư vì:

Ung thư phát triển như thế nào:

Những thay đổi di truyền có thể gây ung thư thường có xu hướng ảnh hưởng đến 3 loại gen chính: Gen sinh ung thư, gen sửa chữa và gen ức chế khối u.

Gen proto-oncogenes có liên quan đến sự phát triển và phân chia tế bào bình thường. Khi các gen này bị thay đổi hoặc hoạt động mạnh hơn bình thường có thể trở thành gen gây ung thư.

Các gen ức chế khối u tham gia kiểm soát sự phát triển và phân chia của tế bào. Khi các gen này không kiểm soát được sự phân chia và phát triển tế bào, nó có thể tạo thành ung thư.

Các gen sửa chữa ADN có nhiệm vụ sửa chữa các ADN bị lỗi. Khi gen này bị đột biến, các tế bào của nó có xu hướng phát triển một đột biến ở gen khác. Những thay đổi trong nhiễm sắc thể của chúng có thể tạo thành ung thư.

Xem thêm: Ung thư có lây không? Bệnh có thể lây qua đường nào?

Các yếu tố môi trường

Ngoài ra, dường như nguy cơ ung thư tăng lên khi tuổi càng cao. Nguyên nhân có thể do sự tích tụ các chất gây hại bên trong cơ thể tăng lên theo thời gian, cộng với cơ chế sửa chữa tế bào giảm dần khi hệ miễn dịch suy yếu theo tuổi tác.

Tìm hiểu thêm:

Các giai đoạn ung thư

Theo hệ thống phân loại TNM, hầu hết các loại ung thư được phân thành 4 giai đoạn, từ I đến IV, hệ thống này bao gồm 3 yếu tố chính:

T (Tumor)

Đánh giá khối tế bào ung thư hình thành đầu tiên, hay còn gọi là u nguyên phát.

Đánh giá T dựa trên 3 yếu tố sau:

Yếu tố T đi kèm một chữ số từ 1-4. Chữ số này biểu thị mức độ phát triển của khối u. Số lớn hơn tương ứng với mức độ phát triển nhiều hơn.

N (Node)

Hạch bạch huyết (hay gọi tắt là hạch) là các cấu trúc nhỏ dạng bầu dục giúp cơ thể chống đỡ lại bệnh tật. Đánh giá yếu tố N dựa trên mức độ lan đến các hạch bạch huyết lân cận từ khối u nguyên phát. Yếu tố N đi kèm một chữ số từ 1-3. Chữ số này biểu thị mức độ lan rộng đến các hạch. Số lớn hơn tương ứng với mức độ lan rộng hơn.

M (Metastasis)

Yếu tố M cho biết ung thư đã lan đến các cơ quan khác của cơ thể (còn gọi là di căn).

Giai đoạn càng sớm thì mức độ ung thư càng ít nghiêm trọng, cơ hội sống sau 5 năm càng cao và ngược lại.

Biến chứng bệnh ung thư

Ung thư tiến triển gây nhiều triệu chứng tại chỗ và nhiều biến chứng tại vị trí u di căn, không chỉ vậy, ung thư còn có các tác động lên toàn thân. Các biến chứng có thể khác nhau tùy vào loại ung thư và tùy vào vị trí của khối u, giai đoạn của bệnh và phương pháp điều trị. Biến chứng nghiêm trọng nhất là tử vong.

Một số biến chứng phổ biến nhất là:

Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân ung thư có quan hệ được không? Bác sĩ giải đáp.

Chẩn đoán bệnh ung thư

Việc chẩn đoán ung thư thường dựa trên thăm khám thực thể, khai thác bệnh sử cá nhân và tiền sử gia đình. Sau đó, các xét nghiệm chẩn đoán có thể được chỉ định. (6)

Các xét nghiệm bao gồm:

Xem thêm:

chẩn đoán ung thư
Chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá các tổn thương trong não hoặc tủy sống nếu nghi ngờ ung thư đã di căn

Phương pháp điều trị ung thư

Các phương pháp điều trị ung thư phổ thông nhất hiện nay bao gồm: (7)

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật được sử dụng để loại bỏ khối u và các mô bị ảnh hưởng. Phương pháp này có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư da, ung thư phổi, ung thư gan…

2. Hóa trị

Là phương thức điều trị ung thư bằng thuốc hóa chất. Hóa trị thường được tiến hành theo đợt, theo sau bằng một khoảng nghỉ, như vậy cơ thể có thời gian phục hồi chuẩn bị cho lần hóa trị kế tiếp. Hóa chất được truyền chậm qua tĩnh mạch hoặc qua đường uống, từ đó đi khắp cơ thể người bệnh. Hóa trị có thể được dùng kết hợp với các liệu pháp khác như xạ trị, liệu pháp miễn dịch

3. Xạ trị

Là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao (tia xạ) để điều trị ung thư. Tia xạ làm tổn thương tế bào ung thư, khiến chúng ngừng sinh sản và chết đi. Xạ trị có thể được sử dụng theo nhiều cách khau, có thể xạ trị cho khối u tại chỗ, hoặc các vị trí u di căn đến như não, xương, tủy sống…

4. Liệu pháp nhắm trúng đích

Các thuốc nhắm trúng đích có thể nhắm vào một số đột biến gen nhất định của ung thư, giúp làm chậm sự phát triển của khối u.

Xem thêm: Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư cho bệnh nhân.

5. Liệu pháp miễn dịch

Chất ức chế chốt kiểm soát có thể giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.

6. Chăm sóc giảm nhẹ

Tập trung vào việc giúp đỡ người bệnh giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và tác dụng phụ từ các điều trị gây ra bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu. Ngoài ra, chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư còn giúp khuây khỏa nỗi đau tinh thần, giảm căng thẳng và buồn phiền, giải tỏa những vấn đề về tâm lý xã hội và tâm linh cho người bệnh, hỗ trợ cho người chăm sóc và thân nhân của người bệnh.

7. Liệu pháp nội tiết tố

Ngăn chặn nguồn nội tiết tố cần cho các các tế bào ung thư để phát triển, liệu pháp nội tiết thường được ứng dụng nhiều trong ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư nội mạc tử cung…

8. Ghép tế bào gốc (ghép tủy xương)

Phương pháp này thường được sử dụng trong điều trị ung thư máu, giúp thay thế các tế bào tủy xương bị mất do hóa trị.

bác sĩ điều trị ung thư
Phẫu thuật được sử dụng trong điều trị một số loại ung thư

Có thể phòng ngừa bệnh ung thư không?

Ung thư có thể phòng ngừa được bằng cách hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ sinh ung thư, thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động tầm soát ung thư. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần có một lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng của của cơ thể.

nội soi tầm soát ung thư
Nội soi tầm soát ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Để đặt lịch khám, tư vấn tầm soát và điều trị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ:

Ung thư là bệnh lý gây tử vong hàng đầu và ngày một gia tăng, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ tính riêng trẻ em đã có khoảng 400.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mỗi năm. Ung thư phát hiện muộn khó điều trị và dẫn đến tử vong nhanh hơn. Do đó, thực hành các biện pháp phòng ngừa ung thư, thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư giúp bảo vệ khỏi nguy cơ tử vong do căn bệnh nguy hiểm này.

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/cancer-la-gi-a56728.html