Tháp nghiêng Pisa và sự thật về góc nghiêng 3,97 độ

Tháp nghiêng Pisa là thuộc top những công trình nổi tiếng trên thế giới bởi chính độ nghiêng của nó được tạo ra. Vậy sự thật đằng sau kiến trúc này là gì? Liệu nó là sai lầm hay ngay từ đầu người Ý đã chủ định xây dựng một công trình đặc biệt như vậy. Cùng Pan American Travel tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tháp nghiêng Pisa ở đâu?

Tháp nghiêng Pisa là công trình được xây dựng từ thời Trung Cổ ở Pisa nước Ý. Tháp Pisa nằm trong khu vực mở rộng của khuôn viên phức hợp bao gồm nhà thờ và toà thị chính thành phố.

Tháp nghiêng Pisa tại Italia
Tháp nghiêng Pisa tại Italia

Thiết kế này được bắt đầu xây dựng năm 1173. Vào thời điểm chiến tranh nổ ra, việc xây dựng đã bị gián đoạn và dừng lại trong vòng một thế kỷ trước khi bắt tay vào xây dựng nó hoàn chỉnh.

Mỗi năm tháp nghiêng Pisa đón chào hàng triệu lượt khách ghé thăm. Mọi người trên thế giới dường như đều muốn đổ về Ý để một lần chiêm ngưỡng kiệt tác do con người tạo nên. Cùng với đấu trường La Mã, đền Parthenon,… và hàng loạt các công trình nổi tiếng khác, Pisa đã góp phần đưa Italia trở thành đất nước của kiến trúc và di sản thu hút du lịch hàng đầu thế giới.

Về cấu trúc, tháp nghiêng Pisa gồm 207 cột và nâng đỡ 8 tầng đã bao gồm cả tháp chuông. Chiều cao được ước tính khoảng 185 feet và được lát bằng đá cẩm trắng.

Tại sao tháp Pisa lại nghiêng?

Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là tòa tháp này vốn dĩ được thiết kế đã nghiêng hay đó phụ thuộc vào những lý do khác?

Tại sao tháp Pisa lại nghiêng?
Tại sao tháp Pisa lại nghiêng?

Ban đầu, tháp Pisa được xây dựng trên nền đá khô với phần chân tháp âm xuống dưới đất 3m. Tuy nhiên, công việc xây dựng đã bị đình trệ do chiến tranh. Mãi cho đến năm 1180, người ta mới bắt đầu xây dựng lại thì lúc này nền đất bị lún và toà tháp bắt đầu bị nghiêng. Để hạn chế độ nghiêng, những nhà thiết kế đã nỗ lực cho việc chỉnh phần móng bị sụt lún. Sau đó, năm 1360 - 1370 tháp nghiêng đã được hoành thành với độ nghiêng là 3,79. Theo thời gian, độ nghiêng này cũng có sự thay đổi. Người ta vẫn cố gắng để duy trì độ nghiêng ổn định nhất có thể.

Độ nghiêng theo thời gian của tháp Pisa
Độ nghiêng theo thời gian của tháp Pisa

5 sự thật thú vị về tháp nghiêng Pisa

7 chiếc chuông trên đỉnh tháp chưa một lần được ngân lên

Có 7 chiếc chuông lớn được đặt tại tháp nghiêng Pisa tượng trưng có 7 nốt nhạc khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thì những chiếc chuông ấy chưa bao giờ được ngân lên. Các nhà kiến trúc và khoa học đã lý giải rằng sức nặng của tiếng chuông và dư chấn khi di chuyển sẽ ảnh hưởng đến độ nghiêng của tháp. Do đó, nó không bao giờ được rung lên.

Danh tính kiến trúc sư chưa được xác định

Trên thực tế, công trình tuyệt vời này vẫn chưa xác định được người đầu tiên đặt ý tưởng và nền móng là ai. Có một số tài liệu đã nói rằng Bonanno Pisano là kiến trúc sư đầu tiên. Mặc dù vậy, thì một số khác lại cho rằng Gherardo di Gherardo mới là tác giả đầu tiên của tháp nghiêng này.

Tháp nghiêng Pisa được xây dựng mà không biết kiến trúc sư
Tháp nghiêng Pisa được xây dựng mà không biết kiến trúc sư

Du khách được phép vào thăm tháp nghiêng Pisa

Mặc dù độ nghiêng hiện tại, nhưng người ta vẫn cho phép nhóm nhỏ vào tham quan trong toà tháp này. Và mỗi nhóm tham quan sẽ có khoảng 30 phút tối đa để tham quan. Nếu đến đây và cơ cơ hội được tham quan bên trong, hãy tận dụng thời gian để tham quan một cách nhiều nhất có thể. Bên cạnh đó, hãy quan tâm đến các an toàn.

Du khách có thể thăm bên trong tháp nghiêng
Du khách có thể thăm bên trong tháp nghiêng

Tháp có tiếp tục nghiêng hay không?

Sau nhiều lần tu sửa thì toà tháp hiện nay đã tạm ổn định. Người ta đã tuyên bố rằng toà tháp sẽ ổn định thêm 200 năm nữa. Và bạn hoàn toàn yên tâm về độ vững chắc của tháp nghiêng Pisa.

Tháp nghiêng Pisa không phải là ngọn nghiêng duy nhất trên thế giới

Mặc dù không phải là công trình nghiêng duy nhất trên thế giới nhưng tháp nghiêng Pisa lại là công trình nổi tiếng nhất thế giới. Ngay bên cạnh tháp nghiêng Pisa thì có hai ngọn thác ở Borgo Stretto, tháp chuông hình bát giác của nhà thờ St Nicola,…

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/thap-nghieng-pisa-nghieng-bao-nhieu-do-a56953.html